KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2009 - 2010 MÔN HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài:60 phút; (48 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 127 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO 4 .Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6g. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là: A. 12,8g B. 6,4g C. 9,6g D. 8,2g Câu 2: Thủy tinh hữu cơ (Poli(metyl metacrylat)) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH 2 =CH-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. B. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH. C. CH 3 -COO-CH=CH 2 và H 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH. D. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. Câu 3: Thủy phân 8,8 gam este X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 gam ancol Y và A. 3,4 gam muối. B. 4,2 gam muối C. 8,2 gam muối D. 4,1gam muối Câu 4: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra ancol metylic và natri axetat. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH 3 . B. CH 3 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 5: Số đồng phân amin bậc hai có cùng CTPT C 4 H 11 N là A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 6: Cho các polime sau : ( CH 2 –CH 2 ) n , ( CH 2 –CH=CH–CH 2 ) n và ( NH–[CH 2 ] 5 –CO ) n . Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là: A. CH 2 =CH 2 ; CH 3 –CH=CH–CH 3 ; H 2 N–CH 2 –CH 2– COOH B. CH 2 =CH 2 ; CH 2 =CH–CH=CH 2 ; H 2 N–[CH 2 ] 5 –COOH C. CH 2 =CHCl; CH 3 –CH=CH–CH 3 ; H 2 N–CH(NH 2 )–COOH D. CH 2 =CH 2 ; CH 3 –CH=CH–CH 3 ; H 2 N–[CH 2 ] 2 –COOH Câu 7: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 150 ml. B. 200 ml C. 300 ml. D. 400 ml. Câu 8: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe → X FeCl 3 → Y Fe(OH) 3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH) 3 . C. NaCl, Cu(OH) 2 . D. Cl 2 , NaOH. Câu 9: Cho dung dịch KOH vào dung dịch CuSO 4 cho đến dư thấy: A. Có sự tạo thành kết tủa xanh B. Có sự tạo thành kết tủa trắng C. Có sự tạo thành kết tủa xanh càng lúc càng nhiều, sau đó kết tủa tan đi và mất hẳn D. Không nhìn thấy hiện tượng gì xãy ra cả Câu 10: Dẫn 17,6 gam CO 2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được số gam kết tủa là A. 20 gam. B. 30 gam. C. 40 gam. D. 25 gam. Câu 11: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 12: Khi thủy phân hoàn toàn a gam một trieste X thu được 0,92 gam glixerol, m gam natri oleat C 17 H 33 COONa và 3,02 gam natri linoleat C 17 H 31 COONa. Giá trị của m là A. 4,56 B. 1,52 C. 6,08 D. 3,04 Trang 1/5 - Mã đề thi 127 Câu 13: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng các cách sau : A. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. B. Dùng H 2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. D. Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. Câu 14: Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy, người ta thêm chất criolit, Na 3 AlF 6 với mục đích: 1. làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . 2. làm cho tính dẫn điện cao hơn. 3. để được F 2 bên anot thay vì O 2 . 4.hỗn hợp Al 2 O 3 + Na 3 AlF 6 nhẹ hơn nhôm nổi lên trên, bảo vệ nhôm nóng chảy nằm phía dưới khỏi bị không khí oxi hoá. Trong bốn lý do nêu trên, chọn các lý do đúng. A. chỉ có 1. B. 1,2,4. C. 1,2. D. 1,3. Câu 15: Tính baz của các amin giảm dần: A. (CH 3 ) 3 N>(CH 3 ) 2 NH>C 2 H 5 NH 2 >CH 3 NH 2 >C 6 H 5 NH 2 >NH 3 . B. C 2 H 5 NH 2 >(CH 3 ) 2 NH>(CH 3 ) 3 N> CH 3 NH 2 >NH 3 >C 6 H 5 -NH 2 . C. (CH 3 ) 2 NH>C 2 H 5 NH 2 >CH 3 NH 2 >(CH 3 ) 3 N>NH 3 >C 6 H 5 NH 2 . D. (CH 3 ) 3 N>(CH 3 ) 2 NH>C 2 H 5 NH 2 >CH 3 NH 2 >NH 3 >C 6 H 5 NH 2 . Câu 16: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Sn. B. Cu. C. Zn. D. Pb. Câu 17: Nhận định đây sai là A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO 4 . B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl 3 . C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl 2 . D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl 3 . Câu 18: X là một α–amino axit no chỉ chứa một nhóm NH 2 và một nhóm COOH. Cho 14,5 g X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 18,15 g muối clorua của X. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH 3 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH. B. CH 3 –[CH 2 ] 4 –CH(NH 2 )–COOH. C. CH 3 –CH(NH 2 )–COOH. D. H 2 N–CH 2 –CH 2 –COOH. Câu 19: Cho 4,6 g một kim loại kiềm tác dụng với nước thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc).Tên kim loại kiềm đó là: A. Natri (23) B. Kali (39) C. Liti (7 ) D. Rubidi (85) Câu 20: Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự A. Al, Fe, Cu, Ag, Au. B. Au, Ag, Cu, Fe, Al. C. Ag, Cu, Fe, Al, Au. D. Ag, Cu, Au, Al, Fe. Câu 21: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì: A. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ. B. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. C. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn. D. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền. Câu 22: Chọn một thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính oxi hoá của ion kim loại giảm dần: A. Ag + , Cu 2+ , Pb 2+ , Fe 2+ , Al 3+ B. Al 3+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Pb 2+ , Ag + C. Ag + , Pb 2+ , Cu 2+ , Fe 2+ , Al 3+ D. Al 3+ , Fe 2+ , Pb 2+ , Cu 2+ , Ag + Câu 23: Fructozơ không phản ứng được với A. Cu(OH) 2 . B. Phức bạc amoniac môi truờng kiềm ([Ag(NH 3 ) 2 ]OH). C. Dung dịch brom. D. H 2 /Ni, nhiệt độ. Câu 24: Cho các chất: glixerol, natri axetat, dung dịch glucozơ, ancol metylic. Số chất có thể phản ứng được với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là A. 2 B. 4. C. 3. D. 1. Câu 25: Dung dịch FeSO 4 có lẫn tạp chất CuSO 4 . Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là A. Chuyển 2 muối thành hiddroxit, oxit, kim loại rồi hoà tan bằng H 2 SO 4 loãng. B. Thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh Trang 2/5 - Mã đề thi 127 C. Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh. D. Thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn. Câu 26: Cho phản ứng : Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O. Hệ số cân bằng lần lượt là A. 8, 30, 8, 15, 3. B. 8, 30, 8, 3, 15. C. 3, 30, 3, 15, 8. D. 8, 15, 8,3, 30. Câu 27: Thổi luồng H 2 dư qua 25g hỗn hợp MgO,Al 2 O 3 , CuO, FeO thấy sinh ra 3,6g H 2 O và còn lại m(g) chất rắn. Giaa1 trị của m là: A. 25,4 g B. 21,8 g C. 25 g D. 21,4 g Câu 28: Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch K 2 CrO 4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu vàng. C. màu vàng sang màu da cam D. không màu sang màu da cam. Câu 29: Ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 có số este đồng phân là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 30: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với: A. Cu(OH) 2 trong NaOH, đun nóng. B. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. C. NaOH D. AgNO 3 /NH 3 , đun nóng. Câu 31: Các ion X + , Y - và nguyên tử Z nào có cấu hình elecctron 1s 2 2s 2 2p 6 : A. Na + , Cl - và Ar B. Li + , Br - và Ne C. K + , Cl - và Ar D. Na + , F - và Ne Câu 32: Có 4 kim loại: Mg, Al, Fe, Cu. Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH mà không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nguội : A. Mg B. Al và Cu. C. Cu D. Al II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Phần dành cho thí sinh học chương trình Cơ bản (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 (đun nóng) giải phóng Ag là: A. axit fomic B. glucozơ C. axit axetic D. fomanđehit Câu 34: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO 2 sinh ra bằng số mol O 2 đã phản ứng. Tên gọi của este là A. metyl axetat. B. n-propyl axetat. C. metyl fomiat. D. etyl axetat. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức không no có 1 liên kết π trên mạch cacbon, thu được n CO2 : n H2O = 8 : 9. CTPT của amin: A. C 4 H 8 N B. C 3 H 7 N C. C 5 H 11 N D. C 4 H 9 N Câu 36: Khi cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch chứa FeCl 3 , CuSO 4 , AlCl 3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Trong chất rắn X gồm: A. FeO, CuO, Al 2 O 3 B. Fe 2 O 3 , CuO, BaSO 4 C. Fe 3 O 4 , CuO, BaSO 4 D. Fe 2 O 3 , CuO Câu 37: Dẫn x mol CO 2 vào dung dịch chứa y mol NaOH. Biết y = 3x , muối thu được là: A. Chỉ có Na 2 CO 3 B. Phải có Na 2 CO 3 , có thể có NaHCO 3 C. Chỉ có NaHCO 3 D. Phải có NaHCO 3 , có thể có Na 2 CO 3 Câu 38: Có dung dịch Al(NO 3 ) 3 lẫn AgNO 3 . Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch để kết tủa hết AgCl. B. Cho Al dư vào dung dịch. C. Cho Cu dư vào dung dịch. D. Dùng dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . Câu 39: Khi phản ứng với Fe 2+ trong môi trường axit dư, dung dịch KMnO 4 bị mất màu là do A. MnO 4 - bị khử bởi Fe 2+ B. MnO 4 - tạo thành phức với Fe 2+ C. MnO 4 - bị oxi hoá bởi Fe 2+ D. KMnO 4 bị mất màu trong môi trường axit Câu 40: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO 4 là (giả sử Cu kim loại thoát ra bám hết vào đinh sắt). A. 0,5M B. 1,5M C. 2M D. 1M Trang 3/5 - Mã đề thi 127 B. Phần dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , Fe(NO3) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeCO 3 lần lượt phản ứng với HNO 3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 42: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 43: Khi viết đồng phân của C 4 H 11 N và C 4 H 10 O, một học sinh nhận xét: 1. Số đồng phân của C 4 H 10 O nhiều hơn số đồng phân của C 4 H 11 N 2. C 4 H 11 N có 4 đồng phân amin bậc I. 3. C 4 H 11 N có 3 đồng phân amin bậc II. 4. C 4 H 11 N có 1 đồng phân amin bậc III. 5. C 4 H 10 O có 7 đồng phân ancol no và ete no. Các nhận xét đúng là: A. 2,3,4 B. 1,2,3,4 C. 3,4,5 D. 2,3,4,5 Câu 44: Metyl amin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất A. NaOH, CH 3 OH, FeCl 3 , CH 3 COOH. B. H 2 SO 4 , HNO 2 , CuCl 2 , KOH, CH 3 OH. C. HCl, HNO 2 , FeCl 3 , Al(NO 3 ) 3 , CH 3 Cl D. Dd Br 2 , HNO 3 , FeCl 2 , CH 3 Cl Câu 45: Khi cho kẽm vào dung dịch chứa Mg(NO 3 ) 2 và AgNO 3 quá trình xảy ra là 1, Zn bị oxi hoá 2, Mg bị khử 3, Ag + bị khử 4, Không có phản ứng xảy ra. A. Chỉ có (4) B. Xảy ra (1) và (3) C. Xảy ra (1), (2) và (3) D. Xảy ra (1) và (2) Câu 46: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO 2 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm A. Fe(NO 3 ) 2 , H 2 O B. Fe(NO 3 ) 2 , AgNO 3 dư C. Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 dư D. Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 dư Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al Al 2 O 3 NaAlO 2 Al(OH) 3 .Chất tham gia phản ứng có thể lấy lần lượt là A. Fe 2 O 3 , dd NaOH, CO 2 B. O 2 , dd NaCl, dd NaOH C. Fe 2 O 3 , dd NaCl, dd HCl D. O 2 , dd NaCl, CO 2 Câu 48: Cho 31,2 gam hỗn hợp nhôm và nhôm oxit tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thấy sinh ra 16,8 lít khí hidro (ở 0 0 C và 0,8 atm). Khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. A. 10,8 g nhôm và 10,2 g nhôm oxit B. 10,8 g nhôm và 20,4 g nhôm oxit C. 18,0 g nhôm và 12,0 g nhôm oxit. D. Một kết quả khác. HẾT Trang 4/5 - Mã đề thi 127 1 A 2 B 3 C 4 D 5 D 6 B 7 C 8 D 9 A 10 A 11 B 12 C 13 A 14 B 15 D 16 C 17 C 18 B 19 A 20 D 21 A 22 A 23 C 24 A 25 D 26 B 27 B 28 C 29 C 30 B 31 D 32 D 33 C 34 C 35 D 36 B 37 A 38 B 39 A 40 D 41 A 42 D 43 D 44 C 45 B 46 C 47 A 48 B Trang 5/5 - Mã đề thi 127 . KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2009 - 2010 MÔN HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài:60 phút; (48 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 127 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. loại thoát ra bám hết vào đinh sắt). A. 0,5M B. 1,5M C. 2M D. 1M Trang 3/5 - Mã đề thi 127 B. Phần dành cho thi sinh học chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Cho từng. natri linoleat C 17 H 31 COONa. Giá trị của m là A. 4,56 B. 1,52 C. 6,08 D. 3,04 Trang 1/5 - Mã đề thi 127 Câu 13: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng các cách sau