Quyền bảo vệ tài sản ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Quyền bảo vệ tài sản ở Việt Nam vẫn đang được phát triển. Vì nhà nước vẫn có quyền thu hồi lại đất để phát triển kinh tế xã hội. Theo luật doanh nghiệp và luật kinh doanh bất động sản mới được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2014, đất đai chỉ có thể được thu hồi nếu được coi là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích của cộng đồng hoặc quốc gia, và phải được Thủ tướng Chính phủ Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, việc xác định đất bị thu hồi để phát triển kinh tế xã hội còn lỏng lẻo, có nhiều tranh chấp pháp lý giữa người chủ đất và chính quyền địa phương. Tranh chấp trong việc sử dụng đất là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho một bộ phận nhân dân phản đối xã hội ở nước ta. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể phát hiện ra các tranh chấp về đất đai thông qua các hoạt động M & A( mua bán và sáp nhập) khi họ mua vào một công ty địa phương. Từ đó có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài không còn muốn đầu tư vào Việt Nam nữa làm vốn đầu tư của Việt Nam giảm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Quyền bất động sản ở Việt Nam được chia thành quyền sở hữu đất tập thể của Chính phủ, quyền sử dụng đất và quyền xây dựng đất có thể được tách riêng. Tất cả đất đai ở Việt Nam đều thuộc sở hữu chung và do Nhà nước quản lý và do đó cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đều không được sở hữu đất. Phần lớn đất đai ở Việt Nam (94,5%) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bảng: Xếp hạng bảo hộ quyền tài sản năm 2014

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới Quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vấn đề:

- Năm 2009, Việt Nam đã sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn thiếu sự rõ ràng trong cách áp đặt hình phạt đối với người vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.

- Mặc dù Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và cả những thách thức mới đang nổi lên. Việt Nam vẫn nằm trong danh sách Special 301 Watch List. Năm 2015, Việt Nam đã có những kết quả khác nhau trong nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu- Việt Nam được coi là nhân tố tác động tích cực đến việc này. Tuy nhiên vi phạm bản quyền vẫn phổ biến và tác

động của nạn sao chép và việc tăng tỉ lệ hàng giả mạo bán trực tuyến tiếp tục làm suy yếu môi trường IPR. Khả năng ngày càng tinh vi của những người làm hàng giả trong nước cùng với việc phát triển các tuyến buôn lậu qua biên giới Việt Nam cũng là những xu hướng đáng lo ngại.

- Hải quan có thẩm quyền tịch thu và tiêu hủy hàng giả, và có thể buộc tội người làm hàng giả. Các cơ quan quyền SHTT của Việt Nam đã theo dõi và báo cáo việc bắt giữu hàng giả, tuy nhiên các dữ liệu này rất khó để xác định do phương pháp thu thập không đồng nhất và được đóng góp bởi 63 tỉnh thành. Các cơ quan SHTT đã nỗ lực để cải thiện việc theo dõi trong những năm gần đây nhưng sự phối hợp giữa họ để tổng hợp tài liệu vẫn còn rất yếu.

- Bộ Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) đã thực hiện 55 cuộc thanh tra vào năm 2015, thấp hơn so với 2014 là 9 lần. Tuy nhiên các thanh tra viên đã phát hiện gần như cùng 1 số vi phạm: 41 so với năm trước là 42, và đã ban hành 37 hình phạt tương đương với số tiền bị phạt năm 2014. Các thanh tra viên MOST cũng đã báo cáo đã tiêu hủy 17000 mặt hàng giả mạo, nhãn hiệu và phụ kiện thời trang. Loại bỏ các khía cạnh vi phạm của 73000 hàng hóa vi phạm, chủ yếu là thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tháng 5 năm 2015, thanh tra MOST đã phát hiện ra 1 cơ sở tại Hà Nội sản xuất 1607 túi xách giả các nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm: Dior, Hermes, và Luois Vuitton. Vụ án đã được chuyển cho cảnh sát để điều tra hình sự thêm.

- Năm 2015, thanh tra MOST đã phối hợp với Bộ Công An tiến hành kiểm tra việc tuân thủ cấp phép phần mềm đối với 89 cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước, cùng tỉ lệ kiểm tra so với năm 2014. Các cơ quan đã phát hiện 81 vụ vi phạm. Phạt 114500 USD, tăng 40% so với năm trước.

- Năm 2015, Cục bản quyền tác giả Việt Nam đã xử lý 31 khiếu nại liên quan đến bản quyền (tăng 24% so với năm 2014). Ngoài ra, COV báo cáo rằng họ đã phát hành 5510 giấy phép bản quyền vào năm 2015, tăng 17% so với năm trước.

- Việc bồi thường đáng kể các vi phạm về sở hữu trí tuệ chỉ có trong phần luật về quyền sở hữu trí tuệ của Luật SHTT, Việt Nam vẫn chưa thành lập các tòa án đặc biệt về SHTT, và kiến thức về các vấn đề SHTT trong hệ thống tư pháp vẫn còn thấp. Những cải tiến đáng kể vẫn còn cần thiết, nhưng các chuyên gia pháp lý lạc quan rằng hệ thống tòa

án đang dần cải thiện khả năng xử lý các vụ kiện IP dân sự. Các tội phạm hình sự đang bị truy tố theo Bộ luật Hình sự, và thủ tục tố tụng hình sự được quy định theo Bộ luật trên. Tuy nhiên, việc truy tố hình sự hiếm khi được sử dụng để truy tố các vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra nhóm cũng tìm được bộ dứ liệu của WGI đo lường chất lượng thể chế của Việt Nam :

Bộ dữ liệu của WGI (Chỉ số quản trị toàn cầu), với sáu thành tố, cung cấp cách tìm hiểu và đo lường các khía cạnh về chất lượng thể chế (hoặc quản trị). WGI đã đo lường sáu chiều cạnh chất lượng thể chế kể từ năm 1996. Tiếng nói và chất lượng giải trình; ổn định chính trị và không có bao lực: hiệu lực của chính quyền; chất lượng điều tiết kinh doanh; thượng tôn pháp luật (pháp quyền); và kiểm soát tham nhũng. Cac chỉ số

này đo lường cảm nhận về “quy trình chọn lựa, giám sát và thay thế bộ máy cầm quyền; năng lực hoạch định và thực hiện chính sách của chính phủ; sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với những thể chế chi phối các tương tác kinh tế, xã hội” Theo các số liệu về chất lượng thể chế của các nước trên thế giới do Ngân hàng Thế giới công bố, chất lượng thể chế Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 hầu như không có cải thiện, nếu không muốn nói là xấu đi (bảng dưới). Nguồn: Ngân hàng thế giới.

Trong giai đoạn này chỉ có chỉ số về ổn định chính trị luôn trên mức trung bình của thế giới và có cải thiện chút ít trong thời gian qua. Việt Nam hầu như không cải thiện được chất lượng thể chế các trụ cột khác.

Chỉ số tính hữu hiệu của Chính phủ luôn nằm dưới điểm trung bình và trong xu hướng giảm dần. Chỉ số này cho thấy chất lượng dịch vụ công, chất lượng hoạt động của cơ quan chính phủ, chất lượng chính sách và thực thi chính sách, độ tin cậy của các cam kết của Chính phủ trong giai đoạn 2007-2012 đang ngày càng kém dần và nằm dưới mức trung bình.

Tương tự chỉ số chất lượng điều tiết (regulatory quality) cũng giảm đều trong cùng thời gian. Chỉ số này cho thấy năng lực xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân ngày càng kém

Có hai chỉ số thể hiện sự cải thiện khá rõ đó là chỉ số kiểm soát tham nhũng và chỉ số tiếng nói của người dân và mức độ giải trình. Tuy nhiên hai chỉ số này lại đang nằm ở nhóm thấp nhất của thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w