Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC VỚI BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH KHỐI 7 VÀ KHỐI 8. A.ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giảng dạy địa lý là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng hiện tượng nghiên cứu , những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thực hiên có hiệu quả khi người giáo viên sử dụng tốt, khái thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể giảng dạy địa lý mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần, ít chú ý đến chức năng nguồn kiến thức của chúng và lại càng không chú tâm đến việc học sinh làm việc với bản đồ như thế nào. Chính điều này, đại bộ phận học sinh không biết sử dụng bản đồ, lược đồ và củng thật mơ hồ,vụng về khi trình bày một vấn đề nào đó liên quan đến bản đồ, lược đồ. Đối với môn học địa lý, người thầy giáo phải biết dùng bản đồ trong khi dạy học- học sinh cũng phải biết dùng bản đồ, lược đồ trong khi học. Ngoài việc sử dụng bản đồ để học tốt môn địa lý, học sinh còn có nhiệm cụ tiếp nhận những kiến thức bản đồ để sau này trở thành công dân, có một số kiến thức bản đồ tối thiểu đáp ứng những nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội. Phương pháp học tập của học sinh cần được xây dựng cụ thể, thích hợp cho từng hình thức học tập, nghĩa là học sinh cần biết cách dùng bản đồ, lược đồ khi nghe giảng ở lớp, khi học bài và làm bài tập ở nhà, khi tham gia hoạt động ngoại khoá và những cuộc tham quan địa lý. Như vậy cách dùng bản đồ để học địa lý cũng rất phong phú, từ đơn giản đến phức tạp , phát triển theo cấp học ,tuỳ theo lứa tuổi, theo chương trình bộ môn. Với tất cả những lý do trên tôi xin chon đề tài : “ Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ cho học sinh khối 7;8” B.NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận: Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, lựơc đồ cho học sinh THCS. a. Ý nghĩa: -Bản đồ có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trong trong dạy học địa lý, là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan khoa học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiến cứu cho học sinh. -Dựa vào bản đồ giáo viên có thể gợi mỡ cho học sinh những vấn đề mà học sinh chưa biết, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, nhằm phát triển tư duy địa lý và khai thác các đặc trương quan trọng của địa lý là tư duy gắn liền với thực địa. - Sự vật hiện tượng địa lý phân bố theo không gian, giáo viên không thể trực tiếp đưa học sinh đến nơi được. Vì vậy, dạy học địa lý không thể không có bản đồ. Trong mỗi bản đồ địa lý đều chứ đựng những thông tin ở những dạng ký hiệu khác nhau như: kí hiệu đường, thang màu, diện tích và những kiến thức thông qua việc xác lập các mối quan hệ địa lý. - Trong chương trình địa lý THCS lựơc đồ chiếm một lượng khá nhiều, nó phục vụ rát sát với yêu cầu của từng bài học mà thể hiện các đối tượng địa lý cần thiết, bỏ qua những đối tượng không liên quan vì vây lựơc đồ dễ sử dụng hơn bản đồ. b. Kỹ năng địa lý: Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 1 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 Theo tâm lí học, kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng biểu đồ, lược đồ thực chất là những hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lý đã có. - Muốn có kĩ năng, kĩ xảo về bản đồ, lược đồ, trước hết học sinh phải có kiến thức về bản đồ, lược đồ và vận dụng chúng vào thực tiễn. - Để hình thành kĩ năng cho học sinh có thể biểu hiện theo sơ đồ sau: c . Các loại lược đồ, bản đồ ở sách giáo khoa địa lý THCS. - Bản đồ, lược đồ tự nhiên ( vị trí địa lí, khí hậu, sông ngòi, các đới cảnh quan, khoáng sản ) - Bản đồ, lược đồ về kính tế ( giao thông vận tải, công nghệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch ) - Bản đồ, lược đồ về dân cư – xã hội ( Sự phân bố dân cư, các đô thị, các chủng tộc, mật độ dân số các khu vực, các quốc gia. d. Các bước hướng dẫn học sinh đọc và phân tích bản đồ, lược đồ: * Đọc bản đồ, lược đồ có ba mức độ khác nhau: Bước 1: Đây là mức sơ đẳng nhất: yêu cầu học sinh đọc được vị trí các đối tượng địa lí, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các ước hiệu ghi trong bảng chú giải. Tuy đơn giản nhưng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đúng tình tự các bước sau: + Nắm đựơc mục đích của công việc sẽ làm ( ví dụ: tìm vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới ) + Hướng dẫn học sinh đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ các đối tượng cần tìm trên bản đồ. + Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu. + Căn cứ vào các kí hiệu, tìm vị trí của chúng trên bản đồ, lược đồ. Bước 2: Đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lí để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.Ví dụ: Nói tới dãy Trường Sơn, ngoài việc xác định vị trí, học sinh càn phải biết được chiều dài, độ cao, hướng núi. Như vậy ở mức này yêu cầu học sinh phải miêu tả được các đối tượng địa lí trên bản đồ và các đặc điểm của chúng. Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 2 Kiến thức Kĩ năng ban đầu Kĩ xảo Kĩ năng hoàn thiện Kinh nghiệm thực tiễn Yếu tố sáng tạo Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 Để học sinh thực hiện được giai đoạn này một cách thành thạo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo quy trình như sau: + Nắm được mục đích của hoạt động ( ví du: nhận xét hướng gió vào mùa đông trên lãnh thổ nước ta ) + Đọc bản chú gải trên bản đồ để biết kí hiệu quy ước( kí hiệu hướng gió). + tái hiện đối tượng địa lí dựa vào kí hiệu( tái hiện biểu tượng về hướng gió mùa đông bắc dựa vào kí hiệu mũi tên màu xanh). + Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ. + Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm, tính chất của nó ( ví du: hướng gió mùa đông bắc tràn vào miền bắc nước ta có hướng Đông Bắc, có đặc điểm lạnh, khô ít mưa). Như vậy ở bước thứ hai khác bước thứ nhất là: có thêm một bước nhận xét tính chất và đặc điểm của đối tượng địa lí sau khi đã xác định ví trí của chúng trên bản đồ. Bước 3: Đòi hỏi khi đọc bản đồ , học sinh còn phải biết kiết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích để từ đó tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng địa và rút ra được những kết luận cần thiết.ví du.: hướng chạy của dãy Trường Sơn Bắc tạo ra kiểu thời tiết hanh khô, nóng vào mùa hạ và chắn gió mùa đông bắc nên gây nên mưa nhiều cho Bắc Trung Bộ vào mùa đông. Muốn rút ra đươck kết luận này, học sinh không những phải kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí mà còn phải nắm vững các mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ, rồi huy động kiến thức phân tích so sánh, tổng hợp, rút ra kết luận và từ đó có kiến thức địa lí mới. Quy trình giai đoạn ba này về cơ bản giống hai giai đoạn trên, tuy nhiên có thêm hai bước nữa là: -Tổng hợp các đối tượng địa lí trong một khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực. - Dưạ vào các kiến thức địa lí đã có để phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng, hiên tượng trên bản đồ từ đó rút ra kết luận mới.Tất nhiên, kết luận này không nằm trong sách giáo khoa mà có ở trong tư duy học sinh. Như vậy, việc phân tích kĩ năng đọc bản đồ qua ba bước chỉ có tính chất làm rõ vấn đề, không áp đăt mà còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên, điều kiện học tập, đối tượng học sinh Việc khai thác kiến thức trên bản đồ của học sinh có thể theo tiến trình sau: Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 3 QUAN SÁT CÂU HỎI GIẢ THIẾT CÂU HỎI MỚI NHẬN XÉT KẾT LUẬN ĐIỀU TRA KẾT QUẢ Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 2. Cơ sở thực tiển: *Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích một số bản đồ, lược đồ trong SGK địa lý 7: Lược đồ tự nhiên châu phi: 1.Lược đồ tự nhiên châu Phi *Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi. H 26.1 trang 83 địa lý 7.Dạy bài 26 thiên nhiên châu Phi. - Tên lược đồ: lựơc đồ tự nhiên châu phi -Đọc bảng chú giải: +Thang màu phân tầng độ cao(Độ cao từ 0->200 m, màu xanh nhạt là đồng bằng; từ 200 m-> 500 m màu vàng nhạt là cao nguyên, bồn địa; trên 500 m màu đỏ là núi, GV cần lưu ý cho học sinh: màu sắc càng đậm thể hiện địa hình càng cao. + Dòng biển nóng mũi tên màu đỏ, dòng biển lạnh mũi tên màu xanh; các kí hiệu hình học về khoáng sản; kí hiệu tượng hình về rừng - Câu hỏi mức độ một (phát hiện) ? Dựa vào bảng chú giải em cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào. GV có thể gọi một học sinh khá lên bảng xác định trên lược đồ.(yêu cầu HS ngoài xác định đúng tên các biển và đại dương còn phải xác định các biển và đại dương đó nằm ở vị trí nào so với châu phi- Như vậy ở câu hỏi này GV yêu cầu HS kết hợp cả bước một và bước hai) ( Châu phi phía Bắc giáp với Địa Trung Hải, phía Tây- Tây Nam giáp Đại Tây Dương, phía Đông Bắc giáp Biển Đỏ, phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương) Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 4 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 ? Xác định các dòng biển nóng, dòng biển lạnh của châu Phi. GV gọi một HS trung bình lên bảng xác định.( cần lưu ý HS hường chảy của dòng biển) ( Dòng biển lạnh Ca-na-ri, Ben-ghê – la, Xô- ma- li; Dòng biển nóng Ghi-nê, Mô- dăm – bích, Mũi kim.) ? Tìm các Sơn nguyên, Bồn địa ở châu Phi ( SN Đông Phi, SN Ê-Ti-Ô- Pi –A; BĐ Nin thượng,BĐ Ca- la- ri, BĐ sát,BĐ Công gô) ? Nêu các khoáng sản của châu Phi: (Đồng, vàng , Uranium,Chi, Kẻm,Dầu mỏ, Khí đốt ) - Câu hỏi mức độ hai: ? Em nhận xét gì về địa hình của châu Phi: ( Chủ yếu là các cao nguyên và bồn địa; cao ở phía Đông nam) ? Nhận xét bờ biển của châu Phi: ( Bờ biển ít bị chia cắt) ? Nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở châu phi: ( Dầu mỏ, khí đốt ở ven Địa Trung Hải; Các khoáng sản kim loại tập trung ở phía nam) ? Nhận xét về sự phân bố các đồng bằng ở châu Phi: (Đồng bằng nhỏ hẹp, tập trung ven biển) 2.Lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi. Ví dụ 2: Phân tích Lược đồ phân bố lượng mưa H27.1 trang 85 SGK Địa 7,kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Phi H 26.1 để tìm mối liên hệ địa lý. - Tên lược đồ: Lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi. -Đọc bảng chú giải: ( Thang màu vàng lượng mưa dưới 200 mm; thang màu lá chuối non lượng mưa 200- 1000 mm; GV lưu ý thang màu càng đậm lượng mưa càng lớn). - Câu hỏi mức độ hai: ? Nhận xét sự phân bố lượng mưa của châu Phi. ( Lượng mưa phân bố không đều: mưa nhiều tập trung chủ yếu ở xích đạo, lượng mưa giảm dần về hai chí tuyến) - Câu hỏi mức độ ba: ? Giải thích vì sao châu phi là châu lục khô, nóng. Lưu ý: câu hỏi này yêu cầu HS phải tư duy, phân tích tổng hợp và đặt mối liên hệ địa lý.Vì vậy GV nên để HS thảo luận nhóm. + Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữ hai chí tuến. + Lãnh thổ hình khối, bờ biển ít bị chí cắt nên gió từ biển không xâm nhập sâu vào nội địa. + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh + Địa hình cao ở phía Đông Nam. 3: Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á Ví dụ 3: Hướng dẫn HS đọc, phân tích lược đồ địa hình, khoáng sản, sông ngòi châu Á Hình 1.2 trang 5 địa lý 8. - Tên lược đồ: Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á. -GV hướng dẫn HS đọc bảng chú giải: Thang màu phân tầng độ cao (Độ cao từ 0m đến 200 m màu xanh lá chuối non là đồng bằng ) độ sâu (Độ sâu 0 m – 200m màu Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 5 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 xanh biển nhạt là thềm lục địa ) Các kí hiệu hình học là khoáng sản, kí hiệu đường là sông núi và các kí hiệu khác - Câu hỏi mức độ một: ? Dựa vào thang màu tìm các dãy núi lớn cảu châu Á ( Hy-ma-lay-a, Thiên Sơn, Côn Luân, An Tai ) ? Tìm các đồng bằng rộng lớn của châu Á (Tây xiabia, Ấn Hằng, Hoa Bắc, Hoa Trung) ? nêu tên các sông lớn của chau Á (Sông Ôbi, I ê-nit-xây, A- Mua, Mê Công, Trường Giang, Hoàng Hà) - Câu hỏi mức độ hai. ? Nhận xét hướng núi của châu Á Chủ yếu chạy theo hai hướng chính: + Hướng Đông- Tây hoặc gần Đông- Tây(Thiên Sơn, Côn Luân, Hin đu cúc ) + Hướng Bắc –Nam (Đại Hưng An, A-Ra-Can ) ? Nhân xét mạng lưới sông ngòi châu Á + Sông ngòi châu Á dày đặc, phần lớn bắt nguồn từ vùng núi trung tâm đổ ra biển. ? Nhận xét gì về địa hình châu Á + Địa hình châu Á đa dạng + Địa hình châu Á cao ở trung tâm Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 6 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 4. Lược đồ khí hậu châu Á: *Ví dụ 4: Lược đồ khí hậu châu Á Hình 2.1 SGK địa lý 8 trang 7. Tên lược đồ: Lược đồ các đới khí hậu châu Á. -Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích có tô