1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CAM THẢO DÂY ppt

5 351 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 179,26 KB

Nội dung

CAM THẢO DÂY Tên cây : Vị thuốc Cam Thảo Dây, còn gọi cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày) Mô tả : Cam thảo dây Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3- 7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt Phân bố : Cam thảo dây Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng. Bộ phận dùng : Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài. Thành phần hóa học : Trong hạt có protein độc : L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin. Công dụng : Cam thảo dây Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa. Cam thảo bắc Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt. A. Mô tả cây Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. B. Tác dụng dược lý 1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván. 2. Tác dụng như coctison Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa. C. Công dụng và liều dùng Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy. Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư. Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu. 1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt. 2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ. Đơn thuốc có cam thảo 1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho 2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. 3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ. 4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g. 5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con. . CAM THẢO DÂY Tên cây : Vị thuốc Cam Thảo Dây, còn gọi cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày) Mô tả : Cam thảo dây Dây leo, sống nhiều. thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt. A. Mô tả cây Cam thảo là một cây sống lâu năm thân. tia sữa. Cam thảo bắc Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae Cam thảo là rễ

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w