Kết quả khảo sát bớc đầu các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phơng thuộc đồng bằng Bắc bộ Việt nam TS. Lê Văn Năm Công ty CP thuốc thú y TWI I- Đặt vấn đề Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp- PRRS ở lợn đã vào nớc ta năm 1997 cùng với hơn 100 lợn giống nhập ngoại từ Mỹ. Sau gần 10 năm im lặng bệnh bất ngờ bùng phát thành đại dịch: bắt đầu ở Hải dơng tháng 3/2007, đến nay tháng 10/2007 đã lan ra khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và cha có dấu hiệu dừng lại. Có thể nói PRRS đã trở thành đại dịch khủng khiếp nhất ở lợn trong vòng 50 năm qua ở nớc ta và đã gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế cho ngời chăn nuôi, làm ảnh hởng sâu sắc đến đời sống xã hội của bộ phận không nhỏ ngời dân nớc ta trong thời gian này. Vì thế việc nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, đặc điểm bệnh tích bệnh PRRS là cần thiết. II- Mục đích, nội dung, phơng pháp và nguyên liệu: 1.Mục đích nghiên cứu: - Theo dõi quá trình phát bệnh - Các biểu hiện lâm sàng - Đặc điểm bệnh tích bệnh PRRS ở nớc ta 2.Nội dung nghiên cứu: 2.1. Theo dõi quá trình phát bệnh PRRS trên các giống lợn, các loại lợn với các hình thức chăn nuôi và quy mô đàn khác nhau tại một số địa phơng khác nhau. 2.2. Quan sát các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích bệnh PRRS ở các lứa tuổi lợn khác nhau trong cùng một cơ sở chăn nuôi và so sánh các chỉ tiêu theo dõi này với cơ sở chăn nuôi khác. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu: - Tất cả các giống lợn, loại lợn hiện có trong xã có dịch - Triển khai nghiên cứu tại 4 xã là: xã Ninh Xá, huyện D Xá, tỉnh Bắc Ninh; xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dơng; xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình và xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. 4. Phơng pháp và nguyên liệu nghiên cứu: 4.1. Ph ơng pháp nghiên cứu: Với mục đích và nội dung nghiên cứu nh đã trình bày ở trên thì các nghiên cứu của chúng tôi đợc triển khai chủ yếu trên thực địa- các xã có dịch PRRS. Do đó các phơng pháp dùng trong nghiên cứu đều là các phơng pháp thờng quy cổ điển gồm: - Phơng pháp của dịch tễ học - Lâm sàng học - Giải phẫu bệnh lý học - Chụp ảnh, quay phim, ghi chép - Xử lý số liệu bằng phơng pháp thống kê sinh vật học 4.2. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu: - Tất cả các lợn nái đẻ, lợn nái chửa, hậu bị, lợn đực giống, lợn con theo mẹ, lợn cai sữa và lợn nuôi vỗ béo trong các hộ gia đình, gia trại và trang trại của 4 xã nêu trên đợc chúng tôi đa vào nghiên cứu. - Sổ sách, dụng cụ, phục vụ cho ghi chép, quay phim chụp ảnh trong cả quá trình theo dõi lâm sàng và bệnh tích đều đợc chúng tôi sử dụng. III- Kết quả và thảo luận: 1. Tình hình chung: Việc lựa chọn 4 xã bị dịch PRRS là ngẫu nhiên, do cán bộ kỹ thuật của địa phơng báo về và có nhu cầu chúng tôi can thiệp giúp đỡ. Sự ngẫu nhiên thờng tình này không chỉ dừng ở nhu cầu đợc giúp đỡ mà khi chúng tôi triển khai nghiên cứu thì cả 4 địa phơng dịch xảy ra trong cùng thời gian từ ngày 07/4- 15/7/2007. Các xã có quy mô chăn nuôi gần nh nhau, tổng đàn lợn của Ninh xá là 3.257 con, của xã Duy Tân là 3.092 con, xã Thuỵ Hà là 3.722 con và xã Cao Viên là 5.330 con. Cả 4 xã này đều có hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là hộ gia đình và gia trại lớn nhất có 88 nái sinh sản và 208 lợn nuôi thịt; trong 4 xã cha có trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn. - Bệnh PRRS đợc ngời chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật xã Ninh Xá phát hiện và báo ngày 7/4/2007, với các diễn biến bất thờng: thai chết lu, con đẻ ra chết yểu. Bệnh bắt đầu từ nái nuôi con bị viêm phổi, lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và nái chửa hậu bị đẻ chậm. Sau đó bệnh lây ngay sang lợn cai sữa và lợn vỗ béo - Tại hiện trờng chúng tôi thấy: Bệnh lây lan nhanh ra xung quanh và chỉ trong vòng hơn 2 tuần đến 26/4/2007 thì bệnh đã có mặt trong cả 4 thôn của xã Ninh Xá. Kết quả theo dõi: Bảng 1: Tình hình bệnh PRRS tại 4 địa phơng trong đợt dịch từ tháng 4 đến tháng 7/2007 - Số lợn ốm trên tổng đàn là 80,38% ở Ninh Xá, 88,77% ở Duy Tân, 76,89% ở Thuỵ Hà và 83,97% ở Cao Viên. Nh vậy 4 địa phơng dịch PRRS có tỷ lệ lợn ốm khá cao và tơng đơng nhau (76,89- 88,77%). Kết quả này phù hợp với báo cáo của Cục thú y Trung Quốc về bệnh Tai xanh năm 2006. - Kết quả khảo sát đã cho phép chúng tôi tóm tắt tình hình bệnh PRRS theo các loại lợn ở bảng 2 nh sau: Bảng 2: Tình hình bệnh PRRS theo các loại lợn tại 4 địa phơng STT Các loại lợn theo dõi Tổng số lợn theo dõi (con) Tổng số lợn ốm Do PRRS Tổng số chết và bán chạy Con % Con % 1 Nái sinh sản nuôi con 1468 1099 74,86 826 56,26 2 Nái hậu bị và nái chửa 1184 877 74,07 708 59,80 3 Lợn con theo mẹ 5404 4815 89,10 4417 81,73 4 Lợn choai và vỗ béo 7242 5799 80,07 5109 7054 5 Lợn đực giống 103 49 47,57 11 10,67 Kết quả thu đợc ở bảng 2 chỉ rõ: - Lợn con theo mẹ có tỷ lệ ốm và chết cao nhất ( 89,1% ốm, 81,73% chết và bán chạy trong đó chết là chủ yếu). - Lợn sau cai sữa, lợn vỗ béo có tỷ lệ ốm và chết cao thứ 2 sau lợn con theo mẹ với tỷ lệ tơng ứng ốm là 80,07%, chết và bán chạy là 70,54%. - Nái nuôi con và nái chửa có tỷ lệ ốm, chết và bán chạy tơng đơng nhau ốm 74,07- 74,86% và bán chạy là 56,26- 59,80% - Lợn đực giống có tỷ lệ ốm thấp nhất: 47,57%; chết và bán chạy chỉ có 10,67% Trong các theo dõi của chúng tôi thì việc bán chạy lợn ốm là việc làm phổ biến của các chủ chăn nuôi thuộc cả 4 địa phơng mà không có cơ quan chính quyền nào, không có tổ chức nào có biện pháp cần thiết hoặc hớng dẫn họ phải làm gì để hạn chế lây lan bệnh. Cán bộ thú y cơ sở thì chỉ miệt mài tiêm chích hành nghề kiếm tiền. Chủ chăn nuôi có lợn ốm sợ lỗ nên bán chạy một cách tự do. Chính vì thế chúng tôi không có số liệu chính xác về tỷ lệ chết do bệnh PRRS ở lợn nái, lợn hậu bị, lợn choai và lợn vỗ béo là bao nhiêu. Tuy nhiên việc theo dõi ghi chép đã đợc chúng tôi ngày đêm bám sát, thực hiện và tổng hợp lại nh sau: Các giống lợn nuôi tại các địa phơng đang bị PRRS: - Lợn nái và hậu bị chủ yếu là lợn Móng cái hoặc nái F1 giữa Móng cái và Landrat hoặc Đại bạch (chúng tôi không có đủ lý lịch giống). - 100% lợn đực giống là lợn ngoại thuần (Landrat hoặc Đại bạch). - Lợn choai và lợn vỗ béo là con lai từ nái nội hoặc F1 (giữa nái nội với bố ngoại), với lợn đực giống ngoại thuần chủng Landrat hoặc Đại bạch. Có một số l- ợng lợn không nhỏ, nhất là ở xã Cao viên đợc mua từ các nơi khác về nuôi vỗ béo, do đó không rõ nguồn gốc, lai lịch bản chất giống. 2. Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng bệnh PRRS theo từng đối tợng lợn Bảng 3a: Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở nái nuôi con ( n= 100/1địa phơng) TT Các biểu hiện lâm sàng đợc theo dõi Ninh Xá % Duy Tân % Thuỵ Hà % Cao Viên % Tỷ lệ trung bình % 1 Sốt (40-41,5 o C) 100 93 98 97 97,00 2 Phát ban đỏ 82 87 71 77 79,25 3 Rỉ mắt 96 89 87 100 93,00 4 Mí mắt sng 48 57 41 62 52,00 5 Tai xanh 11 13 10 21 13,75 6 Giảm ăn, bỏ ăn 100 100 100 100 100,00 7 Táo bón 52 57 55 43 51,75 8 Tiêu chảy 43 41 47 52 45,75 9 Viêm phổi- thở thể bụng 98 93 97 95 95,75 10 Chảy mũi 16 18 31 28 23,25 11 Chảy máu cam 17 16 19 11 15,75 12 Viêm khớp 23 12 31 22 22,00 13 Viêm vú, giảm mất sữa 26 21 13 21 20,25 14 Viêm tử cung, âm đạo 17 11 7 17 13,00 Các biểu hiện chính bệnh PRRS ở nái nuôi con gồm mệt mỏi, lở đờ giảm hoặc bỏ ăn 100%, sốt 40- 41,5 o C là 97%, viêm phổi 95,75%, phát ban đỏ 79,25%, rỉ mắt chiếm đại đa số 93%, sng mí mắt 52%, táo bón chiếm 51,75%, tiêu chảy 45,75%. Các triệu chứng khác nh chảy máu cam, chảy nớc mũi, viêm khớp, viêm vú làm giảm hoặc mất sữa thì bình quân cứ 5 nái sẽ có một nái bị một trong các triệu chứng trên. Riêng hiện tợng tai xanh, viêm âm đạo, tử cung ở nái nuôi con ít gặp: chiếm khoảng 13%. Các kết quả theo dõi của chúng tôi là phù hợp với những tài liệu đã công bố của thế giới. Bảng 3b: Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng bệnh PRRS ở nái chửa và nái hậu bị (chửa kỳ 2) (n= 50 con gồm 25 nái hậu bị và 25 nái chửa)/1địa phơng T T Các biểu hiện lâm sàng đ- ợc theo dõi Ninh Xá % Duy Tân % Thuỵ Hà % Cao Viên % Tỷ lệ trung bình % 1 Sốt (40-41,5 o C) 100 100 100 100 100,00 2 Phát ban đỏ 90 82 96 98 91,50 3 Rỉ mắt 98 96 96 92 95,50 4 Mí mắt sng 62 64 72 58 64,00 5 Tai xanh 18 20 24 28 22,50 6 Giảm ăn, bỏ ăn 100 100 100 100 100,00 7 Táo bón 58 62 42 56 54,50 8 Tiêu chảy 40 38 50 44 43,00 9 Viêm phổi- thở thể bụng 98 98 100 96 98,00 10 Chảy mũi 22 20 20 18 20,00 11 Chảy máu cam 8 24 16 12 15,00 12 Viêm khớp 12 18 30 24 21,00 13 Viêm vú, giảm hoặc mất sữa 26 24 22 12 21,00 14 Viêm tử cung, âm đạo 20 18 18 22 19,00 15 Sảy thai (đẻ sớm) 26 34 30 40 32,50 16 Thai chết lu 18 22 22 24 21,50 17 Sót rau 12 18 14 10 13,50 18 Đẻ muộn 28 26 22 20 24,00 19 Đẻ đúng ngày 34 38 38 40 37,50 Khi so sánh các biểu hiện lâm sàng ở nái chửa, nái hậu bị với nái nuôi con, chúng tôi thấy các biểu hiện chủ yếu của bệnh PRRS hầu nh là nh nhau, riêng ở nái chửa và nái hậu bị chửa kỳ 2 thì thấy hiện tợng sảy thai, đẻ sớm và đẻ chậm chiếm 56,50%, trong đó có tới 21,5% trờng hợp có thai chết lu, 13,5% sót rau và 19% viêm âm đạo, tử cung. Bảng 3c: Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng bệnh PRRS ở lợn đực giống đang sử dụng (n= 10con/1 địa phơng) TT Các biểu hiện lâm sàng Ninh Xá Duy Tân Thuỵ Hà Cao Viên Tỷ lệ đợc theo dõi % % % % trung bình % 1 Sốt (40-41,5 o C) 100 100 100 100 100,00 2 Phát ban đỏ 100 90 90 100 95,00 3 Rỉ mắt 100 100 100 100 100,00 4 Mí mắt sng 50 61 79 57 61,75 5 Tai xanh 40 50 50 50 47,50 6 Giảm ăn, bỏ ăn 100 100 100 100 100,00 7 Táo bón 50 60 50 50 52,50 8 Tiêu chảy 30 40 40 40 37,50 9 Viêm phổi 100 100 100 100 100,00 10 Chảy mũi 60 40 40 50 47,50 11 Chảy máu cam 20 30 20 30 25,00 12 Viêm khớp 30 30 30 40 32,50 13 Bìu dái nóng đỏ 100 90 90 100 95,00 14 Hòn cà sng đau và lệch về độ lớn 80 90 80 90 85,00 15 Ham muốn nhảy đực 10 0 0 0 2,50 16 Giảm độ đậm đặc tinh dịch 100 100 100 100 100,00 Lợn đực giống đang sử dụng, ngoài các biểu hiện chung cho bệnh PRRS chúng tôi thấy: Bìu dái nóng đỏ chiếm 95%, hòn cà sng đau và lệch về độ lớn chiếm 85% là các biểu hiện đặc trng ở lợn đực, khớp sng đau cũng cao hơn lợn nái nuôi con, nái chửa, nái hậu bị chiếm trên 30%. Đặc biệt là hầu nh tất cả lợn đực ốm đều không có ham muốn nhảy đực. Chúng tôi đã lấy tinh để so sánh với lợn đực khoẻ thì thấy tinh dịch loãng, có màu trắng lờ nh nớc vo gạo nếp. Bảng 3d: Kết quả theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh PRRS ở lợn con theo mẹ ( n= 200con/1 địa phơng) TT Các biểu hiện lâm sàng đ- ợc theo dõi Ninh Xá % Duy Tân % Thuỵ Hà % Cao Viên % Tỷ lệ trung bình % 1 Sốt (40-41,5 o C) 88 72 71 65 74,00 2 Phát ban đỏ 80 86 91 93 87,50 3 Rỉ mắt 86 72 71 82 72,75 4 Mí mắt sng 96 91 94 92 93,25 5 Tai xanh 81 68 72 74 73,75 6 Giảm ăn, bỏ ăn 90 93 87 89 98,75 7 Táo bón 11 5 17 10 10,75 8 Tiêu chảy 88 90 71 86 83,75 9 Viêm phổi- thở thể bụng 99 97 98 95 97,25 10 Chảy mũi 46 72 64 77 64,75 11 Chảy máu cam 0 0 0 0 0 12 Viêm khớp 17 19 10 21 16,75 13 Khản tiếng, lạc giọng 53 61 57 71 60,50 Lợn con theo mẹ bị bệnh PRRS phát ra đột ngột, chúng nhanh chóng chui vào góc tối để nằm và run. Ngay sau đó là sự thở dốc, thở thể bụng, chúng giảm bú và bỏ bú, phân dính đít do tiêu chảy nặng. Tiêu chảy hàng loạt ở lợn con theo mẹ chiếm tới 83,75%. Theo chúng tôi thì đây là dấu hiệu lâm sàng đặc trng của PRRS ở lợn con cha cai sữa, biểu hiện này không phổ biến ở lợn lớn hơn. Phát ban đỏ là biểu hiện phổ biến thứ 2 và xảy ra ngay từ khi bệnh bắt đầu xuất hiện, bản chất của vấn đề là xuất huyết vùng da mềm nh tai, mõm, bụng, bẹn và tứ chi rất giống nh xuất huyết của dịch tả lợn và phó thơng hàn. Và chỉ sau vài ngày các dải phát ban đỏ ở rìa tai đã trở nên màu xanh tím- từ đó bệnh mới có tên là Bệnh Tai xanh. Tỷ lệ tai xanh chiếm tới 73,75%. Chảy nớc mắt, mắt có rỉ và mí mắt sng húp là biểu hiện phổ biến thứ 3 của PRRS chiếm tới 93,25%. Kết hợp với triệu chứng lạc dọng, khản tiếng đã chiếm 60,50% nhiều ngời dễ nhầm với bệnh phù thũng lợn con. Song ở đây còn có thêm các triệu chứng khác của bệnh PRRS nh: viêm phổi chiếm tỷ lệ rất cao 97,25% và luôn kèm theo khó thở, thở thể bụng, chảy nớc mũi tới 64,75%. Ngoài các triệu chứng điển hình trên còn thấy tỷ lệ đáng kể 16,75% lợn con bị đau và sng khớp. Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở lợn choai và lợn vỗ béo (bảng 3d). Bảng 3đ: Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng bệnh PRRS ở lợn choai và lợn vỗ béo (n= 200 con/1 địa phơng) TT Các biểu hiện lâm sàng đ- ợc theo dõi Ninh Xá % Duy Tân % Thuỵ Hà % Cao Viên % Tỷ lệ trung bình % 1 Sốt (40-41,5 o C) 96 92 95 91 93,50 2 Phát ban đỏ 98 99 94 95 96,50 3 Rỉ mắt 87 92 89 97 91,25 4 Mí mắt sng 87 89 83 90 87,25 5 Tai xanh 66 58 61 69 63,50 6 Giảm ăn, bỏ ăn 88 97 91 84 90,00 7 Táo bón 44 52 49 57 50,50 8 Tiêu chảy 45 41 48 47 43,75 9 Viêm phổi- thở thể bụng 93 88 86 95 90,50 10 Chảy mũi 34 31 39 45 37,25 11 Chảy máu cam 16 14 22 25 19,20 12 Viêm khớp 13 17 10 19 15,50 13 Khản tiếng, lạc giọng 16 11 05 15 11,75 Các biểu hiện bệnh tai xanh ở lợn choai và lợn vỗ béo điển hình nhất là sốt cao rất thờng gặp 93,50%, chảy nớc mắt và tạo rỉ mắt chiếm 91,25%, cao hơn hẳn chỉ tiêu này so với lợn con theo mẹ. Mí mắt sng húp có màu đỏ thâm, làm cho mắt lõm sâu và tạo nên một quầng thâm xung quanh mắt cho ta cảm giác là lợn bệnh đợc đeo kính râm. Kết quả này của chúng tôi rất phù hợp với các tác giả Bungari mô tả (2001). Giống nh các loại lợn khác, triệu chứng viêm phổi là rất phổ biến của bệnh PRRS ở lợn choai và lợn vỗ béo. Chúng rất khó thở khi bị xua đuổi, có những con cắm mõm vào tờng để dựa và lấy sức, lấy hơi thở, có những con ngồi bệt xuống nh chó ngồi và há mồm hít khí. Có tới 37,25% khó thở kèm theo chảy nớc mũi và 19,20% bị chảy máu cam. Rối loạn tiêu hoá ở lợn choai và lợn vỗ béo thể hiện rất rõ, có tới 90% giảm hoặc bỏ ăn, 50,5% bị táo bón và chỉ có 43,35% bị tiêu chảy. Đây là triệu chứng khác xa so với lợn con theo mẹ (lợn con theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 83,75%). Các biểu hiện viêm khớp- 15,50%, lạc