1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 1) potx

6 497 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 172,17 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 1) Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt). Việc xây dựng công thức huyệt tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau: - Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ. - Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh. - Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu. I. CHỌN HUYỆT THEO NGUYÊN TẮC TẠI CHỖ Là cách chọn những huyệt ở chỗ đau, và lân cận nơi đau. Nói chung, mỗi huyệt đều có ba loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ là cách vận dụng đặc điểm đầu tiên về tác dụng điều trị của huyệt. Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ: - Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ. - Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt Ấn đường, Toản trúc - Đau răng: chọn các huyệt Giáp xa, Địa thương, Hạ quan. Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau nhức. II. CHỌN HUYỆT THEO LÝ LUẬN ĐƯỜNG KINH Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị. - Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó. - Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân. - Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên - lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những luật nhất định về phối hợp huyệt. Dưới đây là những cách chọn huyệt theo nguyên tắc đường kinh: A. CHỌN HUYỆT NGUYÊN - LẠC CỦA 12 ĐƯỜNG KINH CHÍNH 1. Hệ thống nguyên lạc: Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương). Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu - lý (bên trong và bên ngoài) với một kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị). Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạc. Sự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên - lạc. Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B. Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A. Mối liên hệ nguyên - lạc trên được biểu thị bằng sơ đồ sau: Tên huyệt nguyên lạc của 12 kinh chính: KINH MẠCH NGUYÊN LẠC Phế Thái uyên Liệt khuyết Đại trường Hợp cốc Thiên lịch Tâm bào Đại lăng Nội quan Tam tiêu Dương trì Ngoại quan Tâm Thần môn Thông lý Tiểu trường Uyển cốt Chi chính Can Thái xung Lãi câu Đởm Khâu khư Quang minh Tỳ Thái bạch Công tôn Vị Xung dương Phong long Thận Thái khê Đại chung Bàng quang Kinh cốt Phi dương . chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau: - Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ. - Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh. - Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu. I. CHỌN HUYỆT THEO NGUYÊN TẮC TẠI. NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 1) Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt) . Việc xây dựng công thức huyệt tuân. trị của huyệt. Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ: - Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ. - Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN