Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Rừng phương Nam Rừng cây im lặng quá.. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái ki
Trang 1PHÒNG GD&ĐT SA THĂNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II
NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn Tiếng Việt lớp 5
Thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian giao đề)
-PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1 Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm )
Rừng phương Nam
Rừng cây im lặng quá Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàn rực xuống mặt đất Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi
Chim hót líu lo Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…
Đoàn Giỏi
Lược trích “Đất rừng phương Nam”
Dựa vào nội dung bài “ Đất rừng phương Nam”, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1.Tác giả tả rừng phương nam vào thời điểm nào ?
A Trước lúc bình minh
B Lúc bình minh
C Lúc xế chiều
2 Sự im lặng của rừng Phương Nam được bao trùm cả đoạn thứ nhất là?
A Rừng cây lặng im quá
B Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình
C Chim chóc chẳng nghe con nào kêu
3.Phút yên tĩnh của rừng bị phá vỡ được tác giả tả miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Trang 2A Tả gió,mặt trời
B Tả hơi đất
B Tả gió, mặt trời, hơi nước
4 Cái náo nhiệt của rừng Phương Nam được thể hiện qua chi tiết nào?
A Chim chóc hót líu lo
B Hoạt động của đàn kì nhông và con chó Luốc
C Chim chóc hót líu lo, nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất, mùi hương ngọt ngào lan xa, hoạt động của kì nhông và con chó luốc
5 Nội dung của văn bản là gì ?
A Tả cảnh rừng Phương Nam chuyển từ sự im lặng trước bình minh sang sinh hoạt náo nhiệt lúc mặt trời lên cao
B Tả cảnh im lặng của rừng Phương Nam
C Tả cảnh sinh hoạt náo nhiệt của rừng Phương Nam lúc măt trời lên cao 6.Tác giả dùng mấy từ chỉ màu sắc để tả sự biến hóa cúa của con kì nhông
A 2 màu Đó là ……
B 3 màu Đó là ……
C 4 màu Đó là ……
7.Trong các câu “chim hót líu lo Nắng bốc hoa tràm ngây ngất” Có mấy từ láy ?
B Có 2 từ láy Đó là
C Có 2 tư láy Đó là…
8 Câu “ Chim hót líu lo ” có động từ là
A Chim
B Hót
C Líu lo
9 Chủ ngữ trong câu “ Gió đưa mùi hương ngọt lan xa phảng phất khắp rừng ” là :
A Gió
B Mùi hương ngọt ngào lan xa
C Phảng phất khắp rừng
10.Dấu phẩy trong câu“con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới” có tác dụng gì?
A Ngăn cách các vế câu
B Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C Ngăn cách các từ dùng làm vị ngữ
2 Tập làm văn: (5 điểm)
Tả một cô giáo ( thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp
Hết
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn Tiếng Việt lớp 5 -PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1 Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ở mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1 : Khoanh vào A Câu 6 : Khoanh vào C (xanh, đỏ, vàng, tím xanh) Câu 2 : Khoanh vào A Câu 7 : Khoanh vào B
Câu 3 : Khoanh vào C Câu 8 : Khoanh vào B
Câu 4 : Khoanh vào C Câu 9 : Khoanh vào A
Câu 5 : Khoanh vào A Câu 10 : Khoanh vào C
2 Tập làm văn: (5 điểm)
a Những yêu cầu cần đạt :
- Bài làm bố cục đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài) theo kiểu bài văn tả người
- Tả đúng theo nội dung yêu cầu của đề bài : Đối tượng tả là thầy, cô giáo đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng tốt đẹp
- Hành văn mạch lạc, thể hiện rõ 2 ý (tả người và tình cảm của bản thân đối với người được tả)
- Có nhiều câu văn chân thật, tự nhiên
- Chữ viết dễ đọc, trình bày sạch sẽ, không vi phạm lỗi (hoặc có sai sót nhỏ)
về chính tả, ngữ pháp
b Thang điểm :
- Điểm 5 : Bài làm đạt trọn vẹn cả 5 yêu cầu
- Điểm 4 : Bài làm đạt cả 5 yêu cầu nhưng cách viết con đơn điệu, sai một số lỗi về chính tả, ngữ pháp hoặc trình bày chưa đạt
- Điểm 3 : Bài làm đạt các yêu cầu 1,2 và 5 các yêu cầu 3,4 còn sơ sài, sai 4,5 lỗi chính tả hoặc dùng từ đặt câu chưa chính xác
- Điểm 2: Bài làm dở dang, bố cục không rõ ràng, không đủ yêu cầu của đề hoặc xa đề
- Điểm 1 : Học sinh làm lạc đề, chưa đúng yêu cầu của đề
(Các mức độ còn lại, tuỳ nội dung, bài làm của HS mà GV xem xét, đánh giá và cho điểm )
* Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, mà trừ điểm sao cho
phù hợp