Đề thi HSG Sinh 12 B

3 508 1
Đề thi HSG Sinh 12 B

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn thi: SINH HỌC - THPT BẢNG A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3điểm). Ở người, gen quy định nhóm máu gồm 3 alen: I A , I B , I O , trong đó I A và I B trội hoàn toàn so với I O , còn I A và I B đồng trội. Qua nghiên cứu một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền xác định được: tỉ lệ người có nhóm máu A chiếm 35%, nhóm máu B chiếm 24%, nhóm máu AB chiếm 40%, còn lại là nhóm máu O. a. Xác định tần số tương đối của mỗi loại alen. b. Một người có nhóm máu A kết hôn với một người có nhóm máu B. Tính xác suất sinh con nhóm máu O của cặp vợ chồng này. c. Nêu ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec. Câu 2 (3điểm). Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: mắt đỏ, thân đen với mắt trắng, thân xám, thu được F 1 toàn mắt đỏ, thân xám. Cho F 1 x F 1 , ở F 2 thu được kết quả như sau: Giới cái: 75% mắt đỏ, thân xám: 25% mắt đỏ, thân đen. Giới đực: 37,5% mắt đỏ, thân xám: 37,5% mắt trắng, thân xám: 12,5% mắt đỏ, thân đen: 12,5% mắt trắng, thân đen. Biện luận để xác định quy luật di truyền, kiểu gen của P và kiểu gen của F 1 . Câu 3 (2,5điểm). Trong một loài, phát hiện có hai loại giao tử của một cơ thể với kí hiệu gen trên NST thường và gen trên NST giới tính là: AB DE HI X M và ab de hi X m . a. Hãy cho biết tên của loài này. b. Trong trường hợp xảy ra rối loạn trong giảm phân II, cặp NST giới tính không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Số loại giao tử mang đột biến số lượng NST tối đa của cơ thể trên là bao nhiêu? c. Có 4 tế bào sinh giao tử (tế bào sinh dục chín) của cơ thể trên giảm phân bình thường, số loại giao tử tạo ra tối đa là bao nhiêu? Câu 4 (2,5điểm). a. Cho biết F 1 dị hợp hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên NST thường, trội lặn hoàn toàn. Nêu hai phép lai thích hợp để phân biệt các trường hợp: hai cặp tính trạng phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn và liên kết gen không hoàn toàn. b. Từ thời cổ người ta đã thực hiện các phép lai khác nhau tạo ra con la dai sức, leo núi giỏi và con bác-đô thấp hơn con la, móng bé. Hãy viết các phép lai tạo ra con la và con bác-đô, giải thích tại sao có sự khác nhau đó. Câu 5 (3điểm). a. Phân biệt các khái niệm sau liên quan đến đột biến điểm: đột biến cùng nghĩa, đột biến sai nghĩa, đột biến vô nghĩa và đột biến dịch khung. b. Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó. Câu 6 (3điểm). a. Liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Nêu cơ sở tế bào học của hai hiện tượng này. b. Một người có kiểu hình như sau: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, si đần và không có con. Nêu cơ chế hình thành bộ NST của người này. Câu 7 (3điểm). Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: a,b,c,d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI a 3 3 3 3 3 3 b 4 4 4 4 4 4 c 4 2 4 2 2 2 d 2 2 3 2 2 2 a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. b. Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến đó (mỗi dạng đột biến chỉ cần nêu một cơ chế). - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề thi chính thức SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn thi: SINH HỌC - THPT BẢNG B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3điểm). a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính. b. Nêu các hiện tượng làm thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp NST tương đồng. c. Hiện tượng hoán vị gen trong quá trình giảm phân có ý nghĩa gì? Câu 2 (3,5điểm). Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó. Câu 3 (3điểm). Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Hãy tính xác suất để cặp bố mẹ này sinh được: a. Một đứa con gái bị bệnh b. Hai đứa con bình thường. c. Một đứa con bình thường và một đứa con bị bệnh d. Một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường. Cho biết không có hiện tượng đồng sinh. Câu 4 (2,5điểm). Cho quần thể cây giao phấn có kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,2 DD + 0,4 Dd + 0,4 dd = 1. Người ta cho quần thể này ngẫu phối qua 3 thế hệ. Hãy xác định: a. Tần số tương đối của alen D và alen d trong quần thể ở thế hệ cuối cùng. b. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ cuối cùng. Câu 5 (4,0điểm). Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: a,b,c,d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI a 3 3 3 3 3 3 b 4 4 4 4 4 4 c 4 2 4 2 2 2 d 2 2 3 2 2 2 a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. b. Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến đó (mỗi dạng đột biến chỉ cần nêu một cơ chế). Câu 6 (4điểm). Cho lai giữa hai giống cây thuần chủng thu được F 1 đồng nhất cây cao, quả tròn. Cho F 1 lai phân tích thu được: 4495 cây cao, quả dài; 4505 cây thấp, quả tròn; 495 cây cao, quả tròn; 505 cây thấp, quả dài. Biện luận và viết sơ đồ lai. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề thi chính thức SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn thi: SINH HỌC - BỔ TÚC THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3điểm). a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính. b. Nêu ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen. Câu 2 (3,5điểm). Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó. Câu 3 (3điểm). Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Hãy tính xác suất để cặp bố mẹ này sinh được: a. Một đứa con bị bệnh. b. Hai đứa con bình thường. c. Một đứa con bình thường và một đứa con bị bệnh. d. Một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường. Cho biết không có hiện tượng đồng sinh. Câu 4 (2,5điểm). a. Thế nào là một nhóm gen liên kết? Tại sao có hiện tượng liên kết gen? Một loài có bộ NST 2n= 24. Xác định số nhóm gen liên kết. b. Nêu đặc điểm của thể đa bội. Câu 5 (4điểm). Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: a,b,c,d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI a 3 3 3 3 3 3 b 4 4 4 4 4 4 c 4 2 4 2 2 2 d 2 2 3 2 2 2 a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. b. Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến đó (mỗi dạng đột biến chỉ cần nêu một cơ chế). Câu 6 (4điểm). Đem lai hai giống cây thuần chủng thu được F 1 đồng nhất cây cao, quả tròn. Cho F 1 lai phân tích thu được: 4495 cây cao, quả dài; 4505 cây thấp, quả tròn; 495 cây cao, quả tròn; 505 cây thấp, quả dài. Biện luận và viết sơ đồ lai. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề thi chính thức . - - - Họ và tên thí sinh: Số b o danh: Đề thi chính thức SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn thi: SINH HỌC - THPT B NG B Thời gian: 180 phút. người, b nh b ch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. B và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Hãy tính xác suất để cặp b mẹ này sinh được: a. Một đứa con gái b b nh b. Hai đứa con b nh. người, b nh b ch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. B và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Hãy tính xác suất để cặp b mẹ này sinh được: a. Một đứa con b b nh. b. Hai đứa con b nh thường. c.

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

    • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

    • Môn thi: SINH HỌC - THPT BẢNG A

    • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

      • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

      • Môn thi: SINH HỌC - THPT BẢNG B

      • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

        • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

        • Môn thi: SINH HỌC - BỔ TÚC THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan