Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

(1) Tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước

được cho là thấp :

Giải pháp:

- Tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của người dân, nâng cao trách nhiệm giải

trình của cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, đảm bảo chất lượng chính sách và hiệu lực quản lý nhà nước, thực thi chế độ pháp quyền và thực hiện chính quyền công khai minh bạch.

- Chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ để hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Đặc biệt quan tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý, các nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh và phát triển.

Ví dụ :Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, sửa đổi hàng loạt đạo luật về tổ chức bộ máy Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Uỷ ban nhân dân

và Hội đồng nhân dân các cấp, sửa đổi Luật giám sát Quốc hội, sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai 2003 và xây dựng hàng chục đạo luật khác, tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực hơn vào quản trị quốc gia (Nghị quyết ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII).

(2) Chất lượng chính sách và năng lực điều hành của cơ quan nhà nước kém cải thiện :

Giải pháp :

- Một trong những nguyên nhân chất lượng hệ thống thể chế tại Việt Nam còn hạn chế là do chưa thực hiện công cụ đánh giá tác động pháp luật (RIA-công cụ kiểm soát chất lượng xây dựng pháp luật và đánh giá tác động pháp luật một cách nghiêm túc). Năm 2010 có 22/25 dự án luật có RIA. Tuy nhiên chất lượng báo cáo RIA hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung, chưa xác định rõ vấn đề bất cập, đặt mục tiêu quá chung chung… còn tồn tại một số lý do nữa là số lượng văn bản pháp luật tăng nhanh trong khi chất lượng của nhiều văn bản chưa đảm bảo; thiếu cơ quan đầu mối, các công cụ, tiêu chí kiểm soát văn bản; chưa chú trọng tới các giải pháp thị trường, thiếu biện pháp thị trường để điều tiết…

- Để đảm bảo tính hiệu quả và hữu hiêu của các văn bản quy phạm pháp luật với đặc điểm cụ thể của Việt Nam hiện nay, việc thiết lập một cơ quan độc lập có vai trò điều phối, giám sát, thẩm định quy trình ban hành văn bản chính sách và đánh giá tác động của chính sách là không khả thi bởi sẽ dẫn tới sự chồng chéo, thậm chí xung đột với chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành. Vì vậy, thay vì thiết lập một cơ quan như vậy, cải cách thể chế cần tiếp tục tập trung vào việc công khai hóa, minh bạch hóa hơn nữa quá trình xây dựng văn bản và quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản và công khai hóa kết quả thẩm tra, thẩm định văn bản.

(3) Mức độ thực thi pháp luật tuân thủ chế độ pháp quyền chưa ổn định, thậm chí được đánh giá thấp trong khu vực:

- Nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng, chủ thể khác nhau bằng việc đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo lập thói quen tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật cho các đối tượng xã hội.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra và các cơ quan khác có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật

(4) Tính công khai và minh bạch của chính sách kém được cải thiện Giải pháp :

- Bảo đảm sự tham gia các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình lập đề nghị,

soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua việc cho ý kiến đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà

nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc, nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Sự tham gia này là một trong những điều kiện quan trọng và không thể thiếu giúp bảo đảm tính khả thi của văn bản trong thực tiễn thi hành, bảo đảm pháp luật sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân góp phần bảo đảm hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)