PHENOBARBITAL (Kỳ 3) doc

5 95 0
PHENOBARBITAL (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHENOBARBITAL (Kỳ 3) Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp, ADR > 1/100. Toàn thân: Buồn ngủ. Máu: Có hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi. Thần kinh: Rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, lo hãi, bị kích thích, lú lẫn (ở người bệnh cao tuổi). Da: Nổi mẩn do dị ứng (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi). Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100. Cơ - xương: Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau khi điều trị), đau khớp. Chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa Porphyrin. Da: Hội chứng Lyell (có thể tử vong). Hiếm gặp, ADR < 1/1000. Máu: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt Acid folic. Hướng dẫn cách xử trí ADR: Phải giảm liều Phenobarbital ở người bệnh cao tuổi, người bệnh có tiền sử bệnh gan hay bệnh thận. Nếu tiêm Phenobarbital vào tĩnh mạch thì phải tiêm thật chậm (dưới 60 mg/phút). Tiêm quá nhanh có thể gây ức chế hô hấp. Cần dành đường tiêm tĩnh mạch cho cấp cứu trạng thái động kinh cấp, chỉ nên tiến hành tại bệnh viện và theo dõi thật chặt chẽ. Khi có bất cứ tác dụng phụ nào phải ngừng dùng Phenobarbital ngay. Do tác dụng cảm ứng của Phenobarbital lên Cytochrom P450, nồng độ trong huyết tương của Vitamin D2 và D3 (và cả Calci), ở người bệnh được điều trị chống co giật liều cao, dài ngày, có thể bị giảm thấp. Người bệnh điều trị bằng Phenobarbital phải được bổ sung Vitamin D (ở trẻ em 1.200 – 2.000 đvqt mỗi ngày) và Acid folic để phòng bệnh còi xương và nhuyễn xương do dùng thuốc chống co giật. Liều lượng và cách dùng: Cách dùng: Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm. Ðường tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ, không được khuyến cáo. Tiêm tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp, tuy vậy tác dụng của thuốc cũng bị hạn chế trong các trường hợp này (thuốc được lựa chọn trong trạng thái động kinh là Diazepam hoặc Lorazepam). Khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải nằm bệnh viện và được theo dõi chặt chẽ. Thuốc phải tiêm chậm vào tĩnh mạch, tốc độ không quá 60 mg/phút. Ðể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 120 mg bột Natri Phenobarbital khan được hòa tan trong 1 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Ðể tiêm tĩnh mạch, 120 mg bột Natri Phenobarbital khan cần được hòa tan trong 3 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Nếu đã dùng dài ngày, phải giảm liều Phenobarbital dần dần để tránh các triệu chứng cai thuốc khi người bệnh đã nghiện. Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều Phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều thấp. Liều lượng: Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ Phenobarbital huyết tương 10 mcg/ml gây an thần và nồng độ 40 mcg/ml gây ngủ ở đa số người bệnh. Nồng độ Phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 mcg/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80 mcg/ml có khả năng gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600 mg. Ðường uống (tính theo Phenobarbital base): - Liều thông thường người lớn: Chống co giật: 60 - 250 mg mỗi ngày, uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ. An thần: Ban ngày 30 - 120 mg, chia làm 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Gây ngủ: 100 - 320 mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần điều trị mất ngủ. Chống tăng Bilirubin huyết: 30 - 60 mg, 3 lần mỗi ngày. . PHENOBARBITAL (Kỳ 3) Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp, ADR > 1/100. Toàn thân: Buồn ngủ Hướng dẫn cách xử trí ADR: Phải giảm liều Phenobarbital ở người bệnh cao tuổi, người bệnh có tiền sử bệnh gan hay bệnh thận. Nếu tiêm Phenobarbital vào tĩnh mạch thì phải tiêm thật chậm. và theo dõi thật chặt chẽ. Khi có bất cứ tác dụng phụ nào phải ngừng dùng Phenobarbital ngay. Do tác dụng cảm ứng của Phenobarbital lên Cytochrom P450, nồng độ trong huyết tương của Vitamin

Ngày đăng: 05/07/2014, 15:20