1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phương pháp Giá dự tính doc

4 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 116,12 KB

Nội dung

Phương pháp Giá dự tính Như bạn biết khi hạch toán hàng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ta có 4 phương pháp tính giá vốn đó là bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước và thực tế đích danh. Trong thực tế còn một phương pháp nữa mà thường ít đề cập đến đó là phương pháp giá dự tính. Phương pháp giá dự tính đó là khi nhập kho, xuất kho người ta sẽ dựa vào kinh nghiệm ước lượng một giá dự tính tương đối và sẽ dùng giá này làm căn cứ khi các nghiệp vụ kinh tế diễn ra. Đến cuối kỳ trên cơ sở tổng hợp tất cả các nghiệp vụ nhập xuất trong kỳ sẽ tính ra giá nhập, xuất chính xác và tiến hành điều chỉnh tăng, giảm tùy theo và số chênh lệch giữa thực tế và dự tính. Ví dụ khi nhập kho 10 đv thành phẩm, giá dự tính sẽ là 5k/đv thì giá ghi sổ dự tính sẽ là 50k. Bạn sẽ định khoản Nợ 155/Có 154 50k. Số hàng trên được đem bán Nợ 632/ Có 155 50k. Đến cuối kỳ khi có đầy đủ dữ liệu để tính giá thành thực tế giả sử là 4,5 k/đv, lúc này bạn điều chỉnh lại giá ghi sổ Nợ 154/Có 155 5k và Nợ 155/Có 632 5k. Vậy ưu điểm, nhược điểm của phương pháp giá kế hoạch là gì? Ưu điểm: - Quá trình hạch toán của doanh nghiệp diễn ra đảm bảo đúng nguyên tắc hoặc chuẩn mực. Khi dùng giá bình quân chẳng hạn, đến cuối kỳ bạn mới có dữ liệu giá xuất trong kỳ để ghi nhập chi phí trong các bút toán bán hàng, như vậy khi nghiệp vụ bán hàng xảy ra bạn mới chỉ ghi nhận doanh thu mà chi phí để đến cuối tháng mới điền vào, vi phạm nguyên tắc doanh thu phải tương ứng với chi phí. Khi thực hiện theo giá kế hoạch bạn sẽ có ngay chi phí đi kèm với khoản doanh thu đạt được. - Giúp doanh nghiệp quản lý giá thành tốt hơn. Giá kế hoặc có thể là của kỳ trước, hoặc dựa vào kinh nghiệm xác định nên khá sát với thực tế. Việc so sánh giá thực tế và giá kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân về những sai lệch này, điều này đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ hoạt quản lý tốt hơn các yếu tố sản xuất của mình. - Có thể xác định kết quả kinh doanh khá chính xác bất kể lúc nào. Nhược điểm: - Kế toán sẽ phải ghi sổ nhiều hơn các phương pháp khác. Vừa phải ghi sổ bút toán định khoản với giá dự tính vừa phải ghi thêm bút toán điều chỉnh về giá thực tế. - Khi nhìn vào bảng cân đối tài khoản sẽ thấy số phát sinh trên các tài khoản lớn hơn các phương pháp khác. Với ví dụ ở trên số phát sinh trên 154, 155, 632 sẽ là 55k, nếu theo các phương pháp khác sẽ chỉ là 50k mà thôi. . còn một phương pháp nữa mà thường ít đề cập đến đó là phương pháp giá dự tính. Phương pháp giá dự tính đó là khi nhập kho, xuất kho người ta sẽ dựa vào kinh nghiệm ước lượng một giá dự tính. Phương pháp Giá dự tính Như bạn biết khi hạch toán hàng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ta có 4 phương pháp tính giá vốn đó là bình quân gia quyền,. tăng, giảm tùy theo và số chênh lệch giữa thực tế và dự tính. Ví dụ khi nhập kho 10 đv thành phẩm, giá dự tính sẽ là 5k/đv thì giá ghi sổ dự tính sẽ là 50k. Bạn sẽ định khoản Nợ 155/Có 154 50k.

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:20

w