Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
4,34 MB
Nội dung
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Lớp K14S1 - Nhóm 4_Tổ 4 Bài thu hoạch: Bài 3: ĐA DẠNG VỀ HỆ SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM Giáo Viên Hướng Dẫn: CN-GV Mai Thò Hồng Thái Sinh viên thực hiện: Phú Thò Hạnh Nguyễn Thò Huyền Mơ Lương Quốc Hoàng Kha Câu 1: Trình bày tóm tắt nội dung chính của băng hình “Khu bảo tồn biển Hòn Mun” Việt Nam có bờ biển trải dài 3260km bao gồm cửa sông ,thềm lục địa và các vùng biển khơi ,với các hệ sinh thái cận ôn đới ở phía bắc cho đến các hệ sinh thái nhiệt đới ổ miền Trung và miền Nam.Vùng biển Việt Nam được xem là vùng biển có tính đa dạng sinh học rất cao .Theo các nhà khoa học môi trường biển là nơi có sự đa dạng lớn nhất về các khuôn hệ sinh vật so với các hợp phần khác của sinh quyển .Dựa vào độ sâu và các đặc tính lý .hóa sinh học mà môi trường biển phân chia theo 2 môi trường chính đó là : môi trường biển khơi và môi trường đáy .Các loài sinh vật biển sống ở môi trường biển khơi thường bơi lội trong suốt đời sống của mình như các loài sinh vật nỗi : cá,mực Trong khi đó các loài sống trong môi trường đáy thường định cư trên nền đáy hoặc có thể sống trôi nổi trong 1 giai đoạn nào đó trong vòng đời như : trai,sò ớc tôm cua Từ những sinh vật có kích thước nhất là các loài vi khuẩn ,thực vật phù du đến các lồai thuộc nhóm động vật nỗi như : sứa .giáp xác ,cá mực và các nhóm sinh vật đáy bao gồm san hô ,rong hải quỳ .trai sò Tất cả cùng tao nên 1 quần thể sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Ngoài ý nghĩa về sinh thái , sinh học phục vụ cho mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học ,đa dạng sinh học biển còn mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ,tạo nguồn thu nhập chính hco các ngư dân trong hoạt động khai thác hải sản .Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng biển của nước ta vẫn chưa được sự bảo vệ hợp lý và quản lý hiệu quả . Với diện tích gần 160km2 ,ôm lấy phần nước trong vịnh Nha Trang và nhóm 9 khóm đảo nằm cách bờ biển Nha Trang gần 10km ,khu vực biển Hòn Mun được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học biển rất cao .Do đặc điểm môi trường nước trong sạch thích hợp cho các quần thể sinh vật và san hô sinh sản phát triển .Qua các chuyến khảo sát và đánh giá ,các nhà nghiên cứu phát hiện quanh khu vực Hòn Mun có trên 350 loài san hô trong tổng số 800 loài san hô cứng trên thế giới chiếm khoảng 50% loài và 80% lưới san hô thuộc vùng Ấn Độ Thái Bình Dương .Tròn đó có một số loài san hô là phát hiện mới ở vùng biển Việt Nam , tạo nên 1 hệ sinh thái rạn san hô phong phú và đa dạng. San hô trong khu vực biển Hòn Mun thuộc kiểu gần bờ do san hô tạo rạn chủ yếu ,những rạn san hô này phân bố và phát triển gần ven bờ quanh các đảo ở khu vực Hòn Mun .San hô có thể phân ố rộng khắp quanh các đại dương thế giới nhưng chỉ có san hô sống ở vùng nước nhiệt đới nông và ấm là có tốc đô sinh trưởng nhanh để tạo thành rạn .San hô được cấu tạo bởi các động vật bé nhỏ gọi la polip và các polip tạo nên các tập đoàn san hô . Sau khi các polip san hô cứng chết đi chúng để lại bộ xương đá vôi và từ thế kỉ này qua thế kỉ khác hình thành nên các rạn san hô lớn .Song song với với sự tồn tại của rạn san hô trong khu vực Hòn Mun còn có trên 250 loài cá và các loài hải sản khác như nhuyễn thể ,da gai ,giáp xác tạo nên 1 quần thể sinh vật biển đa dạng và phong phú .Tuy nhiên chính những nguồn lợi về kinh tế từ việc khai thác san hô và các sinh vật biển mà trong những năm qua các quần thể sinh vật này bị suy thoái với tác động của con người .Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy rất nhiều rạn san hô và cá con bị chết hoặc bị phá hủy do ngư dân vùng ven biển dùng chất nổ ,xung điện ,chất độc để khai thác đánh bắt thủy sản .Bên cạnh đó việc thả neo trực tiếp trên rạn san hô tác động của cất thải công nghiệp ,chất thải từ các sồn đổ ra ,các hoạt động về giao thông vận tải biển .mật đô tàu thuyền lưu thông nhiều trên đảo cùng với việc phát triển du lịch không hợp lí cũng lá 1 trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường và quần thể sinh vật biển ở Hòn Mun. Khi những quần thể sinh vật biển đã bị cạn kiệt do việc đánh bắt quá mức của con người thì những sinh vật biển này có rất ít cơ hội để phục hồi lại trãng thái ban đầu. Để góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học ,bảo tổn những sinh vật biển đang có nguy cơ bị diệt vong trong vùng biển Hòn Mun ,được sự hổ trợ của chính phủ Việt Nam ,bộ thủy sàn ,Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ,tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCM dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun đã triển khai thực hiện từ tháng 6 năm 2001 .Mục tiêu của dự án này là đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn các nguy hại ,bảo vệ nơi cư trú cho quần thể sinh vật biển trong khu vực đồng thời bảo vệ các hệ sinh thái đang dần dần bị suy thoái như rạn san hô .thảm cỏ biển và rừng ngập mặn .Qua 2 năm triển khai thực hiện dự án đã ra nhiều dấu hiệu khả quan về công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển .Cùng với sự tham gia cua tổ chức ,các cơ quan ban ngành ,chính quyền địa phương vào công tác quản lí ,bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển .Dự án còn chú trọng đến giải pháp huy động cộng đồng dân cư tham gia và giám sát các hoạt động của khu bảo tồn .Chính điều này sẽ tạo cơ sở quản lí hiệu quả và lâu dài .Các cụm cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Hòn Mun .Ban quản lí dự án đã tổ chức các buổi gặp gở tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của quá trình bảo vệ môi trường và nguồn lợi biển ,các hoạt động này từng bước giúp cho cộng đồng dân cư ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học biển,hạn chế các hình thức khai thác đánh bắt không hợp lí .đó là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn lợi đa dạng sinh học biển trong khu bảo tồn Để hoạt động của dự án có hiệu quả và đi vào chiều sâu ,ban bảo tồn biển các khóm đã được thành lập ở các khóm đảo .Công việc của ban bảo tồn các khóm là tăng cường việc giáo dục cộng đồng về lợi ích của công việc bảo vệ tài nguyên môi trường ,triển khai đến người dân ở mỗi khóm ,đảo những hoạt động cần thiết để bảo tồn đa dạng sinh học biển. Để quản lí bền vững đa dạng sinh học và môi trường biển của Hòn Mun ,cùng với việc tuyên truyền giáo dục nhận thức trong cộng đồng địa phương để người dân ở các khóm đảo tham gia vào hoạt động của dự án .Từ năm 2002 đến nay ,ban quản lí dự án đã phối hợp cùng với các cư dân địa phương thả các phao neo tàu thuyền xung quang đảo giúp cho tàu du lịch và tàu thuyền ngư dân neo đậu đúng vị trí .thích hợp tránh gây tác hại đến san hô ,đồng thời ủy ban tỉnh Khánh Hòa đã thành lập quy chế tạm thời quản lí khu bảo tồn biển Hòn Mun .Với 21 điều khoản của quy chế tạm thời đã phần nào góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc ngăn chặn các hoạt động khai thác phi pháp như sử dụng chất độc ,chất nổ để khai thác và đánh bắt hải sản .sau khi được tuyên truyền và hướng dẫn các quy chế tạm thời ngư dân địa phương đã xác định được trách nhiệm của chính bản thân họ đối với khu bảo tồn . Song song với việc tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân ban quản lí dự án đã vận động các ngư dân trên đảo bỏ nghề khai thác ,đánh bắt chuyển sang các hoạt động có tính bền vững và lâu dài ,không gây ảnh hưởng tác hại đến đa dạng sinh học biển như câu cá ,nuôi trồng thủy sản Những tiêu đề về nuôi trồng thủy sản đã được ban quản lí dự án phân tích đánh giá xác định những loài phù hợp với phương pháp nuôi trồng bảo đảm bền vững về mặt sinh thái có giá trị kinh tế và không gây tác động xấu đến môi trường .Những dự án thử nghiệm nuôi trồng thủy sản đã được tiến hành ở các khóm đảo như nuôi hải sâm, nuôi tôm càng ,nuôi cá và trồng rong sụn .trong điều kiện cho phép dự án sẽ cung cấp kinh phí đầu tư ban đầu và ác hộ dân đóng góp công lao động ,bảo vệ theo dõi các đồng nuôi hải sản ,sau khi thu hoạch 50% sản phẩm được cung cấp cho người nuôi trực tiếp ,25% sẽ bổ sung vào quỹ phát triển cộng đồng của khóm và 25% còn lại được dùng để tái tạo nguồn lợi tự nhiên của khu bảo tồn . Bên cạnh những hoạt động nuôi trồng thủy sản ,để vải thiện sinh kế cho người dân địa phương ,dự án còn hướng dẫn cho người dân vay vốn ,tạo thu nập thay thế bằng cách chế biến thủy sản ,thủ công mỹ nghệ nhưng đan lưới thể thao ,làm màng ốc phối hợp với các cơ quan chức năng như trung tâm khuyến nôn g,khuyến ngư tỉnh và trung tâm kiểm giao công nghệ tiến hành khảo sát hướng dẫn kỹ thuật tiêu thụ 1 số sản phẩm do người dân làm ra ,có thể nói rằng chính các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học gắn liền với nguồn lợi kinh tế đã tạo niềm tin cho người dân ở các khóm đảo và họ càng tin tưởng vào hiệu quả của dụ án để từ đó ngày càng tham gia tích cực hơn nữa vào việc bảo tồn đa dạng sinh học trong các vùng biển khơi. Cùng với các hoạt động định hướng cộng đồng dân cư chuyển đổi nghề nghiệp tạo thu nhập thay thế cho ngư dân trong khu vực Hòn Mun với sự tham gia giám sát từ chính quyền và cộng đồng địa phương ,ban quản lí khu bảo tồn còn tổ chức các hoạt động tuần tra ,phát hiện và xử lí nghiêm với các trường hợp vi phạm ,phối hợp với đội biên phòng 388 chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa hướng dẫn cho ngư dân quanh vùng cũng như các khách du lịch thực hiện quy chế quản lí khu bảo tồn ,điều đó đã góp phần không nhỏ vào hoạt động bảo tồn san hô ,bảo tồn các quần thể sinh vật biển ở Hòn Mun .Với sự kết hợp giữa ban quản lí dự án ,viện hải dương học Nha Trang ,các tổ chức chính quyền và cộng đồng địa phương trong công tác tuyên truyền và bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển ,tình hình khai thác các sinh vật biển trong cộng đồng dân cư quanh các đảo đã giảm đáng kể số lượng các loài sinh vật biển tăng lên 1 cách rõ rệt .Nếu như năm 1993 ,viện Hải dương học Nha Trang đã kết hơp với các chuyên gia của ổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã thế giới WWS khảo sát quanh đảo Hòn Mun và phát hiện có khoảng 193 loài san hô ,176 loài cá rạn ,và một số đối tượng nhuyễn thể , da gai va giáp xác thì năm 2002 sau một năm thực hiện dự án theo các chuyên gia đánh giá về đa dạng sinh học phối hợp với các nhà khoa học thuộc viện hải Dương học Nha Trang đã khảo sát và cho rằng kết quả thu được rất khả quan có khoảng 350 loài san hô ,220 loài cá rạn ,106 loài nhuyễn thể ,18 loài da gai cùng nhiều loại vi tảo đang hiện diện trong khu vực Hòn Mun .đây là một kết quả đáng mừng kết quả đó cho thấy hiệu quả của 1 mô hình điển hình về bảo tồn đa dạng sinh học biển. Để tiếp tục hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển, dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun đã được hỗ trợ kinh phí , kĩ thuật giúp ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ,đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản ,hướng dẫn cho người dân trong các khóm đảo vay vốn ,tạo các nghề chế biến thủy sản hoặc thủ công mỹ nghệ ,ổ chức các chuyến đi học tập kinh nghiệm ,tham quan khu bảo tồn biển ở các nước trong khu vực cho phép cán bộ quản lí dự án .ngư dân ở các khóm đảo .ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cần khắc phục ban hành các quy chế quản lí đề xuất những phương hướng mới nhầm hạn chế tình trạng khai thác ,đánh bắt bằng chất ổ ,chất độc hại .thực hiện các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn biển trong cộng đồng địa phương .Riêng đối với nhân dân trên các khóm đảo thuộc vùng Vĩnh Nguyên dự án cần tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân trước đây chuyên kiếm sống bằng nghề khai thác hải sản .Có như vậy người dân mới tự nguyện thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Hòn Mun. Câu 2: Các loài sinh vật sống trong các rạn san hô? Tại sao rạn san hô được ví như “ rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển” Các rạn san hô là nơi trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô, chẳng hạn như các loài Cá bướm (Chaetodontidae), Cá thia (Pomacentridae), Cá bướm đuôi gai (Pomacanthidae), Cá mó (Scaridae) nhiều màu sắc. Ngoài ra còn có các nhóm cá khác như cá mú (Epinephelinae), Cá hồng (Lutjanidae), Haemulidae và cá bàng chài (Labridae). Hơn 4.000 loài cá sống tại các rạn san hô. Các rạn san hô còn là nhà của nhiều loại sinh vật khác, trong đó có bọt biển , Một số loài thích ti (san hô và sứa), giun, một số loài giáp xác (tôm, tôm rồng, và cua) , động vật thân mềm (động vật chân đầu (Cephalopoda), động vật da gai (sao biển, nhím biển và hải quỳ) , động vật có bao (Tunicata), rùa biển và hải quỳ sao biển nhím biển rắn biển Động vật có vú ít gặp trên các rạn san hô, ngoại trừ các loài thuộc bộ Cá voi thỉnh thoảng ghé qua, trong đó cá heo là nhóm chính. Một số loài trực tiếp lấy san hô làm thức ăn, trong khi một số loài khác ăn tảo và tham gia vào các lưới thức ăn phức tạp. Nhiều loài động vật không xương sống trú ngụ ngay tại nền đá san hô, hoặc khoét vào trong bề mặt đá vôi, hoặc sống trong các hốc và khe có sẵn. Các động vật khoét đá gồm có bọt biển, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, và các loài thuộc nhóm sá sùng (Sipuncula). Sống trên rạn san hô còn có nhiều loại khác, đặc biệt là các loài giáp xác và giun nhiều tơ (Polychaeta) Do đa dạng sinh học lớn của các rạn san hô, nhiều chính phủ trên thế giới thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các rạn san hô trong vùng biển của mình. Ở Úc, rạn san hô Great Barrier được bảo vệ bởi Cơ quan công viên biển rạn san hô Great Barrier, và là đối tượng của nhiều kế hoạch và điều luật, trong đó có Kế hoạch hành động vì đa dạng sinh học. [...]... vì là nơi cư trú của các loài sinh vật đáy và các loài cá Các rạn san hô này cũng được chia ra làm nhiều tầng và mức độ che phủ như rừng nhiệt đới Câu 3: Thực trạng đa dạng sinh học biển ở Việt Nam Kế hoạch bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học biển ở Việt Nam . KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Lớp K14S1 - Nhóm 4_ Tổ 4 Bài thu hoạch: Bài 3: ĐA DẠNG VỀ HỆ SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM Giáo Viên Hướng Dẫn: CN-GV Mai Thò. kích thước nhất là các loài vi khuẩn ,thực vật phù du đến các lồai thu c nhóm động vật nỗi như : sứa .giáp xác ,cá mực và các nhóm sinh vật đáy bao gồm san hô ,rong hải quỳ .trai sò Tất cả cùng. cứu phát hiện quanh khu vực Hòn Mun có trên 35 0 loài san hô trong tổng số 800 loài san hô cứng trên thế giới chiếm khoảng 50% loài và 80% lưới san hô thu c vùng Ấn Độ Thái Bình Dương .Tròn đó