1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai 20-31 Chuan KTKN.

11 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngày soạn: 22/ 02/ 2010 Bài 21: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn I. Mục tiêu: -Biết cách nặn các hình có khối. -Nặn đợc hình ngời hoặc đồ vật, con vật, tạo dáng theo ý thích. -HS- KG hình nặn cân đối, giống hình dáng ngời hoặc vật đang hoạt động. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SG tranh ảnh các dáng ngời. Một số tợng nhỏ, mô hình -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. Su tầm các tợng nhỏ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập * GTB. 1. HĐ1: Quan sát nhận xét: -Thể loại này gọi là gì ? -Chất liệu của tợng và phù điêu ? -Đề tài, thể loại ? -Kể tên một số tợng tiêu biểu mà em biết ? -Nêu các bộ phận chính của ngời ? -Những hoạt động tiêu biểu của con ng- ời ? hình dáng hoạt động ? -Kể thêm các hoạt động cụ thể mà em biết ? -Các bộ phận khi hoạt động cụ thể ? -Cho quan sát các tợng, mô hình. -Đợc gọi là tợng. Phù điêu. -Gỗ đá, xi măng, thạch cao -Đề tài thể loại phong phú, ngời, cảnh -Tợng phật bà nghìn mắt nghìn tay, t- ợng phật A Di Đà -Đầu, cổ, thân, hai chân, hai tay. -Đi, đứng, nằm, ngồi, cúi, khom Gắn với hoạt động cụ thể hình dáng thay đổi. -Cấy kày, lao động, cuốc đất, trồng rau, quét nhà, nhặt rau -Gắn với hoạt động thì các bộ phận chính luôn thay đổi. 2. HĐ 2: Cách nặn: -Chọn dáng gắn với hoạt động cụ thể. -Nặn từng chi tiết chính. -Lắp ghép các bộ phận, chỉnh cho phù hợp với hoạt động. -Vẽ màu. 3. HĐ3: Thực hành. -Cho học sinh chọn vẽ phác các dáng ngời. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Cho học sinh đánh giá nhận xét một số bài -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: -Về nhà tập nặn ở nhà. -Quan sát chữ in hoa nét thanh nét đậm. -Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, SGK. Ngày soạn: 29/01/ 2010 Bài 22: Vẽ trang trí Tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm I. Mục tiêu: -Nhận biết đợc đặc điểm của các kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. -Xác định đợc vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm chắc đợc cách kẻ chữ. -HS KG kẻ đúng các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, rõ đề tài. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV một bảng mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm, chữ mẫu ở tạp chí, sách báo -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập. *GTB. 1. Quan sát nhận xét: -Thế nào là chữ nét thanh nét đậm ? -Nét thanh nét đậm tạo cảm giác gì ? -Cách xác định nét thanh nét đậm ? -Chữ trong cùng một nội dung thì vẽ nh thế nào ? -Độ dày của nét thanh so với nét đậm ? -Chữ nét thanh nét đậm đợc ứng dụng vào đâu ? -Là kiểu chữ có nét to, nét nhỏ. -Chữ nét to, nét nhỏ tạo cho chúng ta cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng. -Tất cả các nét kéo xuống là nét đậm, các nét đa lên và sang ngang là nét thanh. -Trong cùng một nội dung thì độ cao, độ lớn của các con chữ bằng nhau. -Độ dày của nét thanh bằng khoảng 1/3 nét đậm. -Đợc ứng dụng rộng rãi trong quảng cáo; báo chí 2. Cách kẻ: -Xác định nét thanh, nét đậm trong khẩu hiệu. -Chia khoảng cách từ, con chữ. -Kẻ chi tiết từng con chữ. -Vẽ màu. 3. HĐ 3: Thực hành: -Cho học sinh quan sát mẫu chữ trong bảng chữ cái, báo chí. -Học sinh làm bài. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Cho học sinh quan sát và nhận xét một số bài. -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: Quan sát dáng ngời, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Ngày soạn: 05 /02/ 2010 Bài 23: Vẽ tranh Đề tài tự chọn I. Mục tiêu: -Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. -Biết cách tìm chọn chủ đề. -Vẽ đợc tranh theo chủ đề đã chọn . -HS KG sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu , vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SG tranh ảnh vẽ về các đề tài khác nhau. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập * GTB. 1. HĐ1: Quan sát nhận xét: -Tranh vẽ về đề tài gì ? -Hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh ? -Tranh vẽ gì ? -Tranh vẽ gì ? -Hình chữ nhật đợc vẽ nh thế nào ? -Vẽ tranh đề tài tự chọn có thể vẽ nh thế nào ? Cho quan sát tranh thiếu nhi. -Cảnh vui chơi của các bạn thiếu nhi. -Hình ảnh các bạn thiếu nhi đang vui chơi là hình ảnh chính, hình ảnh phụ là cây cối, nhà cửa. -Vẽ tĩnh vật lọ hoa và quả. -Vẽ trang trí hình chữ nhật. -Mảng chính đợc vẽ to, rõ ràng ở giữa tranh, mảng phụ nhỏ hơn ở các góc. -Có thể vẽ trang trí, vẽ đề tài, vẽ theo mẫu huặc vẽ tĩnh vật. 2. HĐ 2: Cách vẽ: -Chọn nội dung vẽ khung hình. -Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ phù hợp. -Sửa chi tiết. -Vẽ màu. 3. HĐ3: Thực hành. -Cho học sinh quan sát các thể loại tranh. -Học sinh chọn nội dung vẽ tranh. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Cho học sinh đánh giá nhận xét một số bài -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: -Quan sát các đồ vật. -Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, SGK. Ngày soạn: 12/ 02/ 2010 Bài 24: Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai huặc ba vật mẫu I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng , tỉ lệ , đậm nhạt , đặc điểm của mẫu . -Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu . -Vẽ đợc hai vật mẫu . -HS KG sắp xếp hình vẽ cân đối , hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV mẫu vẽ có hai huặc 3 vật mẫu (Cái ấm pha trà, cái chén) Bài vẽ học sinh cũ. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng. * GTB. 1. HĐ1: Quan sát nhận xét -Mẫu vẽ có mấy đồ vật là đồ vật gì ? -Đặc điểm hình dáng của cái ấm ? -Cái ấm thuộc dạng hình khối gì ? -Cái chén có đặc điểm gì ? -Hình khối của cái chén ? - Lợi ích của cái ấm và cái chén ? -Vật nào ở trớc, vật nào ở sau ? -Tỉ lệ của cái bình, cái bát ? -Khi vẽ, vẽ vào khung hình gì ? -Độ đậm nhạt của cả 2 vật mẫu ? -ở các góc độ khác nhau quan sát thấy mẫu nh thế nào ? -Kể thêm một số mẫu tơng tự ? -Mẫu vẽ có 2 đồ vật là cái ấm pha trà và cái chén. -Gồm miệng, thân, đáy, quai, nắp, vòi. -Thuộc dạng hình khối trụ. -Miệng, thân, đáy, quai. -Thuộc dạng khối cầu. -Cái ấm để pha chè, chén để uống nớc. -Cái chén ở trớc, che một phần cái ấm -Cái ấm cao gấp 4 lần cái chén, chiều ngang lớn hơn chiều cao. -Vẽ vào khung hình chữ nhật nằm ngang. -Cái ấm đậm hơn cái bát. -Mỗi vị trí ngồi quan sát mẫu khác nhau. -Cốc và quả, ca và bát, cái phích và quả 2. HĐ2: Cách vẽ: -Ước lợng tỷ lệ vẽ khung hình chung, chia khung hình riêng. -Vẽ phác từng mẫu. -Sửa, vẽ chi tiết.Vẽ đậm nhạt, ( Có thể vẽ màu) 3. HĐ3: Thực hành: -Cho học sinh quan sát bài năm trớc. -Quan sát mẫu và vẽ bài. Có thể đặt 2 huặc 3 mẫu. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Học sinh quan sát và đánh giá một số bài. * Dặn dò: Quan sát tác phẩm Bác Hồ đi công tác, mang đủ đồ dùng học tập. Ngày soạn: 19/02/2010. Bài 25: Thờng thức mĩ thuật Xem tranh Bác Hồ đi công tác I. Mục tiêu: -Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục , hình ảnh , màu sắc. -Biết đợc một số thông tin sơ lợc về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. -HS KG nêu đợc lí do tại sao lại thích hay không thích bức tranh. