ĐẢNG BỘ SỞ NN-PTNT KG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ THANH TRA SỞ Rạch Giá, ngày tháng năm 2008 BẢN THU HOẠCH, TỰ LIÊN HỆ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN CỦA ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2008 - Họ và tên: Võ Quốc Trung - Sinh hoạt tại chi bộ: Thanh tra Sở NN-PTNT - Đảng bộ: Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang. Qua nghiên cứu, học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân đã thu hoạch được những vấn đề chính về nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó phấn đấu và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau: 1. Về nhận thức: a. Chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” * Những nội dung cơ bản về thực hành, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu + Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi mục đích cao nhất của tiết kiệm, dù là tiết kiệm của cải, thời gian của mình, của tập thể hay của nhà nước đều là vì nhân dân, vì đất nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung của tiết kiệm gồm 3 điểm, bao quát các mối quan hệ trong sản xuất và đời sống xã hội là: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ và tiết kiệm tiền của. Người chỉ rõ: tất cả mọi người đều phải tiết kiệm, nội dung tiết kiệm phải thật cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình. Và thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân; luôn luôn tiết kiệm tiền của của nhà nước, từ cái nhỏ đến cái lớn, tiết kiệm thời gian của mình và của ngưới khác; Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hành tiết kiệm; Người kên gọi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm vì cách mạng, vì tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. 1 + Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 3 nguy hại lớn của tham ô, lãng phí, quan liêu: - Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và chính phủ; - Tham ô, lãng phí, quan liêu là tội ác; - Muốn trừ sạch tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Người khẳng định: - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng; - Chống tham ô, lãng phí, quan liên là dân chủ; - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp cách mạng mau đi tới thắng lợi. * Những tác hại của tham ô, lãng phí, quan liêu Tham ô, lãng phí, quan liêu làm là kẻ thù khá nguy hiểm, là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến, nó làm hỏng công việc của ta; làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta; làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng của ta; làm phá hoại sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân; nhất là làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. * Ý nghĩa của việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng: tức là để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ ta tiến bộ; - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ: tức là phải dựa vào lực lượng quần chúng để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh, mới thành công. quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng. - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch: tức là giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa; giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, nâng cao đời sống của nhân dân; giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân; giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào. 2 b. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chủ tịch. * Trước hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân ta lúc đó được tiến hành trong điều kiện tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Vì vậy mọi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, dám chấp nhận hy sinh, gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của tổ quốc, của Đảng lên trên hết; phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, xa rời quần chúng, kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức. Lúc này, xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc, đặc biệt là công tác tư tưởng, tổ chức, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưởng trên các mặt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và được nhà xuất bản Sự thật xuất bản, phát hành năm 1948. * Nội dung cơ bản của tác phẩm - Sửa đổi lối làm việc của Đảng- yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng; - Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn; - Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng; - Vấn đề đạo đức cách mạng; - Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của đảng; - Phương thức lãnh đạo của Đảng; - Phương thức tuyên truyền, vận động quần chúng. * Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm - Sửa đổi lối làm việc có ý nghĩa phương pháp luận đặc biệt sâu sắc. Nó thể hiện những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh; - Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các mặt cơ bàn hợp thành nội dung công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng, kiến thiết đất nước; - Những nội dung lý luận trong Sửa đổi lối làm việc là sự kế thừa lý luận , Mác- Lênin về xây dựng Đảng, vừa bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận đó trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của nhân tố đạo đức trong việc nâng cao uy tín, sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng; 3 - Sửa đổi lối làm việc đã giải đáp một cách khoa học mối quan hệ giữa các khâu của công tác xây dựng Đảng: Cán bộ, đảng viên cần tu dưởng, rèn luyện đạo đức và năng lực làm việc để trở thành cán bộ tốt; xây dựng thể chế là biện pháp thực thi việc quản lý, điều hành công việc trên nguyên tắc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; thể chế, cơ bản nhất là thể chế dân chủ, có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa sự lộng quyền trong sử dụng quyền lực; - Tác phẩm là tài liệu học tập thiết thực, bổ ích trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành những người cách mạng trung thành với sự nghiệp của Đảng, của nhân dân, góp phần tạo động lực đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công; - Tác động tích cực tới đông đảo quần chúng nhân dân, mang lại sự hứng khởi, niềm tin tưởng cho họ vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo với mục tiêu duy nhất: Phục vụ nhân dân, vì độc lập dân tộc, vì ấm no, hạnh phúc của mọi người dân; làm cho quần chúng nhân dân tin yêu Đảng, chủ động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước; - Ra đời trên 60 năm nay, nhưng tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vẫn là một trong những văn kiện quan trọng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Học tập và làm theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, đổi mới phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thật sự trở thành một Đảng cầm quyền, là đạo đức, là văn minh như mong muốn của Bác Hồ. 2. Phần liên hệ bản thân a. Ưu điểm - Về lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lối làm việc trong cơ quan, đơn vị Bản thân đã kêu gọi cán bộ, công chức trong đơn vị tích cực, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng những hành động và việc làm cụ thể liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày của mỗi cá nhân; làm cho mỗi cá nhân trong đơn vị luôn luôn có ý thức được rằng tiết kiệm là yêu nước, tiết kiệm là có lợi cho đơn vị trong đó có bản thân của mỗi cá nhân. Kêu gọi tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từng cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm để phục vụ một cách tốt nhất cho nhân dân, cho đất nước. - Về ý thức và thực hành tiết kiệm 4 Luôn lấy tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm, thực hành tiết kiệm là mục tiêu phấn đấu của bản thân. Triệt để thực hành tiết kiệm tại cơ quan nơi công tác cũng tại gia đình. - Về chống tham ô, lãng phí quan liêu Luôn lấy tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu là mục tiêu phấn đấu của bản thân. Đồng thời đấu tranh chống hiện tượng hay những biểu hiện của hiện tượng tham ô, lãng phí, quan liêu ở cơ quan mình đang công tác cũng như ngoài xã hội. - Về lối làm việc của bản thân Giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Gương mẫu thực hành nếp sống văn minh trong quan hệ gia đình, cơ quan và ở địa phương nơi cư trú. Tích cực, nhiệt tình và luôn cố gắng để hoàn thành tốt công việc đựoc giao. b. Hạn chế, thiếu sót - Việc thực hành tiết kiệm tại cơ quan và gia đình đôi khi còn xem nhẹ; - Việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu, ở mức độ hình thức; 3. Phương hướng phấn đấu, tu dưởng, rèn luyện - Triệt để thực hành tiết kiệm cả ở gia đình cũng như tại cơ quan nơi đang công tác; - Tích cực đấu tranh bằng những việc làm cụ thể để chống lại bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu ở cơ quan cũng như ngoài xã hội; - Mạnh dạn đấu tranh, phê và tự phê bình trên tinh thần xây dựng, hướng đến sự tiến bộ nhằm ngăn ngừa bệnh quan liêu, lãng phí và tham ô./. NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH 5 . ĐẢNG BỘ SỞ NN-PTNT KG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ THANH TRA SỞ Rạch Gi , ngày tháng năm 2008 BẢN THU HOẠCH, TỰ LIÊN HỆ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN CỦA ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC thực. tư tưởng, tổ chức, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Để có tài liệu cho cán b , đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưởng trên các mặt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc,. với nhân dân, đổi mới phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thật sự trở thành một Đảng cầm quyền, là đạo đức, là văn minh như mong muốn của Bác Hồ. 2. Phần liên hệ bản thân a.