1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng quan về đơn vị dòng chảy

68 527 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

đây là giáo trình và cũng là tài liệu tham khảo được cung cấp bởi thầy cô khoa dầu khí trường đại học mỏ địa chất và kết quả của nhiều công trình nghiên cứu để ứng dụng phân loại đơn vị dòng chảy trong công tác tìm kiếm ,thăm dò và khai thác dầu khí , nhất là trong khai thác dầu khí vì với từng đơn vị dòng chảy sẽ quyết định bao nhiêu dầu chảy vào đáy giếng khoan khai thác và chảy mạnh như thế nào, để từ đó có những biện pháp hay giải giải pháp nhằm nâng cao hệ số thu hồi ...

Tổng Quan Về Đơn Vị Dòng Chảy 1. Đơn vị dòng chảy 1.1. Khái niệm về đơn vị dòng chảy Trước đây, việc xác định độ thấm trong giếng không có mẫu nhưng có đo ĐVLGK là một vấn đề chung phổ biến cho tất cả các tầng chứa (hay vỉa chứa). Bất kì tầng chứa có quy mô nào cũng đòi hỏi kiến thức về vật lý thạch học ở các giếng đã được khoan. Vì vậy tính khoa học đúng đắn và địa chất tương thích nhau để đưa ra tính toán tin cậy về phân bố độ thấm trong giếng. Phương pháp ước lượng độ thấm truyền thống có nền tảng là các đường hồi quy đơn giản hoặc các suy luận thực nghiệm từ sự tương quan giữa các đường cong ĐVLGK đặc trưng của các giếng khác nhau. Thông thường suy luận thực nghiệm chỉ mang tính địa phương vì có sự khác biệt lớn về đặc điểm trầm tích ở những vị trí khác nhau. Phương pháp hồi quy giả định rằng tồn tại mối quan hệ giữa độ rỗng xác định từ mẫu lõi với logarit độ thấm mẫu lõi. Một đường hồi quy tuyến tính khác được thiết lập phụ thuộc vào độ rỗng mẫu lõi và độ rỗng được tính từ các đường cong ĐVLGK trong giếng. Cả hai mô hình hồi quy đều cho phép tính toán độ thấm từ các đường cong ĐVLGK trong giếng. Phương pháp này bỏ qua sự phân tán của dữ liệu về đường hồi quy tuyến tính và các thuộc tính phân tán bất kì tới sai số đo lường hoặc các biến thiên trong đặc tính tầng chứa. Một phần cải tiến của phương pháp được thực hiện bằng cách đầu tiên nhận biết loại thành phần thạch học của thành hệ và sau đó tính toán đường hồi quy tuyến tính cho phép đo thuộc về mỗi loại thạch học. Vì các giá trị độ thấm được dự đoán từ mô hình hồi quy không có sự biến thiên có thể thấy trên dữ liệu mẫu lõi thực tế, phạm vi xác suất mô phỏng có thể được ứng dụng để thêm vào thang biến thiên ngẫu nhiên cho giá trị được dự đoán. Một cách tiếp cận hợp lý hơn là các thuộc tính căn bản như sự phụ thuộc lẫn nhau của độ thấm và độ rỗng tới sự biến đổi địa chất trong đá chứa và tìm kiếm các mối quan hệ của độ thấm, cái mà quyết định các thuộc tính dòng chảy. Điều này đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ giữa các tham số độ rỗng từ mẫu lõi và các thuộc tính từ các đường cong ĐVLGK. Mối quan hệ như vậy đạt được tốt nhất nếu xác định được các đá có khả năng dẫn chất lỏng như nhau và nhóm lại với nhau. Mỗi nhóm như vậy được gọi là một đơn vị dòng chảy. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Ebank đã đưa ra khái niệm đơn vị dòng chảy (Flow Units) hay đơn vị thủy lực (Hydraulic Units) (Ebank, 1987). Bất kỳ một tầng chứa không đồng nhất nào cũng có thể được mô tả bằng các đơn vị dòng chảy. Một đơn vị dòng chảy được định nghĩa là một khối đại diện cơ bản của đá chứa mà trong đó các đặc tính địa chất và tính chất vật lý thạch học ảnh hưởng đến dòng chảy của chất lưu là không đổi và khác với các đặc tính và tính chất của các khối khác. 1.2. Đặc điểm của đơn vị dòng chảy Bản chất của xác định đơn vị dòng chảy là phân loại đá chứa. Một đơn vị dòng chảy là một đới liên tục theo cả chiều ngang và chiều dọc của tầng chứa, có đặc điểm về dòng chảy và phân lớp như nhau. Các đơn vị dòng chảy liên quan đến sự phân bố các tướng địa chất nhưng không nhất thiết phải trùng với ranh giới của các tướng đá. Các thông số ảnh hưởng đến dòng chảy hầu như là các thông số hình học của lỗ rỗng. Hình học lỗ rỗng lần lượt được kiểm soát bởi khoáng vật ( loại, độ phong phú, phân bố ) và kết cấu ( kích thước hạt, độ hạt, độ chọn lọc, độ khép kín ). Sự kết hợp khác nhau giữa những thuộc tính địa chất có thể dẫn đến các đơn vị dòng chảy riêng biệt, có cùng các thuộc tính dòng chảy vận chuyển. Do đó, một đơn vị dòng chảy có thể bao gồm một số loại tướng đá tùy thuộc vào kết cấu trầm tích và loại khoáng vật Trong mỗi đơn vị dòng chảy, mối tương quan giữa độ thấm và độ rỗng rất chặt chẽ và mỗi đơn vị dòng chảy đều có các tính chất vật lý thạch học riêng biệt. Các đơn vị dòng chảy không nhất thiết phải tương ứng với các tướng thạch học, được gọi là đơn vị dòng chảy địa chất. Các thuộc tính vật lý thạch học được kiểm soát bằng cả hai điều kiện lắng đọng, như là độ hạt và độ chọn lọc, và bằng đặc trưng hình thành trầm tích, như là số lượng và loại xi măng gắn kết hoặc khoáng vật sét. Vì vậy, một đơn vị thủy lực dòng chảy liên quan đến nhiều hơn một nguồn gốc tướng đá của hệ thống trầm tích. Nói chung, sự thay đổi các thuộc tính vật lý thạch học giữa các đơn vị dòng chảy là lớn và trong một đơn vị dòng chảy là nhỏ. 1.3. Mục đích của đơn vị dòng chảy Đơn vị dòng chảy dùng để mô tả cho một tầng chứa không đồng nhất bất kì. Xác định được đơn vị dòng chảy, tính chất thấm chứa của tầng chứa cũng sẽ được xác định, tính toán và dự báo độ thấm của các tầng chứa dầu ở các khoảng không lấy mẫu. Lựa chọn số lượng mẫu lõi trụ ( core plugs ) tối thiểu cần thiết phải phân tích đặc biệt ( special core analysis ) phục vụ cho dự báo nhiều tham số địa vật lý và địa hóa khác từ tài liệu ĐVLGK. Xây dựng chi tiết mô hình tầng chứa và xác định lại các đới sản phẩm có giá trị thương mại. 2. Phân chia đơn vị dòng chảy Việc nhóm các đá dựa trên các thuộc tính cơ bản về dòng chảy địa chất là cơ sở để phân loại đơn vị dòng chảy. Amaefule và nnk (1993) chỉ ra rằng mối quan hệ giữa độ thấm và độ rỗng theo phương trình hồi quy phi tuyến baK log , thường xây dựng khi đồ thị trực giao độ rỗng và độ thấm đo được trên mẫu lõi trụ là không có cơ sở lý thuyết và có hệ số tương quan rất thấp nên đã đưa ra một phương pháp xác định quan hệ độ thấm và độ rỗng dựa trên cơ sở lý thuyết cho rằng đặc tính dòng chảy của đất đá phụ thuộc vào kiến trúc hình học của lỗ rỗng. Nếu một môi trường trầm tích được mô tả như là một bó các ống mao dẫn thẳng, biểu thức sau đây tính toán độ thấm của đá thu được bằng cách kết hợp định luật của Dary cho dòng chảy ở trong môi trường trầm tích và định luật của Poiseuille cho dòng chảy ở trong ống mao dẫn: k= r 2 8 Φ e (2.1) Đây là một mối quan hệ đơn giản nhưng quan trọng vì nó chỉ ra các yếu tố liên quan đến độ thấm để độ rỗng phụ thuộc vào các đặc tính đặc trưng địa chất của một đá trầm tích. Đối với mô hình thực tế của môi trường xốp, nơi mà cấu trúc các lỗ rỗng liên thông không thẳng, Kozeny và sau đó là Kozeny-Carman đã thêm yếu tố độ uốn khúc và dùng điều kiên bán kính lỗ rỗng trong công thức (2.1). Điều kiện bán kính lỗ rỗng được định nghĩa như là tỉ số của diện tích mặt cắt ngang và chu vi dính ướt. Điều này liên quan đến tỉ bề mặt S gr là diện tích bề mặt trên một đơn vị thể tích hạt, K là độ thấm, F s là yếu tố hình dạng,  là độ uốn khúc và Φ e là độ rỗng hiệu dụng. Cần chú ý rằng ở đây đơn vị của độ thấm K là m 2 và của độ rỗng Φ e là tỷ phần. Phương trình tổng quát được Kozeny-Carman sửa từ phương trình (2.1) sẽ thành :  Φ e  Φ e            (2.2) Tích số F s τ 2 được gọi là hằng số Kozeny, các tác giả Rose và Bruce bằng các phép đo thực nghiệm trên các mẫu đá chứa dầu khí trong phòng thí nghiệm cho thấy F s τ 2 thay đổi từ 5 đến 100 cho các loại đá chứa khác nhau. Sự biến thiên trong F s τ 2 chính là giới hạn phổ biến dùng cho các mô hình vì trong thực tế không xác định được hằng số Kozeny cho một thành hệ nhất định. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định độ thấm từ độ rỗng bằng công thức (2.2) nhưng đều không thành công bởi vì họ đều gán cho tích số F s τ 2 bằng 5 và bỏ qua tham số S vgr 2 . Trên thực tế, giá trị của hằng số Kozeny thay đổi từ đơn vị dòng chảy này sang đơn vị dòng chảy khác và chỉ là hằng số trong một đơn vị dòng chảy. Toàn bộ biểu thức F s τ 2 S gr là một hàm đặc trưng địa chất cho môi trường trầm tích rỗng và nó biến thiên với những thay đổi trong cấu trúc hình học lỗ rỗng. Như vậy, biểu thức này chứa mọi khía cạnh về địa chất của đơn vị dòng chảy. Việc phát hiện và phân biệt của biểu thức F s τ 2 S gr là một phần chủ yếu của phương pháp phân loại đơn vị dòng chảy, cái mà sẽ được mô tả dưới đây : Phương trình (2.2) được viết lại và thêm đơn vị độ thấm K là mD:    Φ e  Φ e Φ e        (2.3) Nếu K được tính theo đơn vị mD thì vế trái của phương trình (2.3) gọi là chỉ số chất lượng của đá chứa RQI (Reservoir Quality Index ) sẽ tính như sau:      Φ e (2.4) Nếu gọi Φ z là tỷ số của thể tích lỗ rỗng trên thể tích hạt là mức độ thông thoáng của đá chứa:    Φ e Φ e (2.5) Thì thừa số còn lại ở vế phải của (2.3) được gọi là chỉ số của vùng chảy FZI (Flow Zone Indicator) và được xác định theo công thức:            (2.6) Có thể nhận thấy rằng, tham số RQI đặc trưng cho tính chất thấm chứa của đá chứa, tham số FZI đặc trưng cho cấu kiến trúc của đá chứa và  z chính là độ thông thoáng của đá chứa. Khi đó phương trình (2.3) trở thành:   FZI  (2.7) Hoặc lấy logarit cơ số 10 của phương trình (2.7) của cả hai vế ta có:   FZI   (2.8) Như vậy FZI là tham số duy nhất mà kết hợp được các thuộc tính địa chất của kiến trúc hạt và khoáng vật để phân biệt các tướng kiến trúc lỗ rỗng khác nhau (các đơn vị dòng chảy). Nhìn chung, đá chứa lẫn nhiều khoáng vật sét, cát hạt mịn và độ chọn lọc kém thường có giá trị tỷ bề bề mặt cao, độ uốn khúc lớn và do đó có giá trị FZI thấp. Ngược lại, cát hạt thô và sạch có giá trị tỷ bề bề mặt nhỏ, độ uốn khúc nhỏ, yếu tố hình dạng nhỏ và do đó có giá trị FZI cao. Phương pháp ước lượng độ thấm truyền thống có nền tảng là các đường hồi quy đơn giản hoặc các suy luận thực nghiệm từ sự tương quan giữa các đường cong ĐVLGK đặc trưng của các giếng khác nhau. Amaefule và nnk (1993) chỉ ra rằng mối quan hệ giữa độ thấm và độ rỗng theo phương trình hồi quy phi tuyến baK log , thường xây dựng khi đồ thị trực giao độ rỗng và độ thấm đo được trên mẫu lõi trụ là không có cơ sở lý thuyết, chỉ mang tính địa phương vì có sự khác biệt lớn về đặc điểm trầm tích ở những vị trí khác nhau. Phương pháp hồi quy giả định rằng tồn tại mối quan hệ giữa độ rỗng của mẫu lõi với logarit độ thấm mẫu lõi. Trong phương pháp này, quan hệ độ rỗng - độ thấm theo đồ thị trực giao với đường hồi quy phi tuyến có hệ số tương quan R 2 rất thấp. Hình 2.1. Đồ thị trực giao quan hệ độ rỗng – độ thấm 2.1. Các phương pháp xác định đơn vị dòng chảy 2.1.1. Phương pháp đồ thị trực giao RQI- Φ z Khi vẽ đồ thị trực giao RQI và Φ z trên hệ tọa độ logarit kép, các mẫu lõi có cùng giá trị FZI sẽ nằm trên cùng một đường thẳng có hệ số góc = 1 (độ dốc 45º). Các mẫu có giá trị FZI khác sẽ nằm trên các đường thẳng khác và tất cả các đường thẳng này song song với nhau. Sự phân tán của số liệu trên đường thẳng chủ yếu là do sai số đo đạc trong phân tích mẫu lõi. Giá trị FZI được xác định tại giao điểm của đường thẳng tại Φ z bằng 1. Các mẫu nằm trên cùng một đường thẳng sẽ có các thuộc tính kênh nối như nhau và như vậy chúng tạo thành một đơn vị dòng chảy. Tuy nhiên, việc xác định số các đường thẳng (số các đơn vị dòng chảy) cũng gặp nhiều khó khăn, khi mà các nhóm mẫu không phân tách rõ rệt. Ý tưởng cơ bản của phân loại đơn vị dòng chảy là xác định các nhóm của các lớp dữ liệu từ đường thẳng và độ dốc đơn vị trên đồ thị hệ tọa độ logarit kép thể hiện mối quan hệ RQI - Φ z . Độ thấm tại các điểm lấy mẫu sau đó được tính toán từ một đơn vị dòng chảy thích hợp sử dụng giá trị FZI của nó và tương ứng với độ rỗng của mẫu. Hình 2.2. Đồ thị trực giao quan hệ RQI - Φ z Phương pháp này có nhược điểm là ta phải chia các giá trị FZI thành các khoảng bằng nhau, không biết được là giá trị FZI tập trung nhiều ở khoảng giá trị bao nhiêu, vì vậy ta cần dùng phương pháp khác phân chia khoảng giá trị FZI tốt hơn. 2.1.2. Phương pháp biểu đồ phân bố FZI Một cách tiếp cận khác để xác định các đơn vị dòng chảy là xây dựng biểu đồ phân bố của FZI trên thang logarit. Về lý thuyết, sẽ có “n” phân bố chuẩn của “n” đơn vị dòng chảy trên biểu đồ này. Điều này sẽ được chỉ ra ở Hình 2.3. Tần số phân bố quay vòng sẽ được mô tả bởi :                     (2.9) Trong đó : N HU : số đơn vị dòng chảy ω i : trọng số của phân bố đơn vị dòng chảy thứ i σ i : độ lệch chuẩn của phân bố thứ i z : log(FZI)      : trung bình của phân bố thứ i Khi nhóm tách biệt rõ ràng, đồ thị sẽ thể hiện rõ từng đơn vị dòng chảy và đưa ra giá trị FZI tương ứng của mỗi nhóm. Đây là phương pháp dễ dàng và đơn giản nhất. Tuy nhiên, nó không được tin cậy và dễ dàng tách rời khi các nhóm riêng rẽ phân bố chồng chéo lên nhau. Vì vậy, hầu hết các ứng dụng của phương pháp này không phù hợp bởi vì vùng chuyển tiếp giữa các đơn vị dòng chảy thường khó phán đoán sự đồng nhất của các nhóm. Hình 2.3. Biểu đồ phân bố FZI 2.1.3. Phương pháp biểu đồ phân bố xác suất tích lũy FZI Đồ thị xác suất (hay hàm phân bố tích lũy) là một phần không thể thiếu của biểu đồ (hàm mật độ xác suất), và như vậy thì đồ thị trơn hơn biểu đồ. Sự phân tán của dữ liệu được giảm trong đồ thị này và việc xác định các nhóm trở nên dễ dàng hơn. Hàm phân bố tích lũy được đưa ra bởi :                  (2.10) Trong đó : F : phân bố tích lũy, 0< F <1 erf : hàm lỗi Một đồ thị xác suất thông thường có một hệ thống tọa độ được sắp xếp đặc biệt, nơi mà mỗi phân bố thông thường có dạng một điểm riêng rẽ. Do đó, số lượng các điểm và giá trị ranh giới FZI cho mỗi đơn vị dòng chảy có thể thu được từ các đồ thị xác suất của logarit FZI. Vì giá trị FZI trung bình không được tính toán từ đồ thị xác suất, giá trị FZI đại diện cho mỗi đơn vị dòng chảy thu được bằng cách lấy trung bình tất cả các giá trị FZI trong ranh giới giới hạn đơn vị dòng chảy tương ứng. Phương pháp biểu đồ phân bố xác suất tích lũy hữu ích hơn là phương pháp biểu đồ phân bố vì nó trực quan và dễ dàng xác định các điểm hơn. Hình 2.4. Biểu đồ phân bố xác suất tích lũy FZI 2.1.4. Phương pháp phân tích thống kê sử dụng thuật toán Ward Sau khi tính toán độ rỗng và các tham số liên quan của RQI và FZI từ thông tin mẫu lõi, đơn vị dòng chảy có thể được xác định dựa trên giá trị FZI. Mặc dù chỉ nên tồn tại một giá trị FZI cho mỗi đơn vị dòng chảy nhưng phân bố của FZI lại phân bố xung quanh giá trị trung bình chuẩn do sai số ngẫu nhiên trong phân tích mẫu lõi. Khi nhiều nhóm đơn vị dòng chảy tồn tại, sự phân bố của tất cả FZI sẽ là sự chồng chập của các phân bố riêng lẻ xung quanh giá trị FZI trung bình. Việc xác định mỗi giá trị FZI trung bình, hoặc các đơn vị dòng chảy tương ứng, phương pháp phân tích nhóm sẽ đưa ra một quá trình phân tích của tất cả FZI phân bố trong các yếu tố cấu thành của nó. Một trong những các tiếp cận để xác định số các nhóm mẫu là phương pháp phân tích nhóm (cluster analysis) dựa trên thuật toán Ward. Thuật toán của Ward là một phương pháp phân tích trong phân tích nhóm phân cấp. Trong phương pháp này, tất cả các điểm dữ liệu có giá trị sẽ được sáp nhập từng điểm một tuần tự với nhau cho đến khi đạt số lượng nhóm cần thiết. Số lượng các nhóm là một tham số đầu vào của thuật toán Ward. Phương pháp được minh họa bằng đồ thị, đặc biệt là đồ thị xác suất, cung cấp một cách rất tốt để xác định số lượng các đơn vị dòng chảy thích hợp cho tập hợp dữ liệu. Một trong những lợi thế của thuật toán Ward hơn những phương pháp khác là cách xử lý đặc biệt những nhóm khác nhau. Các nhóm được thành lập sao cho tổng khoảng cách giữa các nhóm lệch ít nhất so với giá trị trung bình của chúng. Vì vậy, mỗi nhóm có xu hướng đạt được khoảng cách nhỏ nhất xung quanh giá trị trung bình của nó, sự phân tán của các mẫu trong các nhóm được giảm tối đa và khoảng cách đến những nhóm khác là lớn nhất. Chính vì vậy mà thuật toán Ward được chọn để ứng dụng trong nghiên cứu này để xác định các đơn vị dòng chảy. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, số lượng của các đơn vị dòng chảy (số nhóm) lại là một tham số đầu vào của phép phân tích nhóm. Số đơn vị dòng chảy hoàn toàn có thể được thay đổi từ ít đến nhiều để tính toán hệ số tương quan của mô hình độ thấm hoặc đối sánh với tài liệu địa chất để lựa chọn số đơn vị dòng chảy thích hợp. Độ lệch tổng trong nhóm được tính bởi :                 (2.11) Trong đó : [...]... (2.18) Trong đó : ̅̅̅ Px : Tính toán xác suất đơn vị dòng chảy tại nhóm x Pxi : xác suất đơn vị dòng chảy trong nhóm Xi di : khoảng cách giữa nhóm x và Xi Khi các loại đơn vị dòng chảy được ước tính, phân bố độ thấm trong giếng được xây dựng từ các nhóm đơn vị dòng chảy phù hợp và các giá trị FZI tương ứng theo phương trình (2.14) 3.2 Dự báo đơn vị dòng chảy Trong phạm vi đồ án này, ta sẽ áp dụng lý... loại đơn vị dòng chảy trong mỗi nhóm thông qua phương trình (2.17), phân bố xác suất của các đơn vị dòng chảy được tính toán dựa theo các đường cong ĐVLGK trong giếng Đơn vị dòng chảy ở mỗi độ sâu trong giếng thu được bằng cách chọn loại đơn vị dòng chảy với xác suất cao nhất trong mỗi nhóm tương ứng của việc huấn luyện cơ sở dữ liệu Phương pháp Monte Carlo cũng là một lựa chọn tốt cho việc phân loại đơn. .. đơn vị dòng chảy 3.1 Xác định sự phân bố đơn vị dòng chảy Nhiệm vụ chính là dự báo các đơn vị dòng chảy trong giếng, nơi mà chỉ có các phép đo ĐVLGK là có giá trị Đây là một quá trình nghịch đảo cần đến phương pháp xác suất Ba bước cần thiết để suy luận ra sự phân bố các đơn vị dòng chảy dựa trên tài liệu đo ĐVLGK Đầu tiên, các đường cong ĐVLGK dễ bị ảnh hưởng bởi các tham số động lực dòng chảy của... này cũng có thể sử dụng để xác định các đơn vị dòng chảy dựa trên cơ sở các mẫu thuộc về một đơn vị dòng chảy sẽ phải có cùng chung một bán kính R 35 (m) Hình 2.6 Khái niệm R 35 Hình 2.7 Phân loại đơn vị dòng chảy dựa trên giá trị R 35 2.3 Phương pháp phân tố thủy lực tổng hợp (GHE) Corbett và nnk (2003) đưa ra một khái niệm mới gọi tên là phân tố thủy lực tổng hợp (Global Hydraulic Element) Các... các số đo mẫu lõi không có phạm vi tương quan, phương pháp này thực sự hữu ích khi nhận biết các đường cong ĐVLGK trong giếng với hệ số tương quan thấp Các đường này sẽ được loại bỏ từ quá trình dự đoán đơn vị dòng chảy, khi các đường cong ĐVLGK này không quan trọng hoặc phép đo ĐVLGK không ảnh hưởng đến mối liên quan giữa các đơn vị dòng chảy Hệ số phạm vi tương quan giữa hai biến x và y được tính toán... mẫu lõi và tài liệu ĐVLGK Hình 2.9 Mối tương quan giữa các đường cong ĐVLGK với các đơn vị dòng chảy được xác định từ mẫu lõi Ở mỗi độ sâu, nơi có số đo độ rỗng và độ thấm, một loại đơn vị dòng chảy có thể được xác định bởi các phương pháp đã được mô tả trước đó Thông số các đường cong ĐVLGK trong giếng là x1, x2, …, xn được ghép vào một nhóm đơn vị dòng chảy Quá trình này lặp đi lặp lại cho tất cả... thứ hai liên quan đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu được huấn luyện là các thông tin về mối quan hệ qua lại giữa các đường cong ĐVLGK và đơn vị thủy lực Bước thứ ba sử dụng thông tin về cơ sở dữ liệu và các phép đo ĐVLGK để thống kê và suy ra phân bố của các đơn vị dòng chảy dựa theo các đường cong ĐVLGK Sau đây ta sẽ nghiên cứu từng phần chi tiết Phạm Vi Tương Quan : Phạm vi tương quan của Spearman... ĐVLGK với mỗi đơn vị dòng chảy Đây là hàm “likelihood”, p(HU) là xác suất ban đầu thu được từ phân loại tài liệu mẫu lõi, và p(HU|x) là xác suất lúc sau thu được từ tài liệu đường cong ĐVLGK giếng khoan Sử dụng các nhóm riêng biệt cho vecto x tiệm cận với đơn vị dòng chảy Phương trình (2.14) có thể đơn giản hơn nữa bằng cách xét số lượng các điểm số liệu của các loại đơn vị dòng chảy khác nhau như... tương ứng của việc huấn luyện cơ sở dữ liệu Phương pháp Monte Carlo cũng là một lựa chọn tốt cho việc phân loại đơn vị dòng chảy với đơn vị dòng chảy xác suất thấp cũng có khả năng được nhận ra Nếu có những nhóm không có số liệu trong cơ sở dữ liệu, xác suất xuất hiện của các đơn vị dòng chảy trong những nhóm này được xác định bằng một phương trình nội suy nghịch đảo bình phương khoảng cách Xác suất... trình này lặp đi lặp lại cho tất cả các độ sâu cho đến khi tất cả các thông tin về đường log được sử dụng và với từng độ sâu sẽ được ghép vào một nhóm đơn vị dòng chảy Tiếp theo, một đồ thị trực giao đa chiều hoặc một biểu đồ của các đường cong ĐVLGK trong giếng sẽ được xây dựng và ở mỗi độ sâu, thông tin về đơn vị dòng chảy sẽ được thể hiện trên đồ thị trực giao này Mỗi trục của đồ thị trực giao này . Tổng Quan Về Đơn Vị Dòng Chảy 1. Đơn vị dòng chảy 1.1. Khái niệm về đơn vị dòng chảy Trước đây, việc xác định độ thấm trong giếng không. lớn và trong một đơn vị dòng chảy là nhỏ. 1.3. Mục đích của đơn vị dòng chảy Đơn vị dòng chảy dùng để mô tả cho một tầng chứa không đồng nhất bất kì. Xác định được đơn vị dòng chảy, tính chất. đơn vị dòng chảy Bản chất của xác định đơn vị dòng chảy là phân loại đá chứa. Một đơn vị dòng chảy là một đới liên tục theo cả chiều ngang và chiều dọc của tầng chứa, có đặc điểm về dòng chảy

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w