1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khi nào nên phẫu thuật xoang? ppsx

5 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 234,87 KB

Nội dung

Khi nào nên phẫu thuật xoang? Cần nhớ phẫu thuật xoang kể cả phẫu thuật nội soi xoang chỉ là lấy phần bệnh tích cần loại bỏ, làm cho các xoang được thông thoáng, dẫn lưu dễ để tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị tại chỗ mũi xoang. Như vậy phẫu thuật không phải là một phương pháp điều trị viêm xoang triệt để, mà chỉ là 1 bước trong quá trình điều trị viêm xoang. Không phải cứ viêm xoang là tiến hành phẫu thuật xoang, mà cần có chỉ định đúng, hợp lý. Do đó người bệnh cũng cần biết khi nào nên phẫu thuật xoang để đảm bảo có hiệu quả nhất. Về cơ bản, lưu ý tới: - Các viêm mũi xoang khi đã được điều trị nội khoa đúng, đầy đủ (toàn thân, tại chỗ và nguyên nhân) vẫn không mang lại hiệu quả, các triệu chứng chính như: chảy hoặc khịt khạc mũi mủ, ngạt tắc mũi và nhức đầu không hết hoặc trở lại nhanh khi ngừng điều trị. Phẫu thuật xoang để tạo thuận lợi cho điều trị nội khoa đạt kết quả. - Niêm mạc xoang đã bị thoái hóa nặng(thể hiện qua phim cắt lớp vi tính), có pôlip mũi xoang to không thể phục hồi qua điều trị - Lỗ thông xoang với mũi bị tắc, không thực hiện được dẫn lưu, có dị hình ở khe giữa gây ảnh hưởng rõ. Sưu tầm Chữa viêm xoang bằng cây hoa cứt lợn Cây hoa cứt lợn Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải “của hiếm” nhưng cây cứt lợn lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Ở Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa… và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không “theo” được. Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà. . Khi nào nên phẫu thuật xoang? Cần nhớ phẫu thuật xoang kể cả phẫu thuật nội soi xoang chỉ là lấy phần bệnh tích cần loại bỏ, làm. đúng, hợp lý. Do đó người bệnh cũng cần biết khi nào nên phẫu thuật xoang để đảm bảo có hiệu quả nhất. Về cơ bản, lưu ý tới: - Các viêm mũi xoang khi đã được điều trị nội khoa đúng, đầy đủ (toàn. Như vậy phẫu thuật không phải là một phương pháp điều trị viêm xoang triệt để, mà chỉ là 1 bước trong quá trình điều trị viêm xoang. Không phải cứ viêm xoang là tiến hành phẫu thuật xoang,

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w