Đề thi học kì II VL 12 NC

4 266 0
Đề thi học kì II VL 12 NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỳ thi: HỌC KÌ 12 Môn thi: Vật lí lớp 12 nâng cao 0001: Hiện tượng tán sắc xảy ra: A. ở mặt phân cách giữa hai môi trường khác nhau B. chỉ với lăng kính thủy tinh C. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng D. ở mặt phân cách giữa một môi trường rắn hoặc lỏng với chân không ( hoặc không khí) 0002: Hiện tượng tán sắc xảy ra do ánh sáng trắng là một hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau và còn do nguyên nhân nào sau đây? A. chiết suất của mọi chất (trong đó có thủy tinh ) phụ thuộc bước sóng của ánh sáng B. Lăng kính không có góc lệch cực tiểu C. Lăng kính bằng thủy tinh D. Lăng kính có góc chiết quang quá lớn 0003: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính 0004: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 8 0 theo phương vuông góc với mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang là 1m.Biết chiết suất của lăng kính đối với sánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rông dải quang phổ trên màn E xấp xỉ bằng: A. 0,98 cm B. 1,04 cm C. 1,22 cm D. 0,83 cm 0005: Chiết suất của môi trường có giá trị A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc B. lớn đối với ánh sáng có màu đỏ C. lớn đối với ánh sáng có màu tím D. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua 0006: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là D, x là tọa độ của một điểm trên màn lấy vân trung tâm làm gốc tọa độ. Công thức tính hiệu đường đi là: A. d 2 – d 1 = D ax B. d 2 – d 1 = D ax2 C. d 2 – d 1 = D ax 2 D. d 2 – d 1 = x aD 0007: Thí nghiệm có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng là: A. thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng B. thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng C. thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-Tơn D. thí nghiệm về tán sắc ánh sáng 0008: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm có giá trị là: A. λ = 0,40 µm B. λ = 0,45 µm C. λ = 0,68 µm D. λ = 0,72 µm 0009: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm thì tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có: A. vân sáng bậc 3 B. vân tối thứ 2 C. Vân sáng bậc 4 D. vân sáng bậc 5 0010: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3 m.Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38µm đến 0,76µm.Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rông quang phổ bậc 1 ngay sát vân sáng trung tâm là: A. 0,45mm B. 0,38mm C. 0,50mm D. 0,55mm 0011: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m.Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40µm đến 0,76µm.Số lượng các bức xạ bị tắt tại M cách vân trung tâm O một đoạn x = 4mm là: A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 0012: Chùm ánh sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ lăng kính trước khi đi vào thấu kính của buồng ảnh là: A. tập hợp nhiều chùm tia sáng song song , mỗi chùm một màu, có hướng không trùng nhau B. một chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau C. một chùm tia phân kì màu trắng D. một chùm tia sáng màu song song 0013: Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây? A. Thắp sáng B. Gây ra hiện tượng quang điện C. Sinh lí D. Kích thích sự phát quang 0014: Tia hồng ngoại: A. do các vật có nhiệt độ phát ra B. là bức xạ đơn sắc có màu hồng C. bị lệch trong điện trường và từ trường D. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 380 nm 0015: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ B. Vật có nhiệt độ trên 3000 0 C phát ra tia tử ngoại rất mạnh C. Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt 0016: Tính chất nào sau đây không phải đặc điểm của tia X? A. Xuyên qua tấm chì dày cỡ cm B. Hủy hoại tế bào C. Gây ra hiện tượng quang điện D. Làm ion hóa không khí 0017: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m.Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ 1 = 0,48µm và λ 2 = 0,64µm , Khoảng cách gần nhất của vân sáng cùng màu với vân trung tâm cách vân trung tâm là: A. 2,56mm B. 5,12mm C. 1,28mm D. 25,6mm 0018: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là: A. bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích để gây ra hiện tượng quang điện kim loại đó B. bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại C. công thoát của các êlectron ở bề mặt kim loại đó D. nhiệt độ của kim loại 0019: Theo thuyết phô tôn của Anh- Xtanh thì năng lượng: A. của một phô tôn bằng một lượng tử năng lượng ε =hf B. của mọi loại phô tôn đều bằng nhau C. giảm dần khi phô tôn ra xa nguồn sáng D. của phô tôn không phụ thuộc vào bước sóng 0020: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng khi nói về bản chất của ánh sáng? A. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ dàng quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng hơn B. Ánh sáng có lưỡng tính sóng- hạt C. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt của nó càng thể hiện rõ nét D. Khi bước sóng của ánh sáng càng lớn thì tính chất sóng càng thẻ hiện rõ nét 0021: Theo quan điểm của thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với tốc độ bằng nhau B. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một photon mang năng lượng xác định C. Cường độ cjumf sáng tỉ lệ với số photon trong chùm D. Khi ánh sáng truyền đi năng lượng các photon không đổi 0022: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400nm vào một tấm Na có giới hạn quang điện là 0,50µm. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện là: A. 4,67.10 5 m/s B. 3,28.10 5 m/s C. 5,45.10 5 m/s D. 6,33.10 5 m/s 0023: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30µm . Công thoát êlectron của kim loại đó là: A. 4,14 eV B. 1,68 eV C. 2,21 eV D. 6,62 eV 0024: Pin quang điện là nguồn điện trong đó: A. quang năng được trực tiếp biến đổi thành điện năng B. năng lượng Mặt Trời được biến đổi toàn bộ thành điện năng C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện D. một quang điện trở khi được chiếu sáng trở thành máy phát điện 0025: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62µm. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f 1 = 4,5.10 14 Hz, f 2 = 5,0.10 13 Hz, f 3 = 6,5.10 13 Hz, f 4 = 6,0.10 14 Hz thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với A. chùm bức xạ có tần số f 4 . B. chùm bức xạ có tần số f 2 . C. chùm bức xạ có tần số f 1 . D. chùm bức xạ có tần số f 3 . 0026: Khi ở trạng thái dừng , nguyên tử: A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng C. không hấp thụ nhưng có thể bức xạ năng lượng D. vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng 0027: Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang: A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích B. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích D. do các tinh thể phát ra sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp 0028: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Công suất lớn B. Độ đơn sắc cao C. Cường độ lớn D. Độ định hướng cao 0029: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không giải thích được nếu chỉ coi ánh sáng là sóng ? A. Hiện tượng quang – phát quang B. Hiện tượng tán sắc C. Hiện tượng giao thoa D. Hiện tượng nhiễu xạ 0030: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3 m.Trên màn quan sát đếm tất cả 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 9 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là : A. λ = 0,75 µm B. λ = 0,60 µm C. λ = 0,55 µm D. λ = 0,40 µm 0031: Nguyên tử hidrô bị kích thích và êlectron chuyển từ quĩ đạo K lên quĩ đạo M. Sau khi ngừng kích thích nguyên tử hidro phát ra: A. Ba vạch quang phổ B. một vạch quang phổ C. Hai vạch quang phổ D. Bốn vạch quang phổ 0032: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m.Dùng nguồn sóng có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là 0,4mm. Tần số của bức xạ đó là : A. 5.10 14 Hz B. 2.10 15 Hz C. 2.10 -15 Hz D. 180 Hz 0033: Theo thuyết tương đối , công thức xác định khối lượng tương đối tính của một vật có khối lượng nghỉ m 0 chuyển động với tốc độ v là: A. m = m 0         − 2 2 1 c v B. m = m 0 1 2 2 1 −         − c v C. m = m 0 2 1 2 2 1         − c v D. m = m 0 2 1 2 2 1 −         − c v 0034: Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt đó là: A. 2,6.10 8 m/s B. 2.10 8 m/s C. 2,5.10 8 m/s D. 2,8.10 8 m/s 0035: Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng? A. Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau B. Tia an pha là dòng các hạt nhân của nguyên tử heli C. Tia β là dòng các hạt êlectron hoặc pôzitron D. Tia gam ma là sóng điện từ 0036: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính độ phóng xạ? A. H (t) = ( ) dt dN t B. H (t) = ( ) dt dN t − C. H (t) = λN (t) D. H (t) = H 0 T t − 2 0037: Na 24 11 là chất phóng xạ β - với chu kì bán rã 15 h. Ban đầu có một lượng chất Na thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu chất phóng xạ trên bị phân rã 75% ? A. 30h B. 15 h C. 7 h D. 22 h 0038: Chất phóng xạ Po 210 84 phát ra tia α và biến đổi thành Pb 206 82 . Biết khối lượng các hạt m Pb = 205,9744u, m Po = 209,9828u, m α = 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là: A. 5,4 MeV B. 4,8 MeV C. 5,9 MeV D. 6,2 MeV 0039: Đống vị U 234 92 sau một chuỗi phóng xạ α , β - biến đổi thành Pb 206 82 . Số phóng xạ α, β - trong chuỗi là: A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ β - . B. 10 phóng xạ α, 4 phóng xạ β - C. 7 phóng xạ α, 8 phóng xạ β - D. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β - . 0040: Các hạt nhân T và D kết hợp với nhau sinh ra hạt α và hạt nơtron. Cho biết độ hụt khối của các hạt nhân ∆m T = 0,0087u, ∆m D = 0,0024u, ∆m α = 0,0087u. Cho 1u = 931 MeV/c 2 . Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là: A. 18,06 MeV B. 18,06.10 -13 J C. 38,73 MeV D. 3,26 MeV . Kỳ thi: HỌC KÌ 12 Môn thi: Vật lí lớp 12 nâng cao 0001: Hiện tượng tán sắc xảy ra: A. ở mặt phân cách giữa hai môi trường. song , mỗi chùm một màu, có hướng không trùng nhau B. một chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau C. một chùm tia phân kì màu trắng D. một chùm tia sáng màu song song 0013: Tia tử ngoại không. 0,76µm.Số lượng các bức xạ bị tắt tại M cách vân trung tâm O một đoạn x = 4mm là: A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 0 012: Chùm ánh sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ lăng kính trước khi đi vào thấu kính của

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan