Góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa: Cần một khung pháp lý toàn diện Nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp, vì vậy, góp vốn bằng giá trị sử dụng nhãn hiệu là một giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp mới đến với thành công nhanh hơn. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định rõ ràng về định giá nhãn hiệu và đặc biệt là về việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa. Luật Doanh nghiệp đã cho phép chủ sở hữu được phép góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nhưng nhiều điều luật quy định khác còn khiến doanh nghiệp lúng túng. Do đó mà hình thức góp vốn này tại nước ta chưa được thực hiện nhiều và không theo đúng quy định. Những tồn tại Để tạo ra được một nhãn hiệu hàng hóa mà đặc biệt là những nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng cần thời gian và chi phí đầu tư. Nhãn hiệu hàng hóa khi đã được thị trường thừa nhận thường lớn hơn chi phí tạo ra nó nhiều lần. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp nhãn hiệu hàng hóa bị mất giá vì gắn mới một doanh nghiệp (DN) kinh doanh kém hiệu quả. Do đó, đầu tư cho nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp tốn nhiều công sức mà không tránh khỏi rủi ro xảy ra, vì vậy, nhiều DN chọn cách góp vốn bằng thương hiệu. Ở Việt Nam hiện nay, do chưa có văn bản nào quy định riêng về việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thông thường. Các bên sẽ xác định giá trị nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa thuận và theo đó lập hợp đồng góp vốn, trong đó quy định rõ tỷ lệ góp vốn là bao nhiêu và nghĩa vụ, quyền lợi các bên như các loại hợp đồng thương mại thông thường. Khó khăn xảy ra là việc các doanh nghiệp thực hiện góp bằng nhãn hiệu hàng hóa, vốn chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là “góp vốn bằng tiền”. Và chính “hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền” này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu DN góp vốn muốn rút vốn, hay DN nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác. Thêm một vấn đề nữa, hiện nay việc một số tổng công ty với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng mang tên đi góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao. Một nhãn hiệu hàng hóa đem góp vốn vào nhiều doanh nghiệp khác nhau có thể bị pha loãng giá trị. Ngược lại, có thể xảy ra trường hợp bên nhận góp vốn lạm dụng thương hiệu, làm giảm giá trị thương hiệu. Ngoài ra, vì là một phần quan trọng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ nên khi muốn đăng ký góp vốn bằng nhãn hiệu, các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về việc xác định giá trị nhãn hiệu. Chẳng hạn như, nhãn hiệu hàng hóa phải đảm bảo yếu tố giới hạn về không gian và thời gian,… song, trên thực tế nhiều DN chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện này nhưng họ vẫn thực hiện các thủ tục góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa và có thể gặp rắc rối, rủi ro. Hy vọng một khung pháp lý toàn diện Ở các nước phát triển, nhãn hiệu hàng hóa đã được coi là một tài sản có giá trị lớn của DN, việc góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đã được thực hiện một cách phổ biến. Tại Việt Nam, mặc dù các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa chưa đầy đủ và rõ ràng, nhu cầu của các doanh nghiệp là có thực và ngày càng tăng, nên chúng ta cần xây dựng được hành lang pháp lý đầy đủ. Luật sư Phạm Thành Long, Trưởng văn phòng Luật Gia Phạm cho biết, chúng ta cần những văn bản hướng dẫn chi tiết cho việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa nhằm tránh việc trục lợi và tạo nên được một hành lang pháp lý thuận lợi hơn, mà đầu tiên là phải có những căn cứ để đánh giá giá trị của nhãn hiệu. Thêm vào đó, cần có một Thông tư hướng dẫn về phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình nói chung, thương hiệu nói riêng và áp dụng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Để làm được điều này khó khăn lớn nhất nằm ở việc định giá thương hiệu, đây là câu hỏi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời do đó cần sự cố gắng từ nhiều phía. Cùng chung quan điểm đó, ông Lê Hải Đoàn, Phó Tổng giám đốc Công ty kiểm toán quốc tế Unistars cho rằng, Luật Doanh nghiệp ghi rõ là được phép góp vốn bằng tài sản mang tính chất là sở hữu trí tuệ, do vậy pháp luật thừa nhận điều này nên chúng ta cần có hành lang pháp lý, hay những tổ chức định giá công minh để DN có thể hạch toán được tài sản và được công nhận. Vướng mắc trong chuẩn mực kế toán số 4 của Bộ Tài Chính là khó khăn mà rất nhiều DN mong mỏi được giải quyết. Theo đó, cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thừa nhận thương hiệu là một tài sản vô hình của DN và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu để họ ghi nhận giá trị thương hiệu vào bảng cân đối kế toán của mình. Đó là cơ sở pháp lý để góp vốn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương mại bằng giá trị thương hiệu. Nắm được vấn đề này, vừa qua, Bộ Tài chính đã hoàn thành và lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Nếu được ban hành thì thông tư này sẽ tháo gỡ được vướng mắc về chế độ kế toán trong việc xác định tài sản cố định vô hình (nhãn hiệu hàng hóa) và thúc đẩy sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới. Bản dự thảo này của Bộ Tài chính là một bước tiến cho thấy nhu cầu của nhiều DN đã được ghi nhận và đáp ứng./. TBTCVN số 139-(Theo Website Bộ tài chính) . riêng về việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thông thường. Các bên sẽ xác định giá trị nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa. Góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa: Cần một khung pháp lý toàn diện Nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp, vì vậy, góp vốn bằng giá trị. DN, việc góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đã được thực hiện một cách phổ biến. Tại Việt Nam, mặc dù các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa chưa