Nhân sâm bào chế tốt hơn sâm tươi Nhân sâm tươi: thông thường ăn rau sống (đã được làm sạch) rất có giá trị dinh dưỡng. Tương tự, có người suy ra: ăn nhân sâm tươi cũng có hiệu nghiệm như thế - cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất từ nhân sâm tươi, nhưng điều này không đúng. Thành phần chính của nhân sâm gồm 13 loại saponin, có đường và tinh bột Phần đường với dạng tinh bột chứa trong nhân sâm cũng giống như tinh bột chứa trong gạo, nếu để ở dạng tươi sống không dễ tiêu hóa, chỉ sau khi qua chưng, hấp phần tinh bột này mới chuyển sang dạng (alpha hóa) dễ hấp thu. Đối với nhân sâm, quá trình của saponin được “alpha hóa” là rất quan trọng, vì như thế mới tận dụng được số lượng cũng như các loại saponin có trong nhân sâm được cơ thể hấp thu và có công hiệu tốt. Như vậy, có thể khẳng định hiệu nghiệm của nhân sâm tươi không bằng nhân sâm đã được bào chế, chưng và hấp. Nhân sâm dung dịch (tinh chiết): gồm có 2 loại, trong đó có một loại tinh chiết từ củ sâm to từ 6 năm tuổi trở lên. Loại này ngậm trong miệng có vị ngọt. Kế đến là nhân sâm tận dụng râu củ sâm. Râu nhân sâm có vị đắng, người ta không dùng tươi mà phải hấp hòa tan trong nước để giảm mùi vị. Dung dịch nhân sâm thường được sử dụng trong thực dưỡng (nước uống). Nhân sâm bột: có 2 loại: màu trắng và đỏ. Màu trắng lấy từ nhân sâm tươi sau khi phơi khô tán bột, chất đường không được alpha hóa thì cũng giống như bột gạo tự nhiên không được nấu chín, ít hiệu nghiệm trong phòng, chữa trị bệnh. Như đã biết, hồng sâm và bạch sâm bào chế không giống nhau. Bạch sâm được chế biến như sau: thu hái sâm có 6 năm tuổi (là tốt nhất), gọt bỏ vỏ ngoài, phơi trong râm mát để hàm lượng nước được giữ lại khoảng 14%. Lớp vỏ ngoài của củ nhân sâm có chứa nhiều saponin. Gọt bỏ vỏ là mất lượng saponin này. Hồng sâm được bào chế từ củ nhân sâm 6 năm tuổi (là tốt nhất) trở lên. Người ta xử lý nhân sâm này bằng cách hấp, gia nhiệt rồi phơi khô. Hồng sâm giữ được vỏ, nên giữ được một số saponin. Ngoài bạch sâm và hồng sâm đã được biết đến từ lâu đời, khoảng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu bào chế nhân sâm ở nhiệt độ thấp với công nghệ hiện đại. Loại nhân sâm này có hàm lượng các hoạt chất sinh học cao hơn gấp 4 lần nhân sâm được xử lý ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, tinh chất ginsenosid Rh2, Rh3 có tác dụng ức chế và phòng ngừa ung thư tốt. Bột của loại nhân sâm này có màu trắng ngà. Công hiệu của nhân sâm còn tùy thuộc vào sự bào chế. Mỗi loại có những điểm ưu việt khác nhau. O . Nhân sâm bào chế tốt hơn sâm tươi Nhân sâm tươi: thông thường ăn rau sống (đã được làm sạch) rất có giá trị dinh dưỡng. Tương tự, có người suy ra: ăn nhân sâm tươi cũng có. saponin có trong nhân sâm được cơ thể hấp thu và có công hiệu tốt. Như vậy, có thể khẳng định hiệu nghiệm của nhân sâm tươi không bằng nhân sâm đã được bào chế, chưng và hấp. Nhân sâm dung dịch. ngoài của củ nhân sâm có chứa nhiều saponin. Gọt bỏ vỏ là mất lượng saponin này. Hồng sâm được bào chế từ củ nhân sâm 6 năm tuổi (là tốt nhất) trở lên. Người ta xử lý nhân sâm này bằng