màu của các đới khí hậu và các kí hiệu của các kiểu khí hậu( Màu vàng : Đới khí hậu cực và cận cực; Màu xanh nước biển: Đới khí hâu ôn đới ) - Câu hỏi mức độ một( phát hiện) ? Kể tên và xác định các đới khí hậu châu Á + Có năm đới ( cực và cận cực, Ôn đới, Cận nhiệt, Nhiệt đới, Xích đạo) ? Trong mỗi đới khí hậu lại có những kiếu khí hậu nào. +Đới khí hậu Ôn đới (Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Ôn đới gió mùa) + Đới khí hậu Cận nhiệt ( Cận nhiệt Địa Trung Hải, Cận nhiệt gió mùa, Cận nhiệt lục địa, Kiểu núi cao) + Đới khí hậu nhiệt đới( Nhiệt đới khô, Nhiệt đới gió mùa) - Câu hỏi mức độ hai ?Em có nhận xét gì về khí hậu châu Á. + Châu Á có nhiều đới khí hậu và trong mỗi đới lại phân hoá thành nhiều kiểu khác nhau. - Câu hỏi mức độ ba ( Liên hệ, phân tích tổng hợp) ? Tại sao khí hậu châu Á đa dạng như vậy.( Ở câu hỏi này đòi hỏi HS phải quan sát kỉ lựơc đồ,và liên hệ với kiến thức bài học trước mới giải quyết được) + Do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. + Mặt khác trong mỗi đới lại phân hoá thành nhiều kiểu là do: Kích thước lãnh thổ rộng, địa hình phức tạp, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa. 5. Lược đồ dân số, mật độ dân số và các đô thị châu Á: * Ví du 5: Lược đồ dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn ở châu Á Hình 6.1 SGK địa 8. - Tên lựơc đồ: Lược đồ mật độ dân số và các thành phố lớn châu Á. - Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích, tô màu thể hiện mật độ dân cư châu Á( Màu vàng -> chưa đến 1 người / km 2 ; Màu da cam 1- 50 người / Km 2 ) - Câu hỏi mức độ một ( phát hiện) ?Xác định các khu vực có mật độ dân số như bảng chú giải. + Chưa đến 1 người/ km 2 : Phía bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc, A-rập-xê-út. + Từ 1-50 người / km 2 Nam Liên Bang Nga, Mông Cổ, Lào, Mi- an- ma. + Từ 51- 100 người / km 2 : Ven biển Địa Trung Hải, Trung tâm Ấn Độ + Trên 100 người / km 2 : Ven biển Nhật Bản, Đông Trung Quốc, Việt Nam - Câu hỏi mức độ hai: ? Nhận xét sự phân bố dân cư châu Á + Phân bố dân cư châu Á không đồng đều: Dân cư tập trung đông đúc ở vên biển, vùng đồng bằng ven các sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Thưa dân ở vùng đồi, núi, vùng có khí hậu khô, lạnh. - Câu hỏi mức độ ba. ? Tại sao dân cư châu Á phân bố không đều. Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 7 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi d & c Năm học 2008- 2009 + Dân đông: Đồng bằng châu thổ màu mỡ,rộng lớn. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới , ôn hoà có gió mùa hoạt động. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, gần các cảng biển. Khai thác lâu đời , tập trung nhiều đô thị lớn -> thuận lợi cho sinh hoạt , đới sống, giao thông vận tải, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. + Thưa dân: Địa hình đồi núi cao nguyên hiểm trở. Khí hậu khô, lạnh. Lượng mưa ít, giao thông đi lại khó khăn. A.KẾT LUẬN Việc rèn luyện kĩ năng địa lý ( kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ) là rất cần thiết đối với học sinh. Muốn làm được việc đố không phải ngày một, ngày hai mà cần có một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào năng lực sư phạm và cái tâm của người giáo viên.Ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, cơ sở vật chất , đối tượng học sinh. Cũng phải nối thêm rằng khâu dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới đa số giáo viên chúng ta chưa chú tâm, thậm chí có tiết dạy khâu dặn dò chưa đầy một phút! Để có một giờ học địa lí có chất lượng giáo viên cần hướng dẫn học sinh thật kỉ khâu làm bài tập , chuẩn bị bài mới đặc biệt làm sao để học sinh xem bản đồ, lược đồ là quyển sách giáo khoa thứ hai không thể thiếu. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong dạy học địa lý mà qua thực tế giảng dạy tôi đúc kết được. Tôi biết rằng trong bản báo cáo này chưa hay và còn nhiều thiếu sót. Rất mong được nghe những ý kiến đống góp của các đồng nghiệp, quý thầy cô giáo trong hội đồng bộ môn địa lí của phòng để giúp tôi tiến bộ hơn trong công tác giảng dạy. Hải lệ, ngày 12 tháng 04 năm 2009. Người viết Ngô Tiến Dũng Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ ,lược đồ cho học sinh khối 7 và khối 8 8