1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học kì II - Lớp 12

4 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

Câu 2: 3đ “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất lên tới 1,5

Trang 1

SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THPT ATÚC MÔN LỊCH SỬ 12

ĐỀ RA

Câu 1: Hãy cho biết tình hình và nhiêm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?

Câu 2: Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ơ miền Nam (1965-1968) khác với chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, “Đông Dương hoá chiến tranh” như thế nào ?

Câu 3: Trình bày nét chính về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ?

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) – Tình hình: (2đ)

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp Ngày 10- 10 – 1954, quân ta tiếp quản Hà Nội, ngày 1-1 1955 Trung ương Đảng ,Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô

Ngày 16-5 1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng

Tháng 5 năm 1956 Pháp rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam nhưng chưa thực hiện hiệp thương Tổng tuyển cử tự do thống nhất hai miền Nam -Bắc Việt Nam theo điều khoản của hiệp định Giơ nevơ

Mỹ thay thế Pháp biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á

- Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ (1đ)

Miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khoi phục kinh tế, đưa Miền Bắc tiến lên CNXH

Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà

Câu 2: (3đ)

“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất lên tới 1,5 triệu quân, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu

Mĩ cho quân mở ngay cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ Van Tường (Quảng Ngãi) và

mở liền hai cuộc tiến công chiến lược mùa khô (1965-1966 (1966-1967) bằng hang loạt

cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định” vào “đất thánh Việt cộng”.(1,5đ)

“Việt Nam hoá chiến tranh”là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được thực hiện bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp bằng hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn

Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương

Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao…(1,5đ)

Câu 3: (4đ) Học sinh nêu dược những nét chính của 3 chiến dịch:

-Chiến dịch Tây Nguyên (từ4-3 đến ngày 24-3-1975)(1đ)

-Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3-1975)(1đ)

-Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4-1975)(2đ)

Trang 2

SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ATÚC MÔN LỊCH SỬ 10

Thời gian: 45 phút

Đ Ề RA

Câu 1: Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư

sản Pháp?

Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mang công nghiệp ở nước Anh? Câu 3: Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: (4 đ)

Thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp vì: Chính quyền Giacôbanh (đứng đầu là luật sư Rô bépie- người có tinh thần cách mạng triệt để và tích cực bảo vệ quyền lợi của quần chúng nhân dân) được thiết lập trong hoàn cảnh nước Pháp bị đe doạ nghiêm trọng Trong nước, bọn phản cách mạng luôn quấy rối, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn Ngoài mặt trận

quân đồng minh phong kiến quyết tâm “bóp chết” nền cộng hoà.(2đ)

Để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, việc đầu tiên mà những người Gia cô banh quan tâm là giải quyết vấn đề ruộng đất, qua đó động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong giặc ngoài

6-1793, tuyên bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xoá bỏ

23-8-1793, Quốc hội thông qua lệnh “Tổng động viên toàn quốc”….ban hành luật giá tối đa… lương tối đa… nhờ vậy phái Gia cô banh đã dập tắt được các cuộc nội loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi

biên giới Cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao.(2đ)

Câu 2: (3đ) (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

-1764, Giêm ha ri vơ sang chế ra máy “Gien ni” sử dụng từ 16-18 cọc suốt.

-1769, Ác crai tơ chế tạo ra máy chạy bằng sức nước

-1779, Crôm tơn cải tiến máy với kỉ thuật cao hơn

-1785, Ét mơn Các rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, NSLĐ tăng gần

40 lần so với dệt tay, thúc đẩy nghành dệt phát triển

-1784, máy hơi nước do Gêm oát phát minh được đưa vào sử dụng, tốc độ sản xuất và năng suất tăng lên rõ rệt Giảm SLĐ của con người

- Đầu máy chạy bằng hơi nước >> Anh trở thành “công xưởng” của thế giới

Câu 3: (3đ)

-Hệ quả tích cực: + Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản…(1đ)

+ Góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các

nghành kinh tế khác … (1đ)

-Hệ quả tiêu cực: (1 đ)

Các giai cấp mới hình thành … mâu thuẫn xã hội…,các cuộc đấu tranh tăng lên

Trang 3

SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ATÚC MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút

Đ Ề RA

Câu 1: Nêu nội dung Hiệp ước Hác – măng?

Câu 2: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp?

Câu 3: Phân tích sự giống nhau khác nhau giữa hai khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế k ỉ XX?

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Câu 1:(3đ) Nội dung Hiệp ước Hác -măng:

- Thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cỏi Việt Nam…(1đ)

- Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung

Kì.(0,5đ)

- Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.(0,5đ)

- Quân sự…(0,5đ)

- Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ nguồn lợi trong nước

(0,5đ)

Câu 2: (5đ) (Mỗi ý đúng 1 điểm)

Những chuyển biến về x ã hội:

- Giai cấp địa chủ phong kiến …

- Giai cấp nông dân…

- Giai cấp công nhân…

- Giai cấp tư sản…

- Giai cấp tiểu tư sản…

Câu 3:(2đ) * Giống nhau: (1đ)

- Xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn

- Người thực hiện đều là trí thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập cho dân tộc

- Đều chịu ảnh hưởng luồng tư tưởng mới từ bên ngoài

- Đều có chung khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản

*Khác nhau:(1đ)

Phương pháp tiến hành : khuynh hướng bạo động dùng vũ lực, vũ trang đánh Pháp, Khuynh hướng cải cách dùng tuyên truyền giáo dục cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục

Trang 4

SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ATÚC MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút

Đ Ề RA

Câu 1: Nêu nội dung Hiệp ước Hác – măng?

Câu 2: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác

lần thứ nhất của Pháp?

Câu 3: Phân tích sự giống nhau khác nhau giữa hai khuynh hướng bạo động và

cải cách đầu thế k ỉ XX?

SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ATÚC MÔN LỊCH SỬ 10

Thời gian: 45 phút

Đ Ề RA

Câu 1: Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư

sản Pháp?

Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mang công nghiệp ở nước Anh? Câu 3: Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?

Ngày đăng: 06/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w