1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

MA HOÀNG (Kỳ 2) ppsx

6 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MA HOÀNG (Kỳ 2) Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bge. Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Họ Ma hoàng (Ephedraceae). Mô Tả: Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ. Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn. Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm. Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc. Thu hái, Sơ chế: Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô. Bộ phận dùng: Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát là tốt. Mô tả dược liệu: Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học). Bào chế: + Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế). + Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế). + Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng. Thành phần hóa học: Trong Ma hoàng có: + Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dược Học Học Báo 1989, 24 (11): 865). + Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697). + a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2- en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn - Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402). + Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và cộng sự. C A, 1977, 87: 81247p). Tác dụng dược lý: + Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học). + Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học). + Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (Thực Dụng Trung Y Học). + Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963). + Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn. Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, . MA HOÀNG (Kỳ 2) Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bge. Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Họ Ma hoàng (Ephedraceae). Mô Tả: Thảo ma hoàng (Ephedra. dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963). + Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN