1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản) (Kỳ 3) ppt

5 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 200,72 KB

Nội dung

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản) (Kỳ 3) 2.2.Thời kỳ mãn tính hoà giải 2.2.1 Phế khí hao hư Tự hãn, sợ gió, thường dễ cảm mạo, bệnh tái phát khi thời tiết thay đổi. Trước khi lên cơn thường chảy nước mũi trong, lỏng; tắc mũi; khí đoản, âm thanh nhỏ, nói khàn, trong hầu thường có “thuỷ kế thanh” mức độ nhẹ, ho khạc đờm trắng, sắc mặt trắng sáng, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch tế nhược hoặc là hư nhuyễn. - Phương pháp điều trị: bổ phế - ích khí cố biểu. - Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp phương “sinh mạch tán” gia giảm. Hoàng kỳ 30 - 60g Bạch truật 12g Phòng phong 10g Đẳng sâm 15g Mạch đông 10g Ngũ vị tử 10g Bắc sa sâm 15g Bách hợp 15g - Gia giảm: . Nếu sợ gió, sợ lạnh thì gia thêm: quế chi 10g, sinh khương 3 - 5 lát, đại táo 7 qủa. . Nếu biểu hư tự hãn thì gia thêm: phù tiểu mạch 12g, mẫu lệ 30g (trước).2.2.2 Tỳ khí hư hao: Ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc ăn chất dầu, chất nhờn dễ bị đi lỏng, thường nhân khi ăn uống bất thường mà dẫn đến phát cơn; mệt mỏi, thiếu lực, khí đoản bất túc, ngôn thanh nhỏ yếu; chất lưỡi nhợt hoặc hình thể lưỡi bệu to, rêu lưỡi nhờn trắng nhuận; mạch hư nhược. - Phương trị: kiện tỳ hóa đàm. - Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm: Trần bì 10g Chế bán hạ 10g Đẳng sâm 15 - 30g Bạch truật 12g Phục linh Sinh khương 3 - 5 lát Đại táo: 7 qủa - Gia giảm: . Nếu đàm nhiều, thấp nặng thì gia thêm: ý dĩ nhân 20g, thương truật 10g. . Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hương 10g, sa nhân 10g (sắc sau). 2.2.3 Thận khí hư hao. Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng lên; tâm hoả, huyễn vựng, tai ù, lưng gối đau mỏi; sau lao luỵ dễ tái phát hen suyễn; sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng; lưỡi nhợt, thể lưỡi bệu mềm rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế hoặc huyền hồng.Nếu tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu ; mạch sác vô lực là khí - thận lưỡng hư. - Pháp điều trị: bổ thận nhiếp nạp. - Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” hợp phương “nhân sâm cápgiới tán” gia giảm. Chế phụ phiến (trước) 12g Nhục quế 10g Thục địa 15g Sơn thù du 12g Hoài sơn dược 20g Phục linh 15g Đan bì 6g Trạch tả 10g Hồng sâm 10g Bột cáp giới 5g . - Gia giảm: . Nếu dương hư rõ thì gia thêm: bổ cốt chỉ 10g, tiên linh tỳ 15g, lộc giác phiến 5g. . Nếu thận âm hao hư nặng thì bỏ đi các vị thuốc ôn bổ; gia thêm: mạch môn đông 30g, đương qui 10g, qui bản 10g. 3. Phương pháp điều trị khác: 3.1. Châm cứu thể châm. Thường dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc. Nếu phế hư sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du. Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt phong long; ho nhiều thêm huyệt thiên đột. Mỗi ngày châm 1 -2 lần, mỗi lần 1 - 2 huyệt , 10 - 15 ngày là 1 liệu trình cắt cơn hen. 3.2. Nhĩ châm: Dùng các huyệt: bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm. Có thể dùng vương bất lưu hành tử để áp huyệt. . Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản) (Kỳ 3) 2.2.Thời kỳ mãn tính hoà giải 2.2.1 Phế khí hao hư Tự hãn, sợ gió, thường dễ cảm mạo, bệnh. dĩ nhân 20g, thương truật 10g. . Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hương 10g, sa nhân 10g (sắc sau). 2.2.3 Thận khí hư hao. Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng. pháp điều trị khác: 3.1. Châm cứu thể châm. Thường dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc. Nếu phế hư sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du. Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN