Kỹ năng thương lượng mức lương (HocKynang.com) - Cho dù bạn đang theo đuổi một công việc có thu nhập cao hơn hoặc chỉ muốn tăng mức lương hiện tại thì đề nghị tăng lương cũng là một dịp để ứng dụng kỹ năng thương lượng. Và bước đầu tiên là biết được mình muốn gì. Yêu cầu Bạn đã từng nghe nói đến quy luật: “Không hỏi thì không nói". Vâng, quy luật đầu tiên của quá trình thương lượng mức lương là “Không yêu cầu thì không nhận được”. Bạn sẽ chẳng bao giờ có được cơ hội điều chỉnh mức lương trừ phi bạn có can đảm đòi hỏi được nhiều hơn. Do vậy, hãy chuẩn bị sẵn lý lẽ, lên dây cót tinh thần và tiến hành. Chuẩn bị trước ở nhà Tìm hiểu xem những người khác ở cùng vị trí của bạn nhận được bao nhiêu. Do vậy, hãy kiểm tra ở các hiệp hội nghề nghiệp, hỏi các nhà tuyển dụng xem những người làm công việc của bạn kiếm được bao nhiêu và xem qua các thông báo tuyểndụng để so sánh mức lương hiện thời của bạn và mức lương được đề nghị cho nhân viên mới. Biết giá trị thực của bạn Bạn đã từng tiết kiệm tiền cho công ty, cải thiện một quy trình hoặc đạt được hạn ngạch dành cho mình? Nếu bạn đã tác động được đến bảng kết toán lời lỗ của công ty, nên biết được con số cụ thể. Bạn thậm chí có thể gợi ý rằng bạn xứng đáng nhận được mức lương bằng 5% con số đó. Đề nghị công ty có thể tính lương của bạn dựa trên bảng kết toán lời lỗ đó. Nếu vị trí của bạn không dính líu gì đến chuyện ngân sách, hãy sẵn sàng để chứng tỏ rằng công việc của bạn đã giúp cải thiện tinh thần làm việc hoặc giữ chân nhân viên. Vấn đề then chốt là cung cấp dữ liệu chứng tỏ giá trị của bạn đối với công ty. Hãy tự làm luật sư bào chữa cho mình Hãy chắc rằng việc bạn thu hút được sự chú ý của sếp đã được đưa vào danh sách thành tích của mình. Bạn chính là nguồn cung cấp thông tin tốt nhất về bản thân và phải sẵn lòng bước lên để chứng minh năng lực của mình. Đừng trông chờ sếp của bạn sẽ tự động tăng lương hoặc nhận thấy trong mười năm qua bạn chưa hề được tăng lương. Trong trường hợp này bạn cần phải phô trương tài năng của mình. Lập trước kế hoạch Nếu bạn muốn tăng lương sớm, hãy cho sếp biết rằng bạn muốn bàn bạc về vấn đề này để bạn có thể cho họ thấy bạn muốn gì trong lần nâng lương tới. Hãy đề nghị một buổi gặp sếp để bàn bạc trước. Chẳng bao giờ quá trễ đến nỗi không thể đề nghị tăng thêm Nếu bạn đã có được đánh giá biểu hiện trong công việc, hãy đề nghị một hình thức tăng lương khác - có thể là tăng lương nhờ vào công lao đóng góp cho công ty hoặc một bảng đánh giá biểu hiện công tác sớm có hiệu lực từ trước dựa trên việc bạn đã đạt được những mục tiêu đề ra. Đợi đến lượt của bạn Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện là người đầu tiên hỏi về chuyện tiền nong trong buổi phỏng vấn. Hãy đợi cho người phỏng vấn đặt tờ đề nghị việc làm lên bàn. Bạn nên làm gì trong trường hợp buộc phải đưa ra mức lương? Hãy đưa ra một khoản nào đấy hoặc một câu trả lời mơ hồ, chẳng hạn “Mức lương tôi mong chờ tùy thuộc vào chi tiết công việc. Ông/bà có thể nói rõ hơn cho tôi về điều đó được không?”. Biết được khi nào thì kết thúc Hãy cân nhắc cơ hội nghề nghiệp khác và sẵn sàng rời bỏ công việc cũ nếu như bạn không nhận được mức lương xứng đáng. Chẳng có gì khiến nhân viên tự tin hơn trong khi đề nghị tăng lương bằng việc có sẵn một đề nghị công việc khác. Mặt khác, nếu bạn xem xét đánh giá biểu hiện trong công tác của mình và không được nâng lương như mong muốn, đừng bao giờ bỏ việc ngay lúc ấy. Bạn sẽ dễ dàng tìm việc mới khi đang đi làm hơn là khi thất nghiệp. Mọi thứ đều có ý nghĩa Khi ngồi tính lương, bạn nên nhớ bao gồm cả các khoản phúc lợi như tiền thưởng, hoa hồng, bảo hiểm y tế, tài khoản chi dùng linh động, khoản chia lợi nhuận, kỳ nghỉ được trả lương và đề nghị mua cổ phần. Nếu nhà tuyển dụng mới hỏi rằng bạn kiếm được bao nhiêu ở vị trí hiện tại, bạn có thể thành thật trả lời thế này: “Tổng cộng thu nhập của tôi là…” và đưa ra con số bao hàm mọi thứ. Đừng đánh giá thấp giá trị của hạnh phúc Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc với công việc và điều duy nhất bạn không có được là nhiều tiền hơn, có lẽ đấy chưa phải là lúc để ra đi. Chẳng thể nào ra giá được cho niềm vui thích trong công việc đâu. (HocKynang.com) . Kỹ năng thương lượng mức lương (HocKynang.com) - Cho dù bạn đang theo đuổi một công việc có thu nhập cao hơn hoặc chỉ muốn tăng mức lương hiện tại thì đề nghị tăng lương cũng là. dụng kỹ năng thương lượng. Và bước đầu tiên là biết được mình muốn gì. Yêu cầu Bạn đã từng nghe nói đến quy luật: “Không hỏi thì không nói". Vâng, quy luật đầu tiên của quá trình thương. Vâng, quy luật đầu tiên của quá trình thương lượng mức lương là “Không yêu cầu thì không nhận được”. Bạn sẽ chẳng bao giờ có được cơ hội điều chỉnh mức lương trừ phi bạn có can đảm đòi hỏi được