1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI THỬ SINH 12 CB

5 554 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 66 KB

Nội dung

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II NĂM 2009 Môn thi : Sinh học – chương trình chuẩn. Thơì gian làm bài 60 phút. ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 45 phút ) I/ Trắc nghiệm:( 2 điểm) Câu 1. Đối với cơ chế tiến hoá, các cơ chế cách li có vai trò A. ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.* B. tạo các alen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. C. hình thành các thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. D. tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao. Câu 2. Nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho của quá trình chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là: A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. B. đột biến cấu trúc nhiềm sắc thể. C. đột biến gen.* D. biến dị tổ hợp. Câu 3. Trong bộ Linh trưởng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất là: A. tinh tinh* B. vượn gibbon. C. khỉ sóc. D. Gôrila. Câu 4. Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ A. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. B. vượn người và người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi. * C. vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. D. vượn người ngày nay tiến hóa theo cùng một hướng với loài người, nhưng chậm hơn loài người. Câu 5. tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. B. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. * C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở vĩnh phú. D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ tây. Câu 6. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. B. Tăng mật độ các thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. C. Giảm số lượng các thể của quần thể đảm bảo cho số lượng các thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguốn sống của môi trường.* D. Tăng số lượng các thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. Câu 7. Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong chuỗn thức ăn là: A. sinh vật tiêu thụ bậc hai. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc ba. D. Sinh vật sản xuất. * Câu 8. Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn ( đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. B. năng lượng của các bậc dinh dưỡng.* C. sinh khối của các bậc dinh dưỡng. D. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. Câu 9. Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật tiêu thụ.* Câu 10. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở A. động vật. B. vi sinh vật. C. thực vật.* D. động vật và vi sinh vật. II.Tự luận: (5 điểm) Câu 1.Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên? ( 1 điểm) Câu 2. Những đặc diểm thích nghi nào đã giúp cho con người có được khả năng tiến hóa văn hóa? ( 1 điểm) Câu 3. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? ( 1 điểm) Câu 4. ( 1 điểm) :có sơ đồ hình tháp sinh thái sau đây: Cáo : 9,75.10 4 kcal Thỏ : 7,8 . 10 5 kcal Cỏ : 12.10 6 a/ Xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 và của sinh vật tiêu thụ bậc 2? b/ Biết hiêu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật sản xuất bằng 8 % và có đến 92% lượng chất hữu cơ do cây xanh đồng hóa được sử dụng cho các quá trình sống của chúng. Xác định sản lưộng sơ cấp của sinh vật sản xuất và lượng năng lượng của ánh sáng mặt trời cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn trên? Câu 5. ( 1 điểm) -Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống trong rừng có ổ sinh thái hẹp hay rộng? -Một sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi được chuyển ra sống ở nơi khác sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn gì? Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II NĂM 2009 Môn thi : Sinh học – chương trình chuẩn. I/ Trắc nghiệm:( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,2 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C A B B C D B D C II.Tự luận: (5 điểm). Câu Nội dung Điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 - Phần lớn đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên nếu đột biến gen lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình. - Qua sinh sản sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới, gen đột biến lại không có hại. - Đặc điểm thích nghi mà tiến hóa sinh học đem lại cho con người đầu tiên là dáng đi thẳng đứng và sau đó là não bộ phát triển. - Chính não bộ phát triển đã đem lại cho con người khả năng tiến hóa văn hóa. -Khái niệm quần xã sinh vật: Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. - Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật: + Quần thể là một tập hợp những các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. + Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian nhất định a/ Hiệu suất sinh thái - Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1( thỏ): 5 6 7,8.10 12.10 100% = 6,5% - Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2( cáo): 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 4 5 9,57.10 7,8.10 .100% = 1,25% b/ Sản lượng sơ cấp và năng lượng của ánh sáng mặt trời: - Sản lượng sinh vật sơ cấp của sinh vật sản xuất( cỏ): 6 12.10 100% 92% kcal − = 15.10 7 kcal. - Năng lượng của ánh sáng mặt trời cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn: 15.10 7 kcal . 100 8 = 1,875.10 9 - Nơi có độ đa dạng sinh thái cao như rừng mưa nhiệt đới, sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp và rất hẹp. - Sinh vật khi có ổ sinh thái hẹp khi chuyển sang nơi khác có điều kiện sống khác biệt sẽ gặp khó khăn. - Sinh trưởng và phát triển bị trì trệ. - Vì nhiều cá thể không thể sống được trong điều kiện mới. đó là do các nhân tố sinh thái nởi nơi mới nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài đó. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 . lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh. thuận lợi hay khó khăn gì? Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II NĂM 2009 Môn thi : Sinh học – chương trình

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w