1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

MA HOÀNG (Kỳ 3) doc

5 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MA HOÀNG (Kỳ 3) Tính vị: + Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh). + Vị hơi ôn (Biệt Lục). + Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận). + Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục). + Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học). + Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh túc Thái âm [Tỳ] (Trân Châu Nang). + Vào kinh túc Thái âm [Tỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) Tham khảo: + Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng hư ở phần Vinh (Bản Kinh). + “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải). + Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, bệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng cũng không nên dùng nhiều vì mồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không mạnh Bản Thảo Sơ Chứng). + Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, bêïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm thư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng phát hãn nhiều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu). . dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng. đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như. Yếu). + Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng,

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN