chương 13: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN Qua kết quả tính toán ta thấy rằng: các phương pháp tính tay đ òn ổn định tàu thủy đều cho ta các kết quả khác nhau nhưng mức độ sai khác không nhiều, vấn đề này đ ã được khẳng định rất cụ thể trong các đề tài trước đây . Mặc dù vậy, nếu xét về mặt phương pháp tính toán thì ta có thể khẳng định lại rằng: nếu đi phân tích cụ thể từng phương pháp thì các phương pháp truyền thống vẫn mang một số nhược điểm : + Sai số đo: - Số liệu nhập vào phải đo trên đường hình phức tạp vẽ trên tỷ lệ xích lớn. - Sai số tích tụ đáng kể qua nhiều phép tính tích phân gần đúng, trong đó các số hạng là các hàm l ũy thừa bậc 2 và 3 + Kh ối lượng tính toán lớn. + Lập trình gặp nhiều khó khăn đáng kể. Trên đây là những đánh giá lại một cách chung nhất về các phương pháp tính tay đ òn ổn định mà trước đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và khẳng định khá rõ ràng. Riêng đối với hướng giải quyết của đề tài này là đi nghiên cứu một thuật toán mới tính chính xác tay đòn ổn định theo phương pháp của PGS Nguyễn Quang Minh. Như ta đã biết để áp dụng được các kết quả nghiên cứu hàm hóa b ề mặt đường hình lý thuyết tàu của Pgs Nguyễn Quang Minh cụ thể là phương trình hàm xấp xỉ bậc 2m trong tính toán tay đòn ổn định tàu thủy thì ta phải xác định được các đại lượng hình học hình cong đối với từng mặt cắt tính toán điển hình nhất là diện tích và mômen của chúng, việc làm này trước đây đều dựa vào các công th ức gần đúng của phương pháp hình thang, sai số nhiều và không th ể đánh giá được, không tiện lợi trong việc lập trình. Để tăng mức độ chính xác của phương pháp đề tài đ ã đưa ra thuật toán mới đó là thuật toán Spline như đã trình bày rất cụ thể trong nội dung đề t ài. Đến đây ta có thể khẳng định lại rằng với thuật toán Spline với những đường cong bậc ba xác định qua các điểm gián đoạn cho trước th ì việc xác định các đại lượng hình học hình cong phẳng tiện lợi và chính xác hơn hẳn các phương trước đây điển hình là phương pháp hình thang, giảm hẳn sai số cho phương pháp, quan trọng là ta có thể đánh giá được sai số một cách rõ ràng vì việc quản lý các đường cong lúc này đều dựa trên các hàm giải tích qua các phép tính tích