SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG KỲ THI CUỐI NĂM, NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi: Vật lí 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Phát biểu nào là không đúng? A. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh. B. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm hai nhóm. Nhóm Trái Đất gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh. Nhóm Mộc tinh: Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. C. Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất có đặc điểm: các hành tinh nhỏ nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn, có ít vệ tinh (hoặc không có) và nhiệt độ bề mặt cao. D. Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất có đặc điểm: chúng là các hành tinh lớn, khối lượng riêng nhỏ, có nhiều vệ tinh và nhiệt độ bề mặt thấp. Câu 2: Lực hạt nhân là: A. lực điện. B. lực tương tác giữa các nuclôn. C. lực tương tác giữa các thiên hà. D. lực từ. Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, các khe S 1 và S 2 được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,55μm . Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 1,5m. Vị trí vân tối thứ 6 là: A. ± 2,68mm. B. 2,68mm. C. 2,27mm. D. ± 2,27mm. Câu 4: Trong phản ứng phân hạch của hạt nhân 235 92 U , gọi k là hệ số nơtron. Phát biểu nào là đúng? A. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra tăng nhanh và có thể gây bùng nổ. B. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng rất nhanh. C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra. D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra tăng nhanh và có thể gây bùng nổ. Câu 5: Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số f, 2f, 4f vào catốt của một tế bào quang điện thì vận tốc ban đầu cực đại của electron lần lượt là v, 2v, kv. Khi đó k nhận giá trị nào? A. 8. B. 6 . C. 4. D. 10 . Câu 6: Bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là 0,53.10 -10 m. Bán kính quỹ đạo Bo thứ 5 là: A. 13,25.10 -10 m. B. 5,3.10 -10 m. C. 25,6.10 -10 m. D. 2,65.10 -10 m. Câu 7: 60 27 Co là đồng vị phóng xạ β − , chu kì bán rã là 71,3 ngày. Tại thời điểm ban đầu có 0,6g 60 27 Co , sau 356,5 ngày số hạt 60 27 Co đã bị phân rã là: A. 8,875.10 21 hạt. B. 1,4645.10 21 hạt. C. 5,835.10 21 hạt. D. 2,9645.10 21 hạt. Câu 8: Phát biểu nào là đúng? A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích. B. Sự huỳnh quang của các chất lỏng, chất khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. C. Sự lân quang của các chất lỏng, chất khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. D. Sự lân quang thường xảy ra với chất rắn. Câu 9: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi: A. prôtôn và nơtron. B. prôtôn, nơtron và electron. C. nơtron và electron. D. prôtôn và electron. Trang 1/3 - Mã đề thi 485 Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ 1 λ = 0,4μm , 2 0,6μm λ = qua hai khe. Vân sáng bậc 3 của bức xạ 1 λ trùng với vân sáng bậc mấy của bức xạ 2 ? λ A. Vân sáng bậc 2. B. Vân sáng bậc 6. C. Vân sáng bậc 4. D. Vân sáng bậc 5. Câu 11: Có các bức xạ sau: ánh sáng lục (1), vô tuyến (2), hồng ngoại (3), tia γ (4), tia X (5). Sắp xếp các bức xạ trên theo thứ tự tần số giảm dần? A. 4, 5, 1, 2, 3. B. 5, 4, 2, 3, 1. C. 4, 5, 1, 3, 2. D. 4, 5, 2, 3, 1. Câu 12: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước và sau phản ứng luôn được bảo toàn. B. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. C. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều tỏa năng lượng. D. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng mà một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn. Câu 13: Đặc điểm nào là không đúng khi nói về laze? A. Có cường độ nhỏ. B. Có tính đơn sắc. C. Có tính định hướng. D. Có tính kết hợp. Câu 14: Tia nào dưới đây có khả năng đâm xuyên mạnh nhất? A. Tia X. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tím. Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m. Nguồn sáng được dùng là ánh sáng trắng ( d λ = 0,76μm , t λ = 0,38μm ). Chỉ xét các vân sáng ở một phía so với vân trung tâm, bề rộng của quang phổ bậc 4 là: A. ± 10,8mm. B. ± 6,08mm. C. 6,08mm. D. 10,8mm. Câu 16: Cho phản ứng hạt nhân: 7 1 3 1 Li + p 2α → . Biết m Li = 7,0144u, m p = 1,00728u, m α = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c 2 . Năng lượng tỏa ra ở phản ứng trên là: A. 46,2MeV. B. 24,6MeV. C. 47,1MeV. D. 17,4MeV. Câu 17: Cho hạt nhân 238 92 U có khối lượng 238,00028u. Khối lượng của prôtôn là 1,00728u, khối lượng của nơtron là 1,00866u, 1u = 931,5MeV/c 2 . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 238 92 U là : A. 20,25MeV. B. 7,57MeV. C. 7,65MeV. D. 12,56MeV. Câu 18: Giới hạn quang điện của Na là 0,50 μm . Bức xạ có bước sóng nào không gây ra hiện tượng quang điện? A. 60nm. B. 4000nm. C. 70nm. D. 400nm. Câu 19: Hiện tượng quang dẫn có thể xảy ra khi chất nào sau đây bị chiếu sáng? A. Ge. B. Zn. C. Al. D. Cu. Câu 20: Nội dung nào là không đúng với thuyết lượng tử ánh sáng? A. Mỗi một lần nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ phôtôn. B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt phôtôn. C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.10 8 m/s dọc theo tia sáng. D. Các ánh sáng đơn sắc có cùng tần số, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng hf. Câu 21: Giả sử hạt nhân X và hạt nhân Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau. B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y. C. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X. D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y. Câu 22: Chiếu ánh sáng màu vàng vào một chất phát quang, ánh sáng phát quang có thể có màu nào? A. Lam. B. Lục. C. Da cam. D. Tím. Câu 23: Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng –13,6eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng –3,4eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng: A. –10,2eV. B. 17eV. C. 4eV. D. 10,2eV. Trang 2/3 - Mã đề thi 485 Câu 24: Cho phản ứng hạt nhân: 19 16 4 9 8 2 X + F O + He → . Hạt X là: A. Hạt β . B. Hạt prôtôn. C. Hạt α . D. Hạt nơtron. Câu 25: Khẳng định nào là đúng? A. Ánh sáng có tính chất sóng. B. Ánh sáng có tính chất hạt. C. Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt. D. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 485 . ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG KỲ THI CUỐI NĂM, NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi: Vật lí 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. Vương tinh và Thi n Vương tinh. B. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm hai nhóm. Nhóm Trái Đất gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh. Nhóm Mộc tinh: Thổ tinh, Mộc tinh, Thi n Vương. nơtron. B. prôtôn, nơtron và electron. C. nơtron và electron. D. prôtôn và electron. Trang 1/3 - Mã đề thi 485 Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng