1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sâu răng sữa có cần điều trị? pptx

3 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 122,79 KB

Nội dung

Sâu răng sữa có cần điều trị? Sâu răng là một quá trình bệnh lý của sự phá hủy cục bộ tổ chức răng do vi khuẩn. Một số yếu tố liên quan đến sâu răng ở trẻ em Chất đường: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được, cần phải có sẵn nguồn chất đường cho sự chuyển hóa để sinh ra axít và chính điều này sẽ làm mất khoáng men gây sâu răng. Mảng bám: Các vi khuẩn gây sâu răng như streptococus mutans, lactobacillus acidophillus tụ lại thành một quần thể góp phần tạo nên mảng bám. Quần thể vi khuẩn này phát triển bám trực tiếp vào bề mặt răng phân hủy chất đường, tạo điều kiện thuận lợi khởi phát sâu răng. Thói quen ăn uống: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sâu răng xuất hiện ở trẻ em không phải chỉ do số lượng đường lên men tiêu thụ, mà còn do độ đậm đặc và số lần sử dụng. Vì thế thói quen ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu ăn chất ngọt lặp lại dưới dạng ăn vặt giữa các bữa ăn chính có thể làm cho vi khuẩn lên men, tạo tình trạng axít tấn công gần như thường xuyên diễn ra trên bề mặt răng. Không có thói quen vệ sinh răng trước khi đi ngủ có liên quan nhiều đến sâu răng. Ở trẻ nhỏ, việc bú bình kéo dài hoặc dùng núm vú giả được làm ngọt, đặc biệt trong khi ngủ có thể gây hại cho răng. Răng: Những bề mặt răng có hố rãnh quá sâu dễ lắng đọng thức ăn và vi khuẩn, hoặc các răng sắp xếp không ngay ngắn, chen chúc nhau khiến khó làm sạch bằng phương pháp vệ sinh, gây tích tụ nhiều mảng bám sẽ tạo thuận lợi cho sâu răng. Tiến triển của sâu răng Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn, tuy nhiên tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men. Nếu đo độ cứng sẽ thấy giảm so với men lành. Giai đoạn này nếu bôi gel fluor vào bề mặt răng có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi. Nếu không xử trí, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men), sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng. Lỗ sâu thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng. Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống Men răng sữa mỏng và ít khi đạt 1mm, ngà răng cũng mỏng và nhiều vùng kém vôi hóa nên sâu răng sữa tiến triển rất nhanh và tiến vào sâu có thể gây viêm tủy chỉ trong khoảng 2-3 tháng. Sâu răng sữa thường lan tỏa, rất nhạy cảm, nếu tủy bị viêm thì trẻ rất đau khi có các yếu tố kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào lỗ sâu và có thể đau tự nhiên thành cơn và đau nhiều về đêm. Khi răng đã bị sâu nặng, việc chữa sẽ phức tạp hơn và sự hợp tác của trẻ cũng khó khăn hơn. Chức năng của răng sữa Có quan điểm cho rằng sâu răng sữa không thành vấn đề vì dù gì nó cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng đó là quan niệm sai lầm vì khi sâu răng sữa trẻ rất đau, ảnh hưởng nhiều đến nhai và sức khỏe của trẻ; nhổ răng sữa sớm cho trẻ nhỏ rất khó khăn; mầm răng vĩnh viễn có thể bị hủy hoại bởi áp-xe quanh chân răng sữa; răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí nếu răng sữa bị nhổ quá sớm. Chính vì vậy mà sâu răng sữa cũng cần phải điều trị. Chức năng của răng sữa: Cắt, xé, nhai nghiền nát thức ăn. Chức năng này giúp cho trẻ nhai tốt, từ đó trẻ mới có thể tiêu hóa tốt và phát triển bình thường. Chức năng giữ chỗ: Răng sữa giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Chức năng phát âm: Mất sớm các răng sữa phía trước có thể gây khó khăn cho việc phát âm. Chức năng thẩm mỹ: Mất sớm răng cửa sữa sẽ tạo cho trẻ tâm lý mặc cảm. Răng sữa khi bị tổn thương sâu, cha mẹ phát hiện tương đối dễ dàng bằng các triệu chứng như trẻ sẽ đau khi ăn uống hoặc đau tự nhiên, đau về đêm hoặc nhìn thấy mặt răng có tổn thương thành lỗ và đổi màu sẫm ở lỗ sâu. Khi đó cần đưa trẻ đi khám ngay ở chuyên khoa răng hàm mặt để có phương pháp chữa trị phù hợp. Phòng sâu răng - Tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng bằng các biện pháp dùng fluor toàn thân (dùng viên fluor, fluor hóa muối ăn, fluor hóa nước uống) hay tại chỗ (kem đánh răng có fluor, nước súc miệng có fluor); cung cấp một chế độ ăn cân đối cho cả mẹ và con. - Ức chế tác dụng của vi khuẩn mảng bám bằng các biện pháp cơ học: chải răng, lấy sạch mảng bám bằng các phương pháp hóa học và sinh học như súc miệng có chất sát khuẩn như chlorhexidin - Giới hạn tác dụng sinh axít của các chất đường bằng cách điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống. . Sâu răng sữa có cần điều trị? Sâu răng là một quá trình bệnh lý của sự phá hủy cục bộ tổ chức răng do vi khuẩn. Một số yếu tố liên quan đến sâu răng ở trẻ em Chất đường: Vi khuẩn gây sâu. bởi áp-xe quanh chân răng sữa; răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí nếu răng sữa bị nhổ quá sớm. Chính vì vậy mà sâu răng sữa cũng cần phải điều trị. Chức năng của răng sữa: Cắt, xé, nhai nghiền. tạo thuận lợi cho sâu răng. Tiến triển của sâu răng Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn, tuy nhiên tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng

Ngày đăng: 08/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w