HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 3) 3- Diễn biến của cơn hen: - Cơn hen có thể kéo dài từ 5 - 10 phút, nửa giờ hoặc vài giờ và kết thúc bằng vài tiếng ho bật ra đờm trắng trong như hạt trai nhầy dính. Người bệnh hết khó thở, ngủ lại được. Sáng hôm sau thức dậy, người bệnh cảm thấy gần như bình thường. - Xét nghiệm đờm: trong đờm có nhiều tế bào ái toan, nhiều tinh thể Charcot - Leyden, nhiều vòng xoắn Crushmann. - Xét nghiệm máu có tăng tế bào ái toan (trên 400 tế bào/mm 3 ), dấu chứng này không hằng định và ít có giá trị ở người Việt Nam. Các khí ở máu: trong cơn trung bình có giảm oxy nhẹ, không có tăng thán. Nếu cơn hen kéo dài, thông khí ở phế nang bị rối loạn và tăng thán xuất hiện. 4- Triệu chứng lâm sàng ngoài cơn hen: - Sau cơn trung bình: hô hấp trở lại yên tĩnh vài giờ sau, chỉ còn thấy rải rác vài ran rít, ran ngáy khi nghe phổi. - Sau cơn nặng: ran rít còn tồn tại vài ngày sau. Cơn hen ban đêm, ngày còn mệt nhất là khi gắng sức. - Thăm dò chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí. Một hội chứng tắc nghẽn thể hiện bằng chứng thở ra tối đa trong một giây giảm và hệ số Tiffeneau giảm (nhiều hay ít phụ thuộc chứng hen lâu năm hay mới mắc, nặng hay nhẹ). Hệ số Tiffeneau: ở người bình thường 85 - 75%, ở người hen nặng 60 - 50% hay thấp hơn nữa. Tình trạng mẫn cảm của phế quản đối với Acetylcholin: có sự tăng mẫn cảm phế quản người hen đối với Acetylcholin thấp < 1.000 mcg (bình thường 10.000 mcg). E- THỂ LÂM SÀNG: 1- Hen ngoại lai hay hen dị ứng: Thường hen bắt đầu ở trẻ em hay người trẻ, có tiền sử dị ứng rõ rệt, có dị nguyên đặc hiệu, nồng độ globuline miễn dịch IgE ở trong máu cao. Thường đáp ứng tốt với trị liệu giải mẫn cảm đặc hiệu. Tiên lượng lâu dài tương đối khả quan, tử vong trong cơn hiếm. 2- Hen nội tại hay hen nhiễm trùng: Thường bắt đầu ở tuổi trung niên 35 - 40 tuổi. Cơn hen thường xuất hiện sau đợt nhiễm trùng hô hấp, giữa những cơn, khó thở vẫn tồn tại. Không có tiền sử dị ứng. Đáp ứng kém với các biện pháp điều trị, tiên lượng dè dặt, chết có thể xảy đến vì cơn hen liên tục hay biến chứng suy tim, giãn phế nang, tâm phế mạn. 3- Hen khó thở liên tục: Đây là thể hen nặng, thường thấy ở người bị hen đã lâu năm, có nhiều đợt bội nhiễm, cũng có khi do dùng quá nhiều các thuốc cường giao cảm (Adrenaline, Isopromaline …), các amin có tác dụng cường giao cảm (Ephedrine). Cơn ho kéo dài 2 - 3 ngày liền làm bệnh nhân phải ngồi luôn, rất mệt nhọc. Từ một chứng cơ năng, hen rất mau chóng có các tổn thương thực thể như xơ phổi, giãn phế nang. 4- Trạng thái hen ác tính: Là một tình trạng rất nặng, kéo dài, không đáp ứng với các điều trị thông thường, hay xảy ra ở người hen lâu năm, có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp, đôi khi do sai lầm về điều trị, đặc biệt do lạm dụng thuốc cường giao cảm (dưới dạng tiêm chích hoặc khí dung), lạm dụng các thuốc an thần làm ức chế các trung khu hô hấp. Các cục đờm đặc làm tắc nghẽn các phế quản nhỏ gây: - Khó thở nặng, nhịp thở nhanh 20 - 30 lần/phút. Mặt môi tím tái, vã mồ hôi. - Huyết áp có thể hơi tăng thoáng qua, nhịp tim tăng nhanh, đôi khi có trụy mạch. - Không ho, không khạc đàm ra được. Rì rào phế nang gần như mất hẳn. - Xét nghiệm các khí trong máu: có suy hô hấp cấp. Độ bão hòa oxy ở máu động mạch (SaO 2 ) giảm, áp lực CO 2 trong máu động mạch tăng, có thể có toan hô hấp. Điều trị đúng cách người bệnh có thể qua khỏi. Có một số trường hợp tử vong do nghẹt thở, do trụy mạch hay do xuất huyết tiêu hóa. . HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 3) 3- Diễn biến của cơn hen: - Cơn hen có thể kéo dài từ 5 - 10 phút, nửa giờ hoặc vài giờ và kết thúc. có sự tăng mẫn cảm phế quản người hen đối với Acetylcholin thấp < 1.000 mcg (bình thường 10.000 mcg). E- THỂ LÂM SÀNG: 1- Hen ngoại lai hay hen dị ứng: Thường hen bắt đầu ở trẻ em. chết có thể xảy đến vì cơn hen liên tục hay biến chứng suy tim, giãn phế nang, tâm phế mạn. 3- Hen khó thở liên tục: Đây là thể hen nặng, thường thấy ở người bị hen đã lâu năm, có nhiều đợt