TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á.
Trang 1MỤC LỤC
1
Trang 2TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á
1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
Công ty TNHH Cơ khí Việt Á được kế thừa và phát triển trên nền tảng vững chắc của chi nhánh công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Thương Mại công nghiệp Việt Á tại Hưng Yên từ năm 2001 Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á thành lập vào ngày 23/03/2006 tại thôn Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Người sáng lập là bà Phạm Thị Loan - chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Giám đốc là ông Trương Duy Phi Những thông tin chung từ công ty như sau:
- Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á;
- Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt: Công ty Cơ Khí Việt Á;
- Tên giao dịch tiếng Anh: Viet A Mechanical Company Limited;
- Tên giao dịch viết tắt tiếng Anh: VAMECO Co.,Ltd;
- Trụ sở văn phòng tại Hà Nội: Nhà 18/2 ngõ 370 đường Cầu Giấy- Hà Nội;
- Trụ sở nhà máy: Km 29 Khu công nghiệp Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;
- Email: Vietafact@hn.vnn.vn Website:www.vieta.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên;
- Vốn điều lệ: 21 tỷ đồng;
- Số lượng CBCNV: 350 người;
- Diện tích nhà máy: gần 3,5 ha
Mặc dù công ty mới thành lập nhưng công ty đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý: giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương…hoạt động và phát triển ổn định Doanh thu, lợi nhuận qua các năm tăng Công ty đã ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường,
2
Trang 32 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác do công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á cấp để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh
* Nhiệm vụ:
+ Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á trong việc xây dựng và thực hiện định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý; chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á;
+ Hoạch định, nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, chương trình, chính sách và tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình của công ty, tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty;
+ Chịu trách nhiệm quyết toán tài chính năm đối với chủ sở hữu;
+ Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000;
hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO14001-2004
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực hoạt động:
+ Tư vấn thiết kế kỹ thuật chuyên ngành cơ khí, máy móc, thiết bị điện,
xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình điện;
+ Xây dựng các công trình điện đến 110 kV; 220 kV; 500 kV;
+ Sản xuất vật liệu điện, lắp ráp thiết bị điện, điện tử;
+ Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cơ khí mạ kẽm nhúng nóng;
+ Tư vấn thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lắp đặt các
công trình điện đến 220 kV, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật
3
Trang 4+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí
+ Sản xuất, lắp ráp, mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện các ngành giao thông vận tải, điện, điện tử, thiết bị tự động
+ Dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại
* Các sản phẩm chủ yếu
+ Cột thép, cột điện mạ kẽm nóng, xà giá, thang đỡ máng cáp;
+ Cột ăng ten viễn thông mạ kẽm nóng;
+ Các phụ kiện đường dây và trạm;
+ Các chi tiết tiêu chuẩn (bu lông, đai ốc, vòng đệm);
+ Các sản phẩm kết cấu thép siêu trường, siêu trọng dạng khung, dầm,
dàn…phục vụ cho các ngành xây dựng, xi măng và các nghành công nghiệp khác;
+ Hệ thống băng tải và các kết cấu khung, dầm và giàn khác phục vụ
cho công nghiệp và dân dụng
3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
4
Sơn
Bể mạ kẽm
Xuất xưởng
Bể rửa
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Trang 5* Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
Công ty TNHH Cơ khí Việt Á là một doanh nghiệp chuyên gia công các mặt hàng xà giá, trụ đỡ, gia công cơ khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các cột Ăngten viễn thông và Mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép Do đặc điểm đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất nên Công ty tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá sản phẩm
Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 02 phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng Cơ khí: Sản phẩm chính là các xà giá, trụ đỡ, gia công cơ khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các cột Ăngten viễn thông Các công đoạn sản xuất bao gồm: Cắt phôi -> sản phẩm sau khi kết thúc công đoạn cắt sẽ chuyển sang công đoạn Đột/Khoan -> công đoạn tiếp theo là Chấn/Uốn, các sản phẩm phải trải qua công đoạn này, các sản phẩm có phải uốn hay không cũng đều được đóng số ký hiệu mã sản phẩm và chuyển giao công đoạn tiếp theo -> tại công đoạn gá Hàn, trong chế
Phân xưởng
Mạ Kẽm Nhúng Nóng
Trang 6tạo cột thép chỉ có khoảng (10-15)% số lượng chi tiết phải trải qua công đoạn hàn, tuy nhiên những chi tiết phải hàn đều là những cụm chi tiết có kích thước
và khối lượng lớn
-Phân xưởng Mạ kẽm nhúng nóng: thực hiện các công việc tẩy rửa, mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm cột thép được gia công tại Công ty và các đơn hàng mạ cho các khách hàng bên ngoài, các sản phẩm sau khi được mạ sẽ tiến hành hoàn thiện và bao gói hàng theo bảng kê bao gói, tập kết chờ chuyển giao cho khách hàng
Bộ phận sản xuất phụ:
- Tổ cơ điện có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra trực sự cố, phục vụ sản xuất kịp thời đảm bảo máy móc hoạt động tốt để thực hiện đúng tiến độ sản xuất kinh doanh, kết hợp gia công cơ khí các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh
- Bộ phận kho: Tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho, lập sổ sách theo dõi, cân đối mức xuất-nhập, tiến hành kiểm tra sắp xếp vật tư theo chủng loại trước khi tiến hành cấp phát cho các bộ phận sản xuất Tiếp nhận sản phẩm đã hoàn thành, đóng gói đưa vào kho thành phẩm chờ ngàygiao hàng
- Kho thành phẩm: Lưu trữ và bảo quản các sản phẩm hoàn thiện sau sản xuất Đồng thời thực hiện giao hàng nhanh chóng khi có yêu cầu từ trên xuống
Nhìn chung do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau nên nó
có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau nhằm đáp ứng mục đích cuối cùng của Công ty là đảm bảo cung cấp cho khách hàng, giao hàng đúng tiến độ theo hợp đồng
6
PGĐ
Kinh doanh
Trang 74 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
* Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty được cơ cấu theo mô hình dạng trực tuyến chức năng Giữa các phòng ban trong quá trình hoạt động có sự phối kết hợp, tác động qua lại với nhau để hoàn thành mục tiêu chung của công ty
7
PGĐ
Kinh doanh
Trang 8Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
Kế toán
Phòng
Tổ chức - Hành chính
PGĐ Kỹ thuật
& Sản xuất
Phòng Quản lý sản xuất
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Vật tư
Xưởng sản xuất
Xưởng
8
Trang 9* Chức năng của các phòng ban
+ Ban lãnh đạo công ty
Giám đốc: là người được tổng giám đốc tập đoàn uỷ quyền điều hành
và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản suất kinh doanh của công ty Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lí toàn diện kế hoạch, chiến lược, phát triển sản xuất kinh doanh; quản lý công tác tài chính kế toán, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… và quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật
Các Phó giám đốc trợ giúp giám đốc tạo thành một thể thống nhất chặt
chẽ, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng giám đốc tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu và biện pháp đề ra
• Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất: là người được giám đốc uỷ
quyền trong công tác điều hành hoạt động sản xuất tại công ty; có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng các chương trình,
kế hoạch thiết kế, nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm; tổ chức
và thực hiện các hoạt động sản xuất tại công ty Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất cũng là người kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng và môi trường, có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc chỉ đạo việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004
• Phó giám đốc kinh doanh: là người được tổng giám đốc uỷ quyền
trong các công tác điều hành hoạt động kinh doanh, có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong xây dựng các chương trình, kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh tại công ty
+ Phòng tổ chức - hành chính:
9
Trang 10Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị.
- Về công tác tổ chức nhân sự: tổ chức thực hiện hoạch định, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng,
an toàn và bảo hộ lao động…
- Về công tác quản trị hành chính:
Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về
thông tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác vệ sinh công nghiệp, bếp ăn tập thể, công tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp luật hiện hành
Thực hiện chức năng là đầu mối thông tin liên lạc của công ty với
các đơn vị thành viên khác của tập đoàn Việt Á và với các cơ quan bên ngoài
Chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, phân phối sử dụng và quản lý,
sửa chữa trang thiết bị, phương tiện dụng cụ để phục vụ cho công việc tại văn phòng và nhà máy
+ Phòng kế toán - tài chính
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán
- Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước
- Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh
tế tài chính của công ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công ty
- Tham mưu cho lãnh đạo công tác quản lý và những biện pháp sử dụng tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất
10
Trang 11+ Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc kinh doanh, chào hàng
cạnh tranh, đấu thầu các loại thiết bị điện, vật liệu điện, máy móc, dây chuyền sản xuất… Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh dự án của công ty Quản
lý và phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, đại diện bán hàng của công ty Nghiên cứu thị trường, định hướng kinh doanh, marketing các sản phẩm sản xuất của công ty Nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các bảng giá các sản phẩm của công ty
+ Phòng Quản lý sản xuất:
Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, thực hiện các công đoạn sản xuất của dự án, hợp đồng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, thời gian giao hàng… tuân thủ đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đang được áp dụng tại công ty
+ Phòng Kỹ thuật: thực hiện các công việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ
kỹ thuật kể cả dịch vụ bảo hành thoả mãn yêu cầu của khách hàng Đảm bảo
kỹ thuật trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới trong thiết kế, chế tạo sản phẩm; quản lý thiết bị, tổ chức bảo dưỡng thiết
bị Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị Thiết kế sản phẩm phục
vụ chào hàng, đấu thầu
+ Phòng Quản lý chất lượng:
Phòng Quản lý chất lượng thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty sao cho sản phẩm sau khi xuất xưởng đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong hợp đồng và tuân thủ theo đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng của công ty
+ Phòng vật tư: thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm nguyên,
nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị… đảm bảo phục vụ kịp thời, chính xác, hiệu quả nhu cầu về vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho các hợp đồng, dự án của công
ty trong từng giai đoạn hoạt động cụ thể
+ Xưởng sản xuất:
11
Trang 12Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các sản phẩm theo
kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra Xưởng sản xuất bao gồm 2 xưởng là xưởng cơ khí kết cấu thép và xưởng mạ kẽm nhúng nóng
- Xưởng cơ khí kết cấu thép: có chức năng tổ chức, gia công, sản xuất các sản phẩm cơ khí
- Xưởng mạ kẽm nhúng nóng: có chức năng mạ kẽm đối với các sản phẩm cơ khí: cột điện, cột thép, cột ăng ten viễn thông, xà giá, thang đỡ máng cáp… và các sản phẩm cơ khí khác theo yêu cầu của khách hàng Ngoài
ra còn làm sạch, sơn phủ bề mặt các sản phẩm kết cấu thép
5 Công tác tài chính tại công ty.
Công ty không có phòng tài chính riêng nhưng tổ chức công tác tài chính của công ty được thực hiện ở phòng kế toán Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung: toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán - tài chính của công ty từ việc lập, xử lý, luân chuyển, lưu trữ chứng từ cho đến tổng hợp lập báo cáo, phân tích, kiểm tra, báo cáo số liệu Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính như sau:
12
Trang 13+ Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): Là người đứng đầu về chuyên
môn
nghiệp vụ, có quan hệ đối ngoại và công tác tài chính với tất cả các đối tượng như khách hàng, ngân hàng, cơ quan thuế Kế toán trưởng trực tiếp phân công nhiệm vụ cho kế toán viên, đồng thời trợ giúp về chuyên môn kế toán cho giám đốc Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước công ty, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về công tác quản lí tài chính, công tác hạch toán kế toán và thống kê tại công ty
+ Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán): có chức năng tham mưu, tư
vấn, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác quản lí tài chính, hạch toán kế toán và điều hành phòng kế toán Là người thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt hoặc uỷ quyền.Phó phòng kế toán đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp: có trách nhiệm ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo tổng hợp định kỳ hoặc theo yêu cầu cung cấp thông
Kế toán tiền lương kiêm công nợ phải trả
Phó phòng kế toán (Kế toán tổng hợp)
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán)
Kế toán ngân hàng kiêm công
nợ phải thu
Kế toán vật tư
Kế toán thanh
toán, thuế
kiêm thủ quỹ
Kế toán giá thành
13
Trang 14tin của ban lãnh đạo công ty Tiến hành đối chiếu thường xuyên từ sổ tổng hợp đến các sổ chi tiết của kế toán viên để đảm bảo sự khớp đúng số liệu và phát hiện kịp thời gian lận và sai sót xảy ra trước khi lên các báo cáo tài chính định
kỳ tháng, quý, năm
+ Kế toán thanh toán, thuế kiêm thủ quỹ:
- Theo dõi chi tiết, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết toán của các phòng ban, đơn vị, cán bộ công nhân viên toàn công ty theo đúng quy định tài chính của công ty đã ban hành;
- Lập các bảng kê thuế để làm căn cứ tính thuế phải nộp nhà nước;
- Thu chi tiền mặt hàng ngày tại quỹ;
- Quản lý quỹ tiền mặt tại két
+ Kế toán vật tư: có chức năng tổ chức, quản lí, thực hiện toàn bộ công
tác kế toán về tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ, thành phẩm của công ty Kiểm tra kiểm soát việc mua sắm, sử dụng vật tư, công cụ; lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của công ty
+ Kế toán ngân hàng kiêm công nợ phải thu: Có nhiệm vụ theo dõi toàn
bộ phát sinh, số dư của các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, các món vay của các tổ chức tín dụng; làm các chứng từ thanh toán qua ngân hàng; làm chứng từ vay vốn và theo dõi việc chuyển vốn thanh toán cho khách hàng qua ngân hàng Đồng thời theo dõi tình hình nợ phải thu của công ty và thu hồi nợ cho công ty
+ Kế toán tiền lương kiêm công nợ phải trả:
- Tính toán và kiểm tra bảng lương hàng tháng, lương BHXH, quyết toán BHXH, tiền ăn, trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định
- Theo dõi, kiểm tra và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ về công nợ phải trả của công ty
14