giọng- 11,75% ở lợn choai và lợn vỗ béo đều thấp hơn so với chỉ tiêu này ở lợn nái nuôi con (22%), nái chửa (21%) và kể cả lợn con theo mẹ (16,75%) Để xem xét và có điều kiện so sánh tần suất các triệu chứng bệnh PRRS ở n- ớc ta so với các tài liệu đã công bố, chúng tôi tập hợp chúng trong bảng 4. Bảng 4: Tần suất biểu hiện các triệu chứng theo từng loại lợn trong đợt dịch bệnh PRRS năm 2007 ở một số địa phơng miền Bắc-Việt Nam TT Các biểu hiện lâm sàng đ- ợc theo dõi Nái nuôi con (%) Nái chửa (%) Lợn đực (%) Lợn con (%) Lợn choai và vỗ béo (%) 1 Sốt (40-41,5 o C) 97,00 100,00 100,00 74,00 93,50 2 Phát ban đỏ 79,25 91,50 95,00 87,50 96,58 3 Rỉ mắt 93,00 95,00 100,00 72,50 91,25 4 Mí mắt sng 52,00 64,00 61,75 93,25 87,25 5 Tai xanh 13,75 22,00 47,50 73,75 63,50 6 Giảm ăn, bỏ ăn 100,00 100,00 100,00 98,75 90,00 7 Táo bón 51,75 54,50 51,50 10,75 50,50 8 Tiêu chảy 45,75 43,00 37,50 83,25 43,75 9 Viêm phổi- thở thể bụng 95,75 98,00 100,00 97,25 90,50 10 Chảy mũi 23,25 20,00 47,50 64,75 37,25 11 Chảy máu cam 15,75 15,00 25,00 0 19,20 12 Viêm khớp 22,00 21,00 32,50 16,75 15,50 13 Khản tiếng, lạc giọng 0 0 0 60,50 11,75 14 Viêm vú, giảm và mất sữa 20,25 21,00 15 Viêm tử cung, âm đạo 13,00 19,00 16 Sảy thai (đẻ sớm) 32,50 17 Thai chết lu 21,50 18 Đẻ muộn 54,00 19 Đẻ đúng ngày 37,50 20 Bìu dái nóng đỏ 95,00 21 Sng lệch về độ lớn hòn cà 85,00 22 Ham muốn nhảy đực 2,50 23 Chất lợng tinh dịch giảm 100,00 Nhìn vào số liệu tổng hợp ở bảng 4 chúng tôi có nhận xét: Các biểu hiện bệnh Tai xanh ở 4 địa phơng miền Bắc-Việt Nam không có gì khác so với các tài liệu công bố. Tuy nhiên chúng tôi thấy rất rõ các biểu hiện đặc thù của từng loại lợn mà các tài cha công bố nh tiêu chảy và lạc giọng ở lợn con theo mẹ, táo bón ở lợn lớn là rất thờng gặp. 3. Kết quả khảo sát các biến đổi bệnh lý đại thể bệnh PRRS ở các loại lợn: Chúng tôi không có đủ số liệu để xem xét tần suất biến đổi bệnh lý ở từng cơ quan, tổ chức cho từng loại lợn. Song theo kết quả mổ khám thì: a/ ở lợn nái chửa: đặc biệt là chửa kỳ 2 thờng thấy đẻ non hoặc đẻ chậm. Tr- ờng hợp đẻ non (sảy thai) thì thấy có nhiều thai đã chết, trên cơ thể chúng có nhiều đám thối rữa (thai chết lu). Trờng hợp đẻ muộn thì số thai chết lu ít hơn nhiều so với đẻ non. Song số lợn con sinh ra rất yếu, nhiều con chết trong lúc đẻ do thời gian đẻ kéo dài. Mổ khám thấy bệnh tích tập trung ở phổi, phổi bị phù nề, viêm hoại tử và tích nớc, cắt miếng phổi bỏ vào bát nớc thấy phổi chìm. b/ ở lợn nái nuôi con, lợn choai và lợn vỗ béo: Bệnh tích tập trung ở phổi. Các ổ viêm thờng gặp ở thuỳ đỉnh, song cũng thấy ở các thuỳ khác nhng hầu nh các ổ viêm áp xe đó không xuất hiện đối xứng. Các ổ viêm áp xe thờng có màu xám đỏ, rắn, chắc. Khi cắt đôi đám phổi có biến đổi thấy có mủ chảy ra, mô phổi cũng lồi ra và có màu đỏ xám loang lổ nh tuyến ức- nh đá granito. Trong một thuỳ phổi có nhiều đám biến đổi nh mô tả. Cắt miếng phổi biến đổi bỏ vào nớc thấy miếng phổi chìm, chứng tỏ phổi đã bị phù nề tích nớc nặng. Tim, lách và thận có màu thẫm hơn so với bình thờng, song không thấy các biến đổi đặc biệt. Những lợn bị táo bón thì ruột chứa nhiều phân cục rắn chắc, niêm mạc ruột bị viêm nhng ở những lợn bị tiêu chảy thì thành ruột mỏng trên bề mặt có phủ một lớp nhầy màu nâu. c/ ở lợn con theo mẹ: Thể xác gầy, yếu, ớt. Các biến đổi ở phổi giống nh các loại lợn khác Ruột chứa nhiều nớc, thành ruột mỏng và đôi khi thấy có một số cục sữa vón không tiêu. Ngoài ra còn thấy một số biến đổi khác, nhng cha đủ cơ sở để xác lập. IV- Kết luận: 1. Bệnh Tai xanh đã xảy ra lần thứ 2 ở nớc ta và với tỷ lệ lợn ốm: 74,86% ở nái nuôi con, 74,07% ở nái chửa, 89,10% ở lợn con theo mẹ, 80,07% ở lợn choai và lợn vỗ béo; 47,57% ở lợn đực giống - đã nói lên bệnh PRRS ở 4 địa phơng trên miền Bắc là xảy ra cấp tính và hết sức nguy hiểm. 2. Các biểu hiện bệnh PRRS trong đợt dịch 2007 tại 4 địa phơng là hoàn toàn trùng lập với các tài liệu đã công bố. Tuy nhiên biểu hiện tiêu chảy chiếm 83,25% và lạc giọng chiếm 60,50% ở lợn con theo mẹ, táo bón ở lợn lớn chiếm 50,50% là những triệu chứng lâm sàng mới phổ biến mà chúng tôi thu đợc có tỷ lệ cao hơn so với những tài liệu đã đợc công bố. 3. Đặc điểm biến đổi bệnh lý ở bệnh PRRS trên các đối tợng lợn khác nhau hoàn toàn phù hợp với các tài liệu đã công bố trên thế giới. 4. Chúng tôi cha thể xác định chính xác tỷ lệ chết của từng đối tợng lợn vì lí do kinh tế nên ngời chăn nuôi đã chủ động bán chạy lợn ốm. V- Tài liệu tham khảo: 1. Ivanov.P.et al Diagnose and control of infectiouse disease in Pig.Bul.2001 2. Petrov.V.et al. Porcine Reproductive ead Respyratory syndrom Infectious Disease Bul.2002 3. Lê Văn Năm và cộng sự: Hội chứng rối loại sinh sản và hô hấp ở lợn- Sách hớng dẫn kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản. NXB. NN.1997 4. Lê Văn Năm: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)- Phơng pháp phòng và trị. Tạp chí KHKT chăn nuôi 6-07, trang 47- 48. 5. Báo cáo của Cục thú y về tình hình Bệnh Tai xanh- tháng 9/2007. . Văn Năm và cộng sự: Hội chứng rối loại sinh sản và hô hấp ở lợn- Sách hớng dẫn kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản. NXB. NN.1997 4. Lê Văn Năm: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)-. cơ sở để xác lập. IV- Kết luận: 1. Bệnh Tai xanh đã xảy ra lần thứ 2 ở nớc ta và với tỷ lệ lợn ốm: 74,86% ở nái nuôi con, 74,07% ở nái chửa, 89,10% ở lợn con theo mẹ, 80,07% ở lợn choai và lợn. sàng và bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phơng thuộc đồng bằng Bắc bộ Việt nam TS. Lê Văn Năm Công ty CP thuốc thú y TWI I- Đặt vấn đề Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp- PRRS ở lợn