NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 2) pptx

5 426 1
NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 2) 2. Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc: - Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các bệnh lý hư. Ví dụ: + Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm Thái uyên (huyệt nguyên của Phế) và Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường). + Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế). - Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư. Những ví dụ: + Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế). + Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường). B. CHỌN HUYỆT DU - MỘ Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ. 1. Hệ thống du - mộ huyệt của 12 đường kinh: - Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ : + Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 - 4, dù thuộc về kinh Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên quan đến hô hấp). + Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 - 12, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến tiêu hóa). + Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 - 5, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý có liên quan đến ruột già). - Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các đường kinh chính đi qua bụng. Ví dụ: + Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn 4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào (có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch). + Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa). + Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên quan đến tiết niệu). Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này đại diện. Du và mộ huyệt của 12 đường kinh: KINH MẠCH MỘ DU Tâm Cự khuyết Tâm du Can Kỳ môn Can du Tỳ Chương môn Tỳ du Phế Trung phủ Phế du Thận Kinh môn Thận du Tâm bào Đản trung Tâm bào du Đại trường Thiên xu Đại trường du Tam tiêu Thạch môn Tam tiêu du Tiểu trường Quan nguyên Tiểu trường du Vị Trung quản Vị du Đởm Nhật nguyệt Đởm du Bàng quang Trung cực Bàng quang du . NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT (Kỳ 2) 2. Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc: - Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ. một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ. 1. Hệ thống du - mộ huyệt của 12 đường kinh: - Huyệt du: là những huyệt. thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế). + Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường). B. CHỌN HUYỆT

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan