Bình đẳng giới với phụ nữ có khó không? Chuyện trên phim… Một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác sống trong gia đình truyền thống tứ đại đồng đường cùng lúc đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, làm bà nội, làm mẹ chồng, làm chị chồng… gần 30 năm. Công việc nội trợ tất bật từ sáng tới tối, thời gian mà bà yêu thích nhất là những phút giây riêng tư trong phòng để Với cả hai vai trò, xã hội và gia đình, người phụ nữ đều phải chu toàn. đọc sách. Nhưng hiếm khi bà có trọn thời gian vì hết chăm sóc, phục vụ bố chồng, chồng, con rồi đến cháu nội… sở thích bị cắt ngang, những nhu cầu cho bản thân đành gác lại, những buổi hò hẹn trở thành xa vời. Thỉnh thoảng, bố chồng đi vắng – là người được phục vụ nhiều nhất theo thứ bậc trong gia đình – thì bà “đình công”, nghĩa là không đi chợ, không nấu ăn, không giặt giũ và ngày đó bà dành riêng cho mình. Bỗng một ngày, bà quyết định “ra riêng”. Thuê một căn hộ nhỏ, sống tách biệt mọi người. Ở đó là cả một thế giới riêng tư của bà. Riêng tư là vì con cái, cháu chắt không ai biết bà ở đâu, ngay cả chồng cũng không được tới thăm, khi nào bà cần thì bà gọi điện. Riêng tư là vì ở đó người phụ nữ này làm những gì mình thích, những gì mình muốn mà bao nhiêu năm quẩn quanh nhà chồng khiến bà không thể thực hiện được. Những điều ấy thật đơn giản, nhỏ mọn và hơi buồn cười: ngủ trễ, dậy trễ mà không phải lo lắng bữa sáng cho bằng ấy người trong nhà; bỏ qua những tất bật ngày thường giúp bà nhâm nhi tô mì gói một cách ngon lành, mì gói thì chẳng có gì là ngon nhưng bà ăn mà trong lòng thoải mái, vì bà ăn do bà thích, bà ăn mà không cần phải ý tứ, không cần phải nghĩ về “núi việc” đang đợi. Sơn móng tay; đi nhà sách, đi uống cà phê ở nơi sang trọng mà ngày thường với những lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình khiến bà không dám mạnh tay tiêu pha. Bà dành trọn thời gian để làm việc mình yêu thích: đọc sách. Bà học vi tính để lướt internet và chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi hơn: thi đại học. Những gì đang xảy ra khiến cho chồng, cho con cái của bà phải thốt lên không thể hiểu nổi vợ, mẹ mình đang nghĩ gì? Thực tế ngoài đời Chuyện không hiểu nổi là đương nhiên! Vì vai trò của một người là mẹ, là vợ, là con dâu, là mẹ chồng, là bà nội… thì kéo theo đó là hàng tá công việc không tên làm tốn không ít thời gian, sức lực. Xã hội không chỉ mong đợi một người vợ, người mẹ thì phải chu toàn công việc nhà trong gia đình mà còn phải là người biết giữ gìn sự hòa thuận, trong ấm ngoài êm. Khi người phụ nữ từ chối vai trò đó để sống cho riêng bản thân thì rõ ràng đã đi ngược lại với mong đợi xã hội, nên trở thành chuỵên bất bình thường. Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” bao đời nay là vậy. Rõ ràng người phụ nữ phải đảm nhận cùng lúc quá nhiều vai trò, mà vai trò nào cũng đòi hỏi sự tận tâm và hoàn hảo, vì thế những áp lực trong gia đình mà những người phụ nữ đang gánh vác không hề nhỏ bé tí nào. ững công việc gia đ ình chiếm hầu hết thời gian của chị em phụ nữ. Ảnh: Images Kết quả nghiên cứu mà Unicef công bố năm 2008 cũng không gây ngạc nhiên: số nam giới tham gia các công việc nội trợ chỉ chiếm một con số cực kỳ khiêm tốn 3,5%, trong khi đó số chị em "đầu tắt mặt tối" với việc nhà lên đến 82,5%! Trong việc chăm sóc con cái, tỉ lệ bình đẳng giới cũng rất chênh lệch: 68,3% phụ nữ chăm sóc con, nhưng chỉ có 2,4% nam giới chịu khổ cùng vợ để thực hiện công việc đầy tình cảm này. Ngoài ra, mỗi vai trò mà phụ nữ đang đảm nhận còn có rất nhiều danh từ, tính từ, động từ mà xã hội mong đợi hay chính xác hơn đó chính là những quy chuẩn xã hội dành cho phụ nữ: đảm đang, chịu đựng, hy sinh, hiền thảo… Phụ nữ dù chỉ ở nhà nội trợ hay vừa đi làm vừa làm nội trợ thì cũng đều là những người rất đảm đang. Chuyện cơ quan cũng phải hoàn thành như bao người đàn ông khác, không có một ngoại lệ nào. Chuyện gia đình vun vén, chu toàn. Cái danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” vô tình tạo ra gánh nặng cho người phụ nữ. Để có hai "giỏi" ấy, người phụ nữ phải cật lực gấp đôi. Muốn đảm đang thì phải hy sinh. Không chỉ hy sinh sức lực mà còn phải hy sinh lớn lao hơn chính là thời gian nghỉ ngơi, giải trí, thậm chí là sự nghiệp, cơ hội thăng tiến, phát triển. Người ta bảo là bây giờ gia đình ít con, phụ nữ “khỏe” hơn, nói thế là người ta đã quên đi rằng yêu cầu xã hội với một người trưởng thành cao hơn, khó hơn và điều này cũng khiến phụ nữ thêm nhiều trách nhiệm hơn, phải hy sinh hơn để cung cấp cho xã hội những thành viên có học vấn, có chuyên môn, có kỹ năng. Cuối cùng phụ nữ được gì? Nhiều khi phụ nữ phải đặt lên bàn cân để lựa chọn: gia đình hạnh phúc hay sự nghiệp. Và nhiều phụ nữ đã chọn gia đình hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc, là sản phẩm cao quý mà bất cứ người phụ nữ nào cũng tự hào, mãn nguyện khi sở hữu. Nhưng mấy ai hiểu đằng sau đó là mồ hôi, nước mắt của những người phụ nữ, người mà chỉ được xem là “đứng sau thành công của người đàn ông”. Có thật phụ nữ “đứng sau thành công của chồng”? Điều này hoàn toàn chính xác. Xã hội đặt lên vai người đàn ông trách nhiệm trụ cột gia đình, việc người chồng ra ngoài kiếm tiền cũng là lẽ thường tình, phụ nữ bây giờ cũng làm được điều đó, chuyện “xây nhà” không chỉ còn riêng của phái mạnh. Nhưng người đàn ông thuận lợi hơn rất nhiều vì họ thảnh thơi không phải tất bật mỗi ngày với công việc chăm sóc gia đình, họ không phải đảm nhận chức năng sinh đẻ như phụ nữ. Một điều khác biệt khác nữa là sau một ngày làm việc mệt mỏi, đàn ông được nghỉ ngơi giải trí, còn phụ nữ lại bắt đầu cho một vòng quay thứ hai “đảm việc nhà”. Nếu không có người phụ nữ đảm đang, chu toàn trong ngoài yên bề thì liệu người đàn ông có được thành công không? Ngược lại, với một phụ nữ thành đạt thì không ít người sẽ nghi ngờ mà hỏi nhau liệu bà ấy, chị ấy có quan tâm tới gia đình của mình không. Với phụ nữ thành đạt nhưng gia đình không hạnh phúc thì xã hội cũng chưa công nhận thành công đó. Rõ ràng, quan niệm xã hội vẫn còn rất khắt khe với phụ nữ. Nói vậy thì làm phụ nữ thiệt thòi quá chăng? Điều này cũng có phần đúng, phần chưa đúng. Chưa đúng là vì nhiều phụ nữ quá ôm đồm, coi thường việc chồng chia sẻ trách nhiệm nội trợ, họ thường nghĩ đàn ông đụng vào chỉ tổ mình mất công dọn dẹp lại. Rồi bên cạnh đó lại quá nuông chiều con cái, nhất là con trai, vì thế con trai lớn lên mà cứ nghĩa chuyện nấu cơm, giặt giũ, quét nhà là của bà, của mẹ. Trong điều kiện bối cảnh xã hội không thể thay đổi, quan niệm xã hội khó thay đổi thì phụ nữ mình nên tự thay đổi cho mình trước. Vì thế nếu bạn là một người vợ, người mẹ bỗng dưng cảm thấy quá mệt mỏi, thì cũng nên can đảm buông ra một chút mà tạm quên cái chức phận làm mẹ, làm vợ ấy để hẹn hò, đi uống cà phê, đi nhà sách, đi xem phim, đi spa thư giãn như một phụ nữ độc thân. Đó là những giây phút dành riêng cho bản thân nhưng hoàn toàn không ích kỷ, vì sau đó, người phụ nữ ấy sẽ hăng hái, khỏe mạnh hơn khi trở về vai trò mà họ đang đảm nhận. Và với tư cách là người mẹ của những đứa con trai, hãy giúp chúng hiểu rằng công việc nội trợ không phải của riêng mẹ, của riêng bà, của riêng chị mà cũng cần con trai phải giúp sức. Xa hơn hãy giúp chúng hiểu rằng để gia đình hạnh phúc không phải chỉ mình phụ nữ là đủ mà phải có sức của người đàn ông chung tay. Vì thế, bình đẳng giới nghe thật to tát nhưng thật ra lại rất bình thường. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng ngang nhau, vợ nấu cơm thì chồng rửa chén, chồng góp 2 triệu thì vợ cũng phải góp 2 triệu. Bình đẳng ở đây nghĩa là người phụ nữ được giải trí, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi, được “sẻ chia” trách nhiệm chứ không phải “giúp đỡ” và quan trọng hơn họ cũng có cơ hội thăng tiến và phát triển như nam giới. . Bình đẳng giới với phụ nữ có khó không? Chuyện trên phim… Một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác sống trong gia đình truyền thống tứ. không phải chỉ mình phụ nữ là đủ mà phải có sức của người đàn ông chung tay. Vì thế, bình đẳng giới nghe thật to tát nhưng thật ra lại rất bình thường. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng. thành viên có học vấn, có chuyên môn, có kỹ năng. Cuối cùng phụ nữ được gì? Nhiều khi phụ nữ phải đặt lên bàn cân để lựa chọn: gia đình hạnh phúc hay sự nghiệp. Và nhiều phụ nữ đã chọn