1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 1) pdf

6 617 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 286,48 KB

Nội dung

Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 1) Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật (chiếm 90%). Để tìm hiểu thêm thông tin về sỏi túi mật, các thành phần cấu tạo của sỏikhi nào người bệnh cần phẫu thuật lấy sỏi, thân mời bạn đọc tham khảo bài viết sau I. Bệnh sỏi mật Bệnh sỏi mật là bệnh gặp nhiều ở mọi nơi, cả ở đang phát triển và phát triển. Cơ chế bệnh sinh có những khác nhau theo địa dư - Bệnh liên quan tới chế độ ăn uống, mức sống, sinh hoạt - Ở cả nam lẫn nữ, với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau. Hiếm ở trẻ em, ít ở người trẻ, nhiều ở người lớn - Bệnh có những biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong - Vị trí của sỏi: Sỏi túi mật (đáy, thân, phễu…); Sỏi đường mật trong gan và Sỏi đường mật ngoài gan. Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật cao so hơn với sỏi đường mật II. Sỏi túi mật Vị trí túi mật trong cơ thể và sỏi trong túi mật 1. Túi mật: Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn. - Dịch mật gồm nước, muối, lecithin, cholesterol, bilirubin và một số sắc tố khác. Khi nồng độ của cholesterol hay bilirubin tăng cao, các chất này không còn hòa tan nữa mà kết tụ lại tạo thành sỏi. - Sỏi túi mật có thể nhỏ như hạt cát hay to tới 2-3cm, có thể có 1 viên sỏi hay vài trăm viên sỏi. Tên gọi: + Sỏi Cholesterol (khi Cholesterol > 50% trọng lượng sỏi) + Sỏi sắc tố (khi Calcium bilirubinate > 50% TL sỏi) + Sỏi hỗn hợp (khi Cholesterol < 50% - Calcium bilirubinate < 50%) 2. Sỏi túi mật - Xuất độ chiếm 10% dân số (thường gặp hơn ở nữ) - Phần lớn là không có triệu chứng - Biểu hiện bệnh khi xảy ra biến chứng - Thành phần sỏi túi mật + Cholesterol (>75% sỏi túi mật; do sự tinh thể hóa của dịch mật) + Sắc tố (Chiếm khoảng 10-20% sỏi túi mật; calcium bilirubinate; do sự kết tủa bilirubin không liên hợp hoặc có kèm theo nhiễm trùng đường mật) Sỏi túi mật có thể nhỏ hay to tới 2-3cm, có thể có 1 hay vài trăm viên sỏi 3. Biến chứng của sỏi túi mật Sỏi túi mật gây viêm túi mật là biến chứng thường gặp nhất. Túi mật ở tình trạng viêm cấp có đặc điểm lâm sàng là đau thượng vị, hạ sườn phải liên tục và có thể lan lên vai phải, dưới xương bả vai. Ấn hạ sườn phải đau, co cứng thành bụng, sốt, mạch nhanh, có thể có lạnh run. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi túi mật và viêm túi mật cấp có thể gây ra một số biến chứng sau - Hoại thư, thủng, viêm phúc mạc mật - Đè vào đường mật (hội chứng Mirizzi) - Viêm túi mật nhầy, mủ, hoại tử (hơi trong thành túi mật) - Sỏi ống mật chủ (khoảng 10%) - Rò túi mật-ruột (hơi trong túi mật) - Tắc ruột do sỏi mật (tắc ruột non) - Túi mật sứ (Can xi hóa thành túi mật) - Ung thư (hiếm) …. . Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 1) Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật (chiếm 90%). Để tìm hiểu thêm thông tin về sỏi túi mật, các. trí của sỏi: Sỏi túi mật (đáy, thân, phễu…); Sỏi đường mật trong gan và Sỏi đường mật ngoài gan. Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật cao so hơn với sỏi đường mật II. Sỏi túi mật. sỏi hay vài trăm viên sỏi. Tên gọi: + Sỏi Cholesterol (khi Cholesterol > 50% trọng lượng sỏi) + Sỏi sắc tố (khi Calcium bilirubinate > 50% TL sỏi) + Sỏi hỗn hợp (khi Cholesterol <

Ngày đăng: 01/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w