Khi bé cần phẫu thuật Bé bị viêm ruột thừa: phải mổ thôi! Bé bị thoát vị bẹn: phải mổ. Bé bị tinh hoàn ẩn: mổ. Bé bị hở hàm ếch: mổ… Có khá nhiều loại bệnh tật ở trẻ em đòi hỏi phải phẫu thuật, tức là phải mổ. Và cứ mỗi mùa hè về, số lượng bệnh nhi được phẫu thuật lại tăng cao. Khi nghe con mình phải mổ, ba mẹ nào cũng lo lắng vô cùng và có rất nhiều câu hỏi đặt ra: bé có chịu đựng nổi cuộc mổ không? Mổ có gây mê không? Gây Hãy động viên bé trước khi mổ. mê có sao không? Mổ có đau lắm không? Có cần nhịn ăn uống gì không? Mổ xong chừng nào tỉnh? Chừng nào ba mẹ được gặp bé? Trừ trường hợp phải mổ cấp cứu, còn lại hầu hết là mổ chương trình, hay mổ theo lịch, nghĩa là bé sẽ được hội chẩn để sắp xếp thời điểm mổ, như vậy bệnh viện và gia đình đều có thời gian để chuẩn bị cho cuộc mổ. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị những điều cơ bản sau: Chuẩn bị về tâm lý: - Ba mẹ nên khuyến khích, động viên và giải thích để bé bớt lo lắng. - Nên giải thích trước cho bé biết rằng ba mẹ sẽ không thể ở bên cạnh bé trong một thời gian ngắn, nhưng bé hãy yên tâm vì đã có các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc bé. - Khi thức dậy không thấy ba mẹ bên cạnh bé cũng đừng sợ hãi, vì luôn luôn có các cô điều dưỡng chăm sóc cho bé, ba mẹ đang chờ ở bên ngoài, khi nào bác sĩ cho phép thì bé sẽ được gặp ba mẹ thôi mà! - Tránh nhắc đi nhắc lại từ “mổ” vì có thể làm bé sợ. - Đặc biệt không nên để bé thấy sự lo lắng căng thẳng của ba mẹ, dù do bất kỳ lý do gì, vì sẽ làm tăng nỗi lo lắng, sợ hãi của bé. Bé có thể nhận ra được sự lo lắng trong ánh mắt ba mẹ. - Hãy mỉm cười với bé trước khi bé rời ba mẹ. Vệ sinh thân thể cho bé: - Bé được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân, bím tóc gọn gàng, tháo nữ trang, không sơn móng. - Trước khi vào phòng mổ: phải cho bé đi tiêu tiểu, thay quần áo của bệnh viện, đeo vòng tên ở cổ tay. Ở trẻ em, để phẫu thuật tốt cần phải được gây mê tốt, có khi còn kết hợp với gây tê để giảm đau. Bé cần phải nhịn ăn – uống ít nhất là 6 giờ trước khi phẫu thuật (theo hướng dẫn của nhân viên y tế). Điều này đôi khi rất khó khăn với bé, nhất là những bé còn nhỏ, và làm cho ba mẹ rất nóng ruột, nhưng cần phải tuyệt đối tuân thủ, vì: - Nếu bé bị ói trong lúc gây mê sẽ làm tắc nghẽn đường thở và có thể tử vong trên bàn mổ - Chất bé ói ra có thể vào phổi gây viêm phổi hít, một bệnh lý rất nguy hiểm. Các bậc phụ huynh cũng nên yên tâm rằng bé sẽ không bị “mất sức” do đói, vì nếu thời gian chờ phẫu thuật kéo dài bé sẽ được truyền dịch. Trước mổ, ba mẹ cần báo cho bác sĩ gây mê biết những thông tin sau: - Bé ăn – uống lần cuối lúc nào? mấy giờ? - Hiện giờ có đang bị bệnh lý gì kèm theo như: sốt, ho, khò khè, sổ mũi, tiêu chảy… - Các loại thuốc bé đang dùng (nếu có). - Nếu bé gái: bé có đang hành kinh không? - Trước giờ bé có bị bệnh gì không, đặc biệt là các bệnh lý như: suyễn, bệnh ưa chảy máu, bướu cổ, bệnh tim, bệnh thận… - Bé đã mổ lần nào chưa? - Trước giờ bé có bị dị ứng thuốc, thức ăn hay dị ứng không rõ nguyên nhân gì không? . Khi bé cần phẫu thuật Bé bị viêm ruột thừa: phải mổ thôi! Bé bị thoát vị bẹn: phải mổ. Bé bị tinh hoàn ẩn: mổ. Bé bị hở hàm ếch: mổ… Có khá nhiều. gây tê để giảm đau. Bé cần phải nhịn ăn – uống ít nhất là 6 giờ trước khi phẫu thuật (theo hướng dẫn của nhân viên y tế). Điều này đôi khi rất khó khăn với bé, nhất là những bé còn nhỏ, và làm. nỗi lo lắng, sợ hãi của bé. Bé có thể nhận ra được sự lo lắng trong ánh mắt ba mẹ. - Hãy mỉm cười với bé trước khi bé rời ba mẹ. Vệ sinh thân thể cho bé: - Bé được tắm rửa sạch sẽ,