1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HOÀNG BÁ (Kỳ 3) doc

6 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HOÀNG BÁ (Kỳ 3) Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, cay (Trân Châu Nang). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Là thuốc của kinh túc Thái âm Tỳ, dẫn thuốc vào kinhtúc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Là thuốc của kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh túc Thái dương Bàng quang (Y Học Nhập Môn). + Vào kinh túc Thiếu âm thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Thận và Bàng Quang (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham Khảo: + Hoàng bá bẩm thụ được khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ). + Hoàng bá người xưa vẫn dùng chung với Tri mẫu hợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị Hoàn. Có khi lại dùng Tri mẫu, Hoàng bá, mỗi thứ 40g, tẩm rượu cho thấm rồi bồi khô, tán bột. Lại thêm Quế vào nữa, gọi là Tư Thận Hoàn, có thể giúp cho chân âm, đó cũng chỉ là 1 thuyết vậy thôi, thế mà thiên hạ lấy làm hấp dẫn mà tôn sùng dùng nó rất nhiều (Bản Thảo Cầu Chân). + Hoàng bá tính hàn mà trầm, dùng sống thì tả thực hỏa; Dùng chín không hại dạ dầy; Chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu; Chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu; Chế với mật trị bệnh ở trung tiêu (Bản Thảo Cương Mục). + Hoàng bá vị đắng tính lạnh, trầm mà giáng xuống là thuốc dẫn vào kinh túc thiếu âm, túc thái dương, nó làm mát xuống cho hỏa của long lôi, tư nhuận cho sự khô kiệt của thận thủy, sơ thông được chứng bí tiểu tiện, khử sưng húp ở hạ tiêu, hễ mắt đỏ tai ù, lở miệng đái đường, lỵ ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đau lưng mỏi gối, theo ngụ ý của tôi thì Hoàng bá chế mạng môn hỏa ở hạ tiêu, hỏa ở trong âm. Tri mẫu tư phế kim ở thượng tiêu, nguồn gốc của việc sinh thủy. Vì rằng cái hỏa tà nó đốt lên được thì làm cho chân âm phải tiêu khô, khi chân âm tiêu khô thì tà hỏa lại càng làm dữ. Lấy cái đắng lạnh của Tri, Bá để ức Nam phò Bắc (chế hỏa bổ thủy), nghĩa là dẹp hỏa xuống để giúp cho thận thủy, cũng ví như là trời khô hạn lâu ngày mà được cơn mưa rào (Bản Thảo Đồ Giải). + Hoàng bá tính hàn, thực hiện thời lệnh khắc nghiệt của mùa đông, vì vậy nó vào riêng kinh thiếu âm. Nếu tả tướng hỏa thực, thì bộ xích phải Hồng Đại, ấn vào thấy có lực thì sao đen tạm dùng được. Người xưa cho rằng Hoàng bá không có khả năng ôaâm, vì nhiệt hết thì âm không bị thương mà âm lớn mạnh, thực ra không có gì là bổ lợi cho chứng thực nhiệt mà không lợi cho hư nhiệt. Tại sao các thầy thuốc đời nay không để ý đến hư thực, lại cho rằng Hoàng bá là thuốc chủ yếu để trừ nhiệt, trị lao, không biết rằng tính của Hoàng bá đã âm hàn, có thể làm tổn hai chân khí, sinh ra ăn uống kém. Hỏa chân nguyên ở mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại. Nguyên khí đã hư lại dùng thuốc đắng lạnh, làm cho việc sinh cơ bị ngăn tuyệt, không có gì hại bằng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Hoàng Bá là vị thuốc cốt yếu của kinh túc Thiếu âm Thận, nhưng nếu nó được Sài hồ dẫn đường thì nó vào được kinh Đởm, nếu được Hoàng liên, Cát căn, Thăng ma dẫn thì nó vào trường vị và kinh túc Thái âm Tỳ ttrị được chứng thấp nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu. Nếu được sức giúp của Ngưu tất, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Miết giáp, Thanh hao thì nó có tác dụng ích âm, trừ nhiệt. Nếu được Cam cúc, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Tật lê, Nữ trinh giúp sức thì nó có tác dụng ích tinh tủy, minh mục Hoàng bá mà được Mộc qua, Phục linh, Thương truật, Bạch truật, Thạch hộc, Địa hoàng hỗ trợ thì có tác dụng trị những chứng thấp, mạnh chân; Được Bạch thược, Cam thảo hỗ trợ thì trị được chứng bụng đau do hỏa nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi: Hoàng bá, chỉ dùng nguyên vỏ của nó, tẩm mật nướng, hợp với Thanh đại, mỗi thứ 1 phần. Tán bột. Thêm Long não 4g, nghiền nhuyễn, dùng trị những người tâm tỳ quá nhiệt đến nỗi lưỡi lở loét, miệng lưỡi lở (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa). + Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Sách Nội Kinh ghi: “Muốn làm mạnh thận, thì phải dùng thuốc có vị đắng. Làm mạnh tức là bổ. Trong bài ‘Đại Bổ Âm Hoàn’ của Chu Đan Khê, dùng vị Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh” (Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dưới đây: 1- Cây Hoàng-bá Nga mi (Phellodendron chinensis Schneider var omerense Huang) Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây Hoàng bá nói trên là mọc tương đối nhanh, cuống lá đơn và lá kép đều không có lông lá đơn hình tròn trứng, dài, đuôi lá nhọn đầu, hình tiết rộng, lá tương đối mỏng, hai mặt đều không có lông. Hoa tự đều tương đối to. Cọng quả và cành quả nhỏ, quả mọc thưa. ở Nga Mi, Quán Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là cây Hoàng bá. 2- Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum (Schneid) hsias cam. Nov). Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thưa ở cả hai mặt gân giữa. Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên. 3- Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 10- 20m, cũng có cây tới 27m, đường kính khoảng 1m, lớp bần của vỏ dày, mặt trong của vỏ màu vàng tươi, số lá chét từ 5-13, mép có lá hơi gợn sóng hoặc hơi xẻ răng cưa, hai mặt đều có lông nhung. 4- Ở nước ta thường dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L) et thuộc họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng-bá (Xem thêm: Mộc Hồ Diệp), cần phải phân biệt (Danh Từ Dược Học Đông Y). . Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh” (Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá. Dược Học Đại Từ Điển). + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp. Khảo: + Hoàng bá bẩm thụ được khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ). + Hoàng bá người xưa vẫn dùng chung với Tri mẫu hợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN