SỬDỤNGMASKTHANHQUẢN(Kỳ3) Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn 1.5 Đặt cLMA (Tiếp theo) - Những Test đơn giản kiểm tra vị trí đúng của LMA + Cảm nhận sức cản khi đặt + cMLA trồi nhẹ khi bơm cuff + Phần trước cổ phình lên một ít khi bơm cuff + Vạch đen ở mặt sau ống cLMA nằm nguyên ở vị trí phía sau 6 + Không nhìn thấy cuff trong khoang miệng - Luợng khí bơm cuff thường được ghi trên cLMA tùy theo từng loại cỡ. Lưu ý đây là lượng khí tối đa khuyến cáo. Thường thì không nên bơm quá ½ lượng khí đó. Áp lực trong cuff không được phép vượt quá 60 cm H2O. Bơm cuff căng quá có thể dẫn đến những tổn thương của hầu họng, đặc biệt là tổn thương thần kinh (nhánh tiểu thiệt, nhạnh hạ họng, nhánh luỡi, nhánh quặt ngược) hoặc gây ra tắc nghẽn đường thở - Chuyển động của cổ và đầu ít ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của cLMA sau khi đã đặt và bơm cuff mặc dù có thể ảnh hưởng đến áp lực trong cuff và áp lực kín đường thở. Sửdụng N2O trong gây mê có thể làm tăng áp lực cuff trong vòng 30 phút đầu do khuyếch tán của N2O vào trong lòng cuff. Figure: đặt cLMA - Kiểm tra khả năng thông khí qua cLMA: cLMA chỉ đảm bảo một áp lực kín thấp (airway sealed pressure) xung quanh thanh quản. Nếu áp lực đường thở lớn hơn áp lực kín này sẽ gây ra hiện tượng thoát khí ra ngoài (air leaking). Một số test đơn giản để đánh giá khả năng thông khí của cLMA là: + Thông khí bằng bóp bóng nhẹ qua cLMA thấy ngực lên tốt, không có tiếng rít hay xì. Khi thở ra thì nhanh chóng làm đầy bóng khí dự trữ (air bag) + đường biểu diễn ETCO2 có hình vuông (square wave). ETCO2 có hình dốc (slope wave) gợi ý đến hiên tượng tắc nghẽn đường thở + Nếu bóng dự trữ không trở về đầy thì có thể có hiện tượng hở hoặc tắc nghẽn một phần đường thở + Nếu có hiện tượng hở nhiều hoặc tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng thì phải rút cLMA và đặt lại - Cố định cLMA chắc chắn để tránh hiện tượng trồi ra ngoài. Khi gắn cLMA với hệ thống mê phải chú ý để sức nặng của nó không làm dịch chuyển vị trí của cLMA. Nên sửdụng biện pháp chống cắn (đặc biệt khi hồi tỉnh có thể gây nên tắc nghẽn đường thở, chấn thương răng lợi và hư hỏng ống) - Khi sửdụng kiểu thở điều khiển (controlled ventilation), áp lực đường thở tối đa (peak airway pressure) ở người lớn bình thường và trẻ em không nên vượt quá 10 -14 cmH2O. Tránh áp lực đường thở trên 20cmH20 vì với áp lực này khí không những thoát ra ngoài mà còn đi vào cả thực quản, dạ dày gây nên nên hiện tượng dạ dày chướng, làm tăng nguy cơ trào ngược và hít sặc phổi - Không nên để tự thở qua cLMA với trẻ nhỏ trong các trường hợp phẫu thuật kéo dài vì cLMA làm tăng nhẹ sức cản đường thở và việc hút chất tiết ở đường thở không tốt bằng ống NKQ. Tuy nhiên việc thông khí điều khiển lại tương đối dễ dàng vì ở trẻ em cLMA tạo ra áp lực kín đường thở cao hơn người lớn - cLMA thường đảm bảo đường thở và hiếm khi phải điều chỉnh. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra hiện tượng dịch chuyển ống đặc biệt khi bệnh nhân tỉnh, khi thay đổi tư thế - Rút cLMA khi bệnh nhân tỉnh và há miệng theo lệnh vì khi đó mới có phản xạ bảo vệ đường thở. Việc hút hầu họng hay đặt bệnh nhân nghiêng thường là không cần mà còn có thể gây ra biến chứng như tắc nghẽn đường thở hoặc co thắt. - Ở trẻ em có hai kiểu rút 1, rút khi tỉnh hoàn toàn có thể làm gia tăng biến chứng về đường thở như ho sặc và co thắt 2, rút khi ngủ sâu có thể gây ra tắc nghẽn đường thở và thiếu O2. Dù áp dụng phương pháp nào cũng không nên rút cLMA khi trẻ chưa tỉnh hẳn 1.6 Phòng tránh trào ngược và hít sặc - cLMA không bảo vệ được đường thở khỏi hiện tượng hít sặc khi có trào ngược từ dạ dày vì vậy không nên sửdụng cLMA trong các trường hợp có nguy cơ trào ngược và hít sặc cao. Một số biện pháp làm hạn chế trào ngược và hít sặc khi sửdụng cLMA là: - Lựa chọn cLMA cho những trường hợp không có nguy cơ trào ngược và hít sặc.Những trường hợp nguy cơ trào ngược và hít sặc cao như: dạ dày đầy, có bệnh trào ngược dạ dày-thục quản, béo phì…thì không nên dùng cLMA - Đặt cLMA khi đã cho ngủ đủ sâu - Tối ưu hóa kỹ thuật đặt và kiểm tra vị trí đúng của LMA - Không nên sửdụng thông khi áp lực cao trước và sau khi đặt cLMA - Cố định tốt cLMA tránh dịch chuyển vị trí ban đầu - Chuyển về kiểu thở tự nhiên càng sớm càng tốt nếu không cân thiết thở điều khiển - Tránh dịch chuyển cLMA trong khi phẫu thuật nếu không cần thiết - Rút cLMA khi bênh nhân há mồm theo lệnh . SỬ DỤNG MASK THANH QUẢN (Kỳ 3) Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn 1.5 Đặt cLMA (Tiếp theo) - Những Test đơn giản kiểm. chuyển vị trí của cLMA. Nên sử dụng biện pháp chống cắn (đặc biệt khi hồi tỉnh có thể gây nên tắc nghẽn đường thở, chấn thương răng lợi và hư hỏng ống) - Khi sử dụng kiểu thở điều khiển (controlled. ngược từ dạ dày vì vậy không nên sử dụng cLMA trong các trường hợp có nguy cơ trào ngược và hít sặc cao. Một số biện pháp làm hạn chế trào ngược và hít sặc khi sử dụng cLMA là: - Lựa chọn cLMA