1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LUYEN TAP O-S(TT)

4 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Ngày soạn: 10/3/2010 Người soạn: H’Nhương Kbuôr Ngày giảng: 25/3/2010 GVHD: Đỗ Thị Phương Thu Tiết PPCT: 58 Tiết 58: LUYỆN TẬP OXI – LƯU HUỲNH (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Tiếp tục giúp HS ôn luyện các kiến thức về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh - Rèn luyện kĩ năng phân biệt và nhận biết các chất - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng. II. CHUẨN BỊ - GV: hệ thống bài tập SGK và BT thêm - HS: Ôn tập kiến thức của chương, chuẩn bị bài tập SGK III. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại, nêu vấn đề - Giải bài tập IV. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giải BT - GV goi 3 HS lên bảng giải BT 6, 7, 8/147 - HS lên bảng giải BT - HS dưới lớp chú ý làm bài và chuẩn bị nhận xét - GV sữa bài và bổ sung Bài 6/147 Cho dd Ba(OH) 2 vào 3 mẩu thử: - dd nào không tạo kết tủa là HCl - 2 dd còn lại thấy có kết tủa trắng xuất hiện - Cho dd HCl (vừa nhận được ở trên) vào 2 kết tủa vừa thu được. Kết tủa nào tan và tạo bọt khí là BaSO 3 , chất ban đầu là dd H 2 SO 3 . Dd còn lại là H 2 SO 4 . Bài 7/147 a/ Khí H 2 S và SO 2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H 2 S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO 2 sẽ xảy ra phản ứng: 2H 2 S + SO 2 → 3S + 2H 2 O b/ Khí oxi và khí Clo tồn tại được trong 1 bình chứa, vì oxi không tác dụng trực tiếp với khí clo. c/ Khí HI và Cl 2 không thể tồn tại trong 1 bình chứa vì HI là chất khử mạnh, Cl 2 là chất oxi hoá mạnh: 2HI + Cl 2 → 2HCl + I 2 Bài 8/147 Zn + S → ZnS x → x Fe + S → FeS y → y ZnS + H 2 SO 4 → Zn Cl 2 + H 2 S ↑ x → x FeS + H 2 S O 4 → FeCl 2 + H 2 S ↑ y → y Ta có hệ pt: m hh = 65x + 56y = 3,72 n khí = x + y = 0,06 ⇒ x=0,04 ; y=0,02 ⇒ m Zn = 65. 0,04 =2,6 g m Fe = 56. 0,02 = 1,12 g Giải ví dụ: a) n H 2 S = 2,24/22,4=0,1 (mol) n NaOH = 0,3 (mol) Ta có: n NaOH/n H 2 S = 0,3/0,1=3>2 Phương trình pư: H 2 S + 2NaOH  Na 2 S + 2H 2 O Sau pư thu được: Na 2 S và NaOH dư nNa 2 S = n H 2 S =0,1 mol nNaOH dư = nNaOH bđ – nNaOH pư = 0,3 - 2 n H 2 S = 0,1 mol Khối lượng Na 2 S: 0,1 . 78 = 7,8 gam Khối lượng NaOH: 0,1 . 40 = 4 gam b) n SO 2 = 13,44/22,4= 0,6 (mol) n NaOH = 0,2 . 2 = 0,4 (mol) Ta có: n NaOH/n SO 2 = 0,4/0,6 =0,67<1 Phương trình pư: SO 2 + NaOH  NaHSO 3 Sau pư thu được: NaHSO 3 và SO 2 dư nNaHSO 3 = n SO 2 = 0,6 mol nSO 2 dư = nSO 2 bđ - nSO 2 pư=0,6-nNaOH=0,2mol Khối lượng NaHSO 3 = 0,6 . 104 = 62,4 gam Khối lượng SO 2 dư = 0,2 . 64 = 12,8 gam c) n SO 2 = 6,72/22,4= 0,03 (mol) n Ca(OH) 2 = 1 . 0,02 = 0,02 (mol) Ta có: 1< n SO 2 / n Ca(OH) 2 = 0,03/0,02 = 1,5<2 Phương trình pư: 2SO 2 + Ca(OH) 2  Ca(HSO 3 ) 2 2x x SO 2 + Ca(OH) 2  CaSO 3 + H 2 O y y Sau pư thu được: Ca(HSO 3 ) 2 và CaSO 3 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS giải BT lập tỉ lệ giữa các oxit axit hoăc đa axit với dd kiềm - GV hướng dẫn HS + Cho H 2 S tác dụng với NaOH, có thể xảy ra phản ứng H 2 S + NaOH  NaHS + H 2 O H 2 S + 2NaOH  Na 2 S + 2H 2 O Lập tỉ lệ: T= n NaOH/n H 2 S Tỉ lệ T Sau pư thu được Nếu T< 1 NaHS và H 2 S dư T =1 NaHS 1<T<2 NaHS và Na 2 S T=2 Na 2 S T>2 Na 2 S và NaOH dư + Cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng: SO 2 + NaOH  NaHSO 3 (1) SO 2 + 2NaOH  Na 2 SO 3 + H 2 O (2) Lập tỉ lệ: T = n NaOH/n SO 2 Tỉ lệ T Sau pư thu được Nếu T< 1 NaHSO 3 và SO 2 dư T =1 NaHSO 3 1<T<2 NaHSO 3 và Na 2 SO 3 T=2 Na 2 SO 3 T>2 Na 2 SO 3 và NaOH dư - GV cho ví dụ: Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng trong các trường hợp sau: a) Dẫn 2,24 lit khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M b) Dẫn 13,44 lit SO 2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M c) Dẫn 0,672 lit SO 2 vào 1 lit dung dịch Ca(OH) 2 0.02 M - GV hướng dẫn HS Bước 1: Tính số mol H 2 S và số mol NaOH Bước 2: Lập tỉ lệ: T= n NaOH/n H 2 S T = n NaOH/n SO 2 xác định sản phẩm và viết phương trình phản ứng Bước 3: tiến hành tính số mol sản phẩm => khối lượng sản phẩm - GV gọi 3 HS lên bảng giải BT - 3 HS lên bảng làm BT, HS dưới lớp tự giải - GV sữa bài và bổ sung Hoạt động 3: Đọc BT về nhà Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO 2 (đkc) và 1,8 gam H 2 O.Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Bài 2: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịch muối KClO x 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl 2 (đkc). Công thức phân tử của muối là A. KClO. B.KClO 2 . C.KClO 3. D. KClO 4. Bài 3: S SO 2 KHSO 3 K 2 SO 3 SO 2 H 2 SO 4 HCl FeS 2 Bài 4: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí sau: a) O 2 , O 3 , SO 2 , CO 2 b) Cl 2 , O 2 , HCl, N 2 c)SO 2 , SO 3 , H 2 S Bài 5: Khí Oxi có lẫn khí CO 2 , SO 2 . Làm thế nào để thu được oxi tinh khiết? Bài 6: Hòa tan 22,4 gam hỗn hợp Cu, Ag vào H 2 SO 4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 3,584 lít khí ở đktc. a)Viết ptpu xảy ra. b)Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Gọi x, y là số mol của 2 muối tạo thành Ta có hệ pt nCa(OH) 2 = x + y = 0,02 mol nSO 2 = 2x + y = 0,03 mol Giải hệ ta được: x =0,01; y = 0,01 Khối lượng Ca(HSO 3 ) 2 = 0,01 . 202 = 2,02 gam Khối lượng CaSO 3 = 0,01 . 120 = 1,2 gam 3. Dặn dò: Phải ôn lại kiến thức về oxi- lưu huỳnh cho kĩ, làm hết bài tập về nhà V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Hội An, ngày 22 tháng 3 năm 2010 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn H’Nhương Kbuôr Đỗ Thị Phương Thu

Ngày đăng: 08/07/2014, 13:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w