Bảo đảm quyền tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

nhân sau khi văn bản được ban hành.Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua hoặc ký ban hành, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện một số hoạt động như: công bố văn bản quy phạm pháp luật; đăng Công báo; đăng tải văn bản

quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Các hoạt động nêu trên là hết sức quan trọng, để bảo đảm công khai văn bản với người dân, giúp mọi người biết được quyền, nghĩa vụ của mình để thực hiện cho đúng pháp luật. bên cạnh việc đăng tải toàn văn dự thảo văn bản, cơ quan lấy ý kiến cần xác định nội dung lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến kiến; tập trung vào những chính sách lớn, quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân.

- Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức lấy ý kiến trong việc phản hồi đối với các ý kiến góp ý, phản biện. Theo đó, cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và phải đăng tải báo cáo tiếp thu, giải trình trên trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội

(5) Kiểm soát tham nhũng kém hiệu quả :

Giải pháp :

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Cơ quan Kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư công. Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng.

- Thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống tham nhũng, lãng phí,dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong

các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí. - Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành quy chế về việc nhân dân giám sát tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

- Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng chống tham nhũng. Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

- Trong thiết kế thể chế rất cần chú trọng vào hình thành các động lực, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền, tạo không gian chủ động cho các địa phương. Quá trình hoàn thiện thể chế cần tạo đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; quy định minh

bạch ba cơ chế về phân quyền, phân cấp và ủy quyền cho địa phương; đồng thời tạo cơ chế để tăng cường hiệu lực kiểm tra, thanh tra của Chính phủ đối với chính quyền địa phương.

- Thể chế tốt, bảo đảm nhà nước pháp quyền, quyền dân chủ của người dân và phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại sẽ khơi dậy được cao nhất sức mạnh tổng hợp và các nguồn lực cho sự phát triển.Và như vậy, thể chế có vai trò quyết định đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Để có một thể chế tốt, chất lượng cao phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và xã hội.

- Tăng cường đảm bảo các quyền tài sản Chương trình cải cách nhằm tăng cường đảm bảo quyền tài sản có thể tập trung vào minh bạch trong các quy định và hệ thống thực thi các quy định về quyền tài sản và ở cấp độ thấp hơn là cần ban hành các hướng dẫn chặt chẽ hơn nhằm giảm bớt sự tùy tiện trong ứng xử của các chủ thể có liên quan tới tài sản. Vấn đề chính cần giải quyết trong thời gian ngắn và trung hạn sắp tới là giảm bớt cơ hội trục lợi trong việc định giá và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trước hết, cần thực thi nghiêm túc những quy định về công khai thông tin về giao dịch đất đai dựa vào cơ chế đấu giá và (trong chừng mực có thể) các quy định về giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Toàn bộ thông tin địa chính, bao gồm các mô tả về loại bất động sản, các quyền trên bất động sản đó, và những hạn chế về sử dụng phải được công khai cho công chúng. Cần giảm thiểu các loại phí liên quan đến việc tiếp cận thông tin theo hướng các loại phí này được quy định sát với chi phí thực sự phát sinh phục vụ việc cung cấp thông tin. Việc lập quy hoạch sử dụng đất cần được công khai toàn bộ để tham vấn công chúng. Những thay đổi trong chế độ sử dụng đất cần được thực hiện theo kế hoạch được dự tính trước trong đó có thời gian tham vấn ý kiến người dân thay cho cách thức thực hiện còn khá tùy tiện. Các cơ chế giám sát đối với vi phạm thủ tục cần được siết chặt. Cuối cùng, các quy định về trường hợp chính quyền được phép thu hồi đất của dân cần được thắt chặt theo hướng cơ quan thu hồi phải chứng minh được lý do vì mục đích công cộng của việc thu hồi và người có đất bị thu hồi được đền bù sát hơn với giá thị trường. Về lâu dài, cần tiếp tục tăng cường khung pháp lý về quyền sở hữu tài sản, thậm chí cả

việc đa dạng hóa hình thức sở hữu bất động sản. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư thương mại cần giải phóng mặt bằng đều phải thực hiện dựa trên sự thương lượng tự nguyện của người có đất bị ảnh hưởng khi triển khai dự án thay vì để nhà nước đứng ra thu hồi. Việc thu hồi chỉ đặt ra với dự án nhằm cung cấp hàng hóa,dịch vụ công cộng

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)