1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

slide về habeco

7 2,9K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 91 KB

Nội dung

slide

B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH I. MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ 1, Các yếu tố về văn hóa xã hội Uống bia nhất là bia hơi đã trở thành một thói quen không chỉ với người Việt Nam mà còn được biết đến bởi nhiều du khách quốc tế. Mọi người uống bia sau những cuộc hội họp, trong các buổi party, những dịp tết, sinh nhật, sau giờ làm, trong bữa ăn…. 2, Các yếu tố về kinh tế Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường trong đó có các doanh nghiệp sản xuất bia: - Tốc độ tăng trưởng GDP: Năm 2010: Tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,78 % Năm 2011: Tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,89 % Năm 2012: Tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,03 % - Tình hình lạm phát: Tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm: Năm 2010 lạm phát là 11,5% Năm 2011 lạm phát là 18,58% Năm 2012 lạm phát là 7,5% 3, Yếu tố chính phủ và chính trị Rượu bia là một trong những ngành kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều nhất cho nhà nước. Theo thống kê năm 2011 công ty bia - rượu – nước giải khát hà nội nộp vào ngân sách là 1445 tỷ đồng. Năm 2012 nộp là 1854 tỷ đồng Thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất bia: giai đoạn 2010 – 2012 chịu mức thuế suất là 45% nhưng bắt đầu từ 1/1/2013 mức thuế này sẽ được tăng lên 50%. 4, Yếu tố về tự nhiên Về khí hậu: khí hậu nắng mưa theo mùa cùng với hiện tượng Trái Đất nóng dần lên có ảnh hưởng lớn đến sản lượng bia tiêu thụ của doanh nghiệp. Cụ thể: Năm 2011 doanh thu SXCN đạt 8.206 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Sản lượng sản xuất Bia các loại đạt 580 triệu lít, tăng 1,7% so với cùng kỳ; Sản lượng tiêu thụ Bia các loại đạt 567,6 triệu lít; Lợi nhuận sau thuế đạt 984,3 tỷ đồng, tăng 2,2%. Năm 2012 Habeco doanh thu đạt 10.650 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng tiêu thụ bia các loại đạt 620,7 triệu lít, tăng 10,9%; sản lượng tiêu thụ rượu các loại đạt 18,1 triệu lít. 5, các yếu tố về kỹ thuật công nghệ. - Nguyên liệu sản xuất bia: gạo, đường, malt, hoa houblon, vỏ chai, nút, nhãn, giấy nhãn các loại hóa chất khác - Hiện tại Tổng Công Ty đang sở hữu một dây truyền trang thiết bị tương đối hiện đại bao gồm: Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm. Hệ thống lên men của Cộng Hòa Liên Bang Đức công suất 50 triệu lít/năm. Hệ thống thu hồi CO2 của Đan Mạch. Hệ thống chiết bia lon của CHLB Đức 7500lon/h Hệ thống chiết bia chai của CHLB Đưc 150000chai/h Dây chuyền chiết chai hiện đại của Đức 30000 chai/h Hệ thống lạnh của Nhật Hệ thống xử lý nước hiện đại của Đức Hệ thống xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường… . 6, Môi trường toàn cầu Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh phát triển thị trường là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. II.Môi trường ngành Môi trường kinh doanh ngành của hãng bia habeco bao gồm tất cả các yếu tố là: khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Đối thủ tiềm ẩn 1. Đối thủ tiềm ẩn Đối thủ mới tham gia trong ngành sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới mong muốn dành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. 2. Khách hàng Habeco được tiêu thụ rộng rãi tại Hà Nội và một số tỉnh phía bắc(Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định…) với số lượng lớn trong đó riêng thị trường Hà Nội chiếm 42% sản lượng của công ty. Ngoài ra, công ty đang mở rộng thị trường ở miền Trung, miền Nam. Habeco tập chung vào đối tượng khách hàng bình dân ( bia hơi) trung lưu ( bia chai). Ngoài ra, Habeco đã hướng tới thị trường bia cao cấp như bia lon 330 ml nhưng không thành công trong thời gian qua. 3. Nguồn cung cấp Ở Việt Nam, có tới 60-70% cho sản xuất bia phải nhập khẩu, trong đó có malt. Để sản xuất bia hơi và bia chai, cơ cấu nguyên liệu là 70 -75% malt và 25-30% là gạo. Nguồn cung cấp malt cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước hiện nay chủ yếu được nhập từ Australia. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn lựa chọn malt của Trung Quốc. Khách hàng Người cung cấp Sản phẩm thay thế Đôi thủ cạnh tranh 4. Đối thủ cạnh tranh Thị trường bia Việt Nam hiện hình thành thế “chân vạc” với 3 doanh nghiệp lớn nhất là Sabeco, Habeco và VBL. Bia Sài Gòn Export 355 (Sài Gòn Đỏ) và Bia lon 333 là 2 sản phẩm có sản lượng dẫn đầu thị trường Việt Nam. Đây đều là sản phẩm của Sabeco. Trong đó, Sài Gòn đỏ chiếm 28,1% thị phần tại 36 thành phố lớn và 42% thị phần tại thị trường Tp.HCM. Kết quả tương ứng của bia lon 333 là 16% và 20,2%. Đứng thứ 3 là bia chai Hà Nội 450 ml với 11,4% thị phần. Đứng thứ 4 và thứ 5 là bia lon Heineken 330ml và bia chai Heineken 330ml, tương ứng chiếm 10% và 6,8% thị phần. 5. Sản phẩm thay thế Hiện nay, các sản phẩm có thể thay thế cho bia là: rượu và nước giải khát . Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với sản phẩm thay thế: - Khác biệt hóa sản phẩm -Tăng chi phí của người mua khi họ chuyển sang sản phẩm thay thế. 6. Phân khúc thị trường bia HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là: Bia tiệt trùng đóng lon/ chai và Bia hơi. - Bia tiệt trùng đóng lon/ chai Bia chai dung tích 450ml có hương vị đặc trưng,được chiết vào chai thủy tinh màu nâuđược đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa. Bia lon dung tích 330ml được nhiều người tiêu dùng ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng. Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới.được đóng trong chai 330ml. Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh. - Phân khúc Bia hơi Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát, giá cả phù hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng. Bia tươi Hà Nội được đóng trong thùng keg chuyên dụng, thời hạn sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất. III. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 1. Nguồn nhân lực Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Lực lượng lao động của công ty Đội ngũ lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm và thường xuyên nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty cũng trau dồi kiến thức để có thể làm chủ được các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy cho phép công ty có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giảm tỷ lệ phế phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất . 2. Hoạt động marketing Công tác nghiên cứu thị trường bao gồm các công việc sau:  Khảo sát thị trường  Nghiên cứu sản phẩm:  Nghiên cứu khách hàng 3. Phân tích tình hình tài chính của công ty Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 1. Khả năng sinh lời - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 4.39 - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 21.23 - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 16.91 - Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần % 5.19 2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán ngắn hạn TSLĐ/Nợ ngắn hạn Lần 1.87 - Hệ số thanh toán nhanh TSLĐ – Hàng tồn kho ---------------------------- Nợ ngắn hạn Lần 1.78 Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Vốn điểu lệ của Công ty năm 2011: 3.123.000.000 đồng - Tổng số cổ phiếu theo từng loại (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi .): Cổ phiếu phổ thông: 3.123.000 cổ phiếu - Cổ tức 25%/năm 4. Phân tích tình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2010 - 2011) Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.227,51 7.003,31 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2.157,54 1.950,67 3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.069,97 5.083,56 4 Giá vốn hàng bán 3.817,55 2.934,37 5 Lợi nhuận gộp 2.252,42 2.148,69 6 Doanh thu hoạt động tài chính 70,17 71,87 7 Chi phí tài chính: - Chi phí lãi vay 157,99 152,01 95,72 92,07 8 Chi phí bán hàng 860,05 711,44 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 283,37 224,07 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.021,19 1.189,33 11 Thu nhập khác 31,44 269,35 12 Chi phí khác 11,47 276,30 13 Lợi nhuận khác 19,97 (6,95) 14 Phần lãi (lỗ) từ công ty liên doanh, liên kết (18,56) (18,95) 15 Lợi nhuận trước thuế 1.023,10 1.163,44 16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 240,88 212,47 17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (10,89) (4,61) 18 Lợi nhuận sau thuế 793,12 955,57 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật Thiết bị công nghệ (phần cứng ) chủ yếu là nhập từ các nước Châu Âu và được sự giúp đỡ của các nước như Đức, Tiệp Khắc .Tuy nhiên, hệ thống cán bộ kỹ thuật của Tổng Công Ty đã từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, có thể đảm nhiệm cũng như cải tiến một số khâu – giai đoạn trong quá trình sản xuất chế biến. . những dịp tết, sinh nhật, sau giờ làm, trong bữa ăn…. 2, Các yếu tố về kinh tế Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh. nhưng bắt đầu từ 1/1/2013 mức thuế này sẽ được tăng lên 50%. 4, Yếu tố về tự nhiên Về khí hậu: khí hậu nắng mưa theo mùa cùng với hiện tượng Trái Đất nóng

Ngày đăng: 26/02/2013, 15:40

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w