CHỈ THỰC (Kỳ 1) potx

6 288 0
CHỈ THỰC (Kỳ 1) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỈ THỰC (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc chỉ thưc còn goi Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp. Tác dụng: + Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa). + Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học). + Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo). + Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học). + Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải). + Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân). + Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học). + Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị ngực bụng căng đầy, thực tích đàm trệ, đại tiện không thông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng: Dùng từ 4 – 12g. Kiêng kỵ: + Tỳ Vị hư yếu, phụ nữ có thai, không nên dùng (Trung Dược Học). + Không có khí trệ thực tà, tỳ vị hư hàn mà không có thấp và tích trệ thì cấm dùng: Sức yếu và đàn bà có thai nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CHỈ THỰC Tên gọi: Chỉ có nghĩa là tên cây, thực là quả, nên gọi là Chỉ thực. Tên Hán Việt khác: Đổng đình, Niêm thích, Phá hông chùy, Chùy hông phích lịch (Hòa Hán dược khảo). Tên khoa học: Fructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii Immaturi Họ khoa học: Thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Chỉ thực là quả trấp hái vào lúc còn non nhỏ của cây Citrus Hystric D.C cây nhỡ rậm lá, có gai dài. Lá đơn mọc so le, hình bầu dục, dài 7-10cm. Hoa năm cánh trắng, thơm. Quả có vỏ sù sì, màu vàng nhạt, vỏ dày, vị đắng nhiều hạt (Xem thêm Chỉ xác). Phân biệt: (1) Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học Cam (Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở Trung Quốc còn dùng Chỉ thực hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirus trifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay Câu đầu đăng, Bì đầu đăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác. (2) Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu, đó là quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mắt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có các túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu gà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Có chất cứng chắc, vị đắng chát, mùi thơm nhẹ. . CHỈ THỰC (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc chỉ thưc còn goi Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp. Tác dụng:. thơm. Quả có vỏ sù sì, màu vàng nhạt, vỏ dày, vị đắng nhiều hạt (Xem thêm Chỉ xác). Phân biệt: (1) Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học. Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác. (2) Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu, đó là quả nguyên đường

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan