Câu hỏi số 2: Nguồn gốc và bản chất của ý thức.Đề cương tóm tắt: 1.Nguồn gốc tự nhiên 3 ý -Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật c
Trang 1Câu hỏi số 2: Nguồn gốc và bản chất của ý thức.
Đề cương tóm tắt:
1.Nguồn gốc tự nhiên (3 ý)
-Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật chất Từ vô cơ đến hữu cơ, đến chất sống, đến động vật (bậc thấp - bậc cao) và cuối cùng hình thành con người với bộ óc Bộ óc là 1 thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và cấu trúc tinh vi nhất
-Thuộc tính phản ánh của vật chất: Tất cả các dạng vật chất đều
có thuộc tính phản ánh Từ vô cơ đến động vật phản ánh như thế nào
-Thế giới khách quan: là cơ sở để tạo nên sự phản ảnh, hình thành nội dung phản ánh
2 Nguồn gốc xã hội: là nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra ý thức.
gồm có lao động và ngôn ngữ
-Nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ sản xuất, từ qh này làm nảy sinh ra ngôn ngữ -Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụ
để tư duy
Tóm lại: Yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu
tố xã hội là tác động trực tiếp dẫn đến việc làm nảy sinh và phát triển
ý thức 2 yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau
3.Bản chất của ý thức:(4 bản chất)
Ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc của con người Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan -Bản tính linh hoạt sáng tạo
-Phản ánh của ý thức có thể vượt trước
-Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại, phản ánh dưới dạng mô hình hóa
-Ý thức phải là ý thức của con người và mang bản chất xã hội Người sống ở mỗi thời đại khác nhau thì ý thức cơ bản khác nhau Người sống trong cùng 1 thời đại nhưng hoàn cảnh sống khác nhau thì ý thức cũng khác nhau
Trang 2Đề cương chi tiết:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người
là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt, tự nhiên và xã hội
-Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật chất Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đến chất sống và trực tiếp là quá trình phát triển từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao và cuối cùng là hình thành con người với bộ óc Bộ
óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên
Bộ óc là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấu trúc tinh vi nhất
Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh Các thuộc tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát triển của thế giới vật chất Nếu không có thuộc tính phản ánh này thì không thể có ý thức
Đối với chất vô, phản ánh là sự ghi lại dấu vết của vật tác động trên vật bị tác động Đối với thực vật, phản ánh là sự phản ứng lại những tác động của môi trường như hiện tượng lá cây hướng về nơi
có ánh nắng Đối với động vật, phản ánh tồn tại dưới dạng phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Thế giới khách quan là cơ sở để tạo nên sự phản ánh, hình thành nội dung phản ánh
-Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc trực tiếp để sản sinh ra ý thức Theo quan niệm của Mác, phải có xã hội mới sản sinh ra ý thức Con người, nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội,
mà trước hết là quan hệ trong sản xuất Từ những quan hệ này làm nảy sinh ra ngôn ngữ Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà nhờ có
nó ý thức con người được hình thành và phát triển
Trang 3Tóm lại, yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu
tố xã hội là nhân tố tác động trực tiếp đến việc làm nảy sinh và phát triển ý thức Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau
Đó là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta đấu tranh vạch rõ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
về ý thức
-Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ óc con người
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức có bản tính linh hoạt, sáng tạo Ý thức phản ánh thế giới quan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích của chủ thể Vì vậy khi nhận xét, đánh giá những vấn đề của cuộc sống, mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau
Phản ánh của ý thức là cái phản ánh có thể vượt trước, không chỉ phản ánh cái đang có mà còn có thể phản ánh cái sẽ có
Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại và phản ánh dưới dạng mô hình hóa (ví dụ về nhà ở)
Ý thức còn là bản chất xã hội vì ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người Nhưng mỗi con người đều sống trong một xã hội, bị quy định bởi điều kiện vật chất và tinh thần vì vậy ý thức bao giờ cũng mang tính xã hội Ví dụ con người sống ở những thời đại khác nhau, ý thức xã hội cũng sẽ khác nhau
Trong cùng một thời đại, con người có hoàn cảnh sống khác nhau thì ý thức cũng khác nhau