√Fs τSgr (3.7) Trong đó đơn vị của K là mD
2.1.2. Phương pháp đồ thị trực giao RQI Φz
Trong phương pháp này tham số đầu vào là các giá trị RQI, Φz, FZI, được thể hiện lên đồ thị trực giao với hai trục là các giá trị RQI và Φz.
Việc thể hiện các giá trị lên đồ thị được tiến hành qua 4 bước. Đầu tiên ta xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tham số FZI. Tiếp theo ta chia các giá trị FZI này thành các khoảng bằng nhau (Ví dụ : FZI nhỏ nhất là 0,0505 và FZI lớn nhất là 10,3648; ta có thể chia thành 4 khoảng giá trị đều nhau 0 < FZI =< 2,6 ; 2,6 < FZI =< 5,2 ; 5,2 < FZI =< 7,9 ; 7,9 < FZI =< 10,5). Bước thứ ba là ta tính giá trị trung bình của mỗi nhóm FZI, mỗi giá trị FZI trung bình này sẽ coi là đại diện cho 1 đơn vị dòng chảy. Cuối cùng là thể hiện các giá trị lên đồ thị.
Hình 3.18. Đồ thị thể hiện quan hệ RQI - Φz
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy các đơn vị dòng chảy tập trung nhiều ở phần có độ thấm và độ rỗng cao, lý do là số lượng mẫu lõi có giá trị độ thấm và độ rỗng cao nhiều hơn số lượng mẫu lõi có giá trị độ thấm và độ rỗng thấp, đây cũng chính là hạn chế của phương pháp này. Ngoài ra khi ta chia các khoảng bằng nhau để lấy giá trị FZI trung bình cũng rất phụ thuộc vào chủ quan của người phân tích. Không những thế khi số lượng mẫu lõi có các giá trị độ thấm và độ rỗng không phân tách rõ ràng thì việc xác định số các đường thẳng (số các đơn vị dòng chảy) cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ta cần phải áp dụng phương pháp khác để phân chia đơn vị dòng chảy có độ chính xác cao hơn.