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV tranh Bác Hồ đi công tác, tranh của các hoạ sĩ vẽ về Bác Hồ. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập. *GTB. 1.HĐ 1: Giới thiệu tác giả: -Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc sở, Hoài Đức Hà Tây ( Nay là Hà Nội ) ông là hiệu trởng trờng đại học mỹ thuật Hà Nội từ năm 1958 đến năm 1992. Ông đợc phong phó giáo s năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1998. -Ông là một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh lụa và có nhiều tác phẩm đợc giải thởng quốc gia và quốc tế nh: Dân quân, Đấu vật, làng ven núi, Bác Hồ đi công tác, mùa đông -Đề tài yêu thích của ông là vẽ về Bác Hồ và phong cảnh miền núi phía bắc. Tranh Bác Hồ đi công tác đã đợc giải A trong triển lãm mĩ thuật toàn quốc năm 1980. Năm 2001, ông đợc tặng giải thởng nhà nớc về văn học nghệ thuật. 2. HĐ 2: Xem tranh: Bác Hồ đi công tác. * Chia nhóm thảo luận: -Tên tranh, tên tác giả ? -Hình ảnh chính của bức tranh ? -Hình ảnh phụ của bức tranh ? -Nhận xét dgì về t thế của 2 con ngựa ? -Màu sắc trong tranh ? -Em có liên tởng gì về không gian và thời gian ? trong bức tranh ? * Kết luận: Bác Hồ đi công tác là bức tranh lụa vẽ hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ cỡi ngựa đang trên đờng đi công tác. Bác Hồ mặc bộ quần áo giản dị, vai đeo túi, đầu ngẩng cao, dáng ung dung, th thái. + Anh cảnh vệ trẻ trung hoạt bát, hai con ngựa mỗi con một dáng đang lội suối; những bông lau lay động ngả theo chiều gió, ánh mặt trời loé sáng trên cao rọi xuống mặt suối lung linh tạo cho cảnh sắc vừa yên ả, vừa thơ mộng. Mọi hình ảnh trong tranh đều cô đọng, tập trung làm nổi bật phong thái ung dung, giản dị của Bác Hồ. * Dặn dò: Quan sát chữ in hoa nét thanh nét đậm, chuẩn bị đồ dùng học tập. Ngày soạn: 26 / 02/ 2010. Bài 26: Vẽ trang trí Tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm I. Mục tiêu: -Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí. -Biết cách kẻ và kẻ đợc dòng chữ đúng kiểu. -HS KG kẻ đựơc dòng chữ CHĂM HọC theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền rõ chữ. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV một bảng mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm, chữ mẫu ở tạp chí, sách báo -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập. *GTB. 1. Quan sát nhận xét: -Thế nào là chữ nét thanh nét đậm ? -Nét thanh nét đậm tạo cảm giác gì ? -Cách xác định nét thanh nét đậm ? -Chữ trong cùng một nội dung thì vẽ nh thế nào ? -Độ dày của nét thanh so với nét đậm ? -Khoảng cách giữa các con chữ ? -Khoảng cách giữa các từ ? -Chữ nét thanh nét đậm đợc ứng dụng vào đâu ? -Là kiểu chữ có nét to, nét nhỏ. -Chữ nét to, nét nhỏ tạo cho chúng ta cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng. -Tất cả các nét kéo xuống là nét đậm, các nét đa lên và sang ngang là nét thanh. -Trong cùng một nội dung thì độ cao, độ lớn của các con chữ bằng nhau. -Độ dày của nét thanh bằng khoảng 1/3 nét đậm. -Bằng độ dày một nét. -Bằng một con chữ. -Đợc ứng dụng rộng rãi trong quảng cáo; báo chí 2. Cách kẻ: -Xác định chiều dài, chiều cao của dòng chữ. -Chia khoảng cách từ, con chữ. -Kẻ chi tiết từng con chữ.( nét thẳng dùng thớc, cong dùng com pa) -Vẽ màu. 3. HĐ 3: Thực hành: -Cho học sinh quan sát mẫu chữ trong bảng chữ cái, báo chí. -Học sinh làm bài. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Cho học sinh quan sát và nhận xét một số bài. Nhận xét giờ học. * Dặn dò: Quan sát môi trờng, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Ngày soạn: / / 2010. Bài 27: Vẽ tranh Đề tài môi trờng I Mục tiêu: -Hiểu biết thêm về môi trờng và ý nghĩa của môi trờng với cuộc sống. -Biết cách vẽ và vẽ đợc tranh có nội dung về môi trờng. -HS- KG sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV tranh ảnh đẹp về môi trờng.Bài vẽ học sinh cũ. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng. *GTB. 1.HĐ 1: Tìm chọn nội dung đề tài. -Không gian sống quanh ta gồm những gì ? -Cuộc sống con ngời cần một môi trờng nh thế nào ? -Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trờng ? -Với đề tài môi trờng có thể vẽ những nội dung gì ? -Những việc làm ở trờng để bảo vệ môi trờng ? -Đất, nớc, không khí, đồi núi, ao hồ, sông suối -Cuộc sống con ngời cần một môi trờng: Sanh- Xạch- Đẹp -Thu gom rác thải, làm vệ sinh, trồng cây xanh -Với đề tài môi trờng có thể vẽ: Các hoạt động bảo vệ môi trờng, các hành vi phá hoại môi trờng -Trực trờng, quét lớp, trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây xanh 2. HĐ 2: Cách vẽ. -Chọn nội dung cụ thể vẽ khung hình. -Vẽ phác các hình ảnh chính, phụ -Sửa chi tiết, tẩy nét thừa -Vẽ màu theo ý thích. 3. HĐ 3: Thực hành. -Học sinh quan sát bài cũ. -Chọn nội dung cụ thể và vẽ bài. 4. HĐ 4: Nhận xét đánh giá. -Cho các em nhận xét đánh giá một số bài đẹp và cha đẹp. -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: -Em nào cha xong về nhà hoàn thành nốt. -Chuẩn bị đầy đủ sách, đồ dùng học tập. -Quan sát mẫu vẽ dạng khối trụ và khối cầu. Ngày soạn: / / 2010. Bài 28: Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai huặc ba vật mẫu I. Mục tiêu: -Hiểu đặc điểm hình dáng của mẫu. -Biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật. -Vẽ đợc hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. -HS- KG sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV mẫu vẽ có hai huặc 3 vật mẫu (Lọ hoa, quả cà chua, quả xoài) Bài vẽ học sinh cũ. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng. * GTB. 1. HĐ1: Quan sát nhận xét -Mẫu vẽ có mấy đồ vật là đồ vật gì ? -Đặc điểm hình dáng của lọ hoa ? -Lọ hoa thuộc dạng hình khối gì ? -Hình khối của quả cà chua ? -Quả cà chua có đặc điểm gì về màu ? -Hình khối của quả xoài ? -Quả xoài có đặc điểm gì về màu ? - Lợi ích của lọ hoa và quả ? -Vật nào ở trớc, vật nào ở sau ? -Tỉ lệ của lọ hoa và quả ? -Khi vẽ, vẽ vào khung hình gì ? -Độ đậm nhạt của cả 2 vật mẫu ? -ở các góc độ khác nhau quan sát thấy mẫu nh thế nào ? -Kể thêm một số mẫu tơng tự ? -Có 3 đồ vật là lọ hoa, quả cà chua và quả xoài. -Gồm miệng, cổ, thân, đáy, hình trang trí -Thuộc dạng hình khối trụ. -Khối cầu, -Màu đỏ pha chút xanh ở cuống -Khối cầu nhng hơi dài. -Màu vàng xen lẫn màu xanh cây -Lọ hoa dùng để trang trí, quả để ăn. -Quả cà chua ở trớc lọ hoa, quả xoài ở trớc nhất. -Lọ hoa cao gấp 4 lần quả cà chua, chiều ngang lớn hơn chiều cao. -Vẽ vào khung hình chữ nhật nằm ngang. -Lọ hoa đậm hơn cà chua, xoài nhạt nhất. -Mỗi vị trí ngồi quan sát mẫu khác nhau. -Cốc và quả, ca và bát, cái phích và quả 2. HĐ2: Cách vẽ: -Ước lợng tỷ lệ vẽ khung hình chung, chia khung hình riêng. -Vẽ phác từng mẫu. -Sửa, vẽ chi tiết.Vẽ đậm nhạt, ( Có thể vẽ màu) 3. HĐ3: Thực hành: -Cho học sinh quan sát bài năm trớc. -Quan sát mẫu và vẽ bài. Có thể đặt 2 huặc 3 mẫu. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Học sinh quan sát và đánh giá một số bài. * Dặn dò: Quan sát tranh ảnh ngày hội, mang đủ đồ dùng học tập. Ngày soạn: / / 2010 Bài 29: Tập nặn tạo dáng Đề tài ngày hội I. Mục tiêu: -Hiểu đợc nội dung và các hoạt động của một số ngày lễ hội. -Biết cách nặn dáng ngời đơn giản. -Nặn đợc một hoặc hai dáng ngời đang hoạt tham gia lễ hội. -HS- KG hình nặn cân đối, thể hiện đợc hình dáng ngời đang hoạt động tham gia lễ hội. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SG tranh ảnh các lễ hội. Một số bài nặn của học sinh cũ. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. Đất nặn hoặc giấy màu, keo dán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập * GTB. 1. HĐ1: Tìm chọn nội dung: -Kể tên các lễ hội lớn mà em biết ? -Chất liệu của tợng và phù điêu ? -Những hoạt động tiêu biểu, những trò chơi trong ngày hội mà em biết ? -Không khí của các lễ hội ? -Đặc trng của các lễ hội có giống nhau không ? -Màu sắc trong các ngày lễ hội ? *Cho quan sát các tranh về lễ hội. -Lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ, Chọi trâu ở Đồ Sơn, Hội lim ở Bắc Ninh -Đấu vật, đua thuyền, kéo co, hát quan họ, chọi gà nghi lễ. -Tng bừng, náo nhiệt. -Mỗi hội có nét đặc trng riêng, tùy các vùng miền, -Màu sắc phong phú, sặc sỡ. 2. HĐ 2: Cách nặn: -Chọn nội dung cụ thể (Các hoạt động lẽ hội cụ thể). -Nặn các chi tiết chính ( Nhóm ngời với hoạt động cụ thể). -Lắp ghép các dáng, chỉnh cho phù hợp với hoạt động. -Nặn thêm các chi tiết phụ. -Vẽ màu. 3. HĐ3: Thực hành. -Cho học sinh quan sát các bài tập cũ. -Cho học sinh chọn vẽ phác các dáng ngời. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Học sinh đánh giá nhận xét một số bài -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: -Về nhà tập nặn ở nhà. -Quan sát các loại đầu báo. -Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, SGK. Ngày soạn: / / 2010. Bài 30: Vẽ trang trí Trang trí đầu báo tờng I. Mục tiêu: -Hiểu nội dung ý nghĩa của báo tờng. -Biết cách trang trí đầu báo tờng. -Trang trí đợc đầu báo của lớp đơn giản. -HS- KG trang trí đợc đầu báo tờng đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên truyền. II. Chuẩn bị: -GV: SGK,SGV một số đầu báo, đầu báo tờng. -HS: SGK, vở tập vẽ, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *OĐTC: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra đồ dùng học tập. *GTB. 1. Quan sát nhận xét: -Tờ báo tờng gồm những phần nào ? -Đầu báo có những nội dung gì ? -Thân báo có các nội dung gì ? -Báo tờng thờng đợc làm vào các dịp nào ? -Kể tên các ngày lễ, kỉ niệm trong năm học ? *Cho hs quan sát 1 số đầu báo, báo tờng -Gồm 2 phần chính là đầu báo và thân báo. -Tên báo, chủ đề, tên đơn vị, hình minh họa, -Các bài báo, trang trí minh họa, tiêu đề. -Báo tờng thờng đợc làm vào các ngày lễ lớn, những dịp kỉ niệm. -Khai giảng, 20/11, 26/3, 8/3, 22/12. 2. Cách trang trí: -Xác định mảng của dòng chữ tên báo. -Vẽ phác chủ đề, tên đơn vị, hình minh họa. -Chia khoảng cách từ, con chữ. Kẻ chi tiết từng con chữ.(Kẻ nét đều hoặc nét thanh nét đậm ) -Vẽ lô gô, biểu tợng, hoặc hình minh họa -Vẽ màu. 3. HĐ 3: Thực hành: -Cho học sinh quan sát một số đầu báo của học sinh cũ. -Học sinh chọn tên báo, biểu tợng - làm bài. 4. HĐ4: Nhận xét đánh giá: -Cho học sinh quan sát, nhận xét và đánh giá một số bài. -Nhận xét giờ học. * Dặn dò: +Quan sát suy nghĩ về ớc mơ của mình. +Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Ngày soạn: / / 2010.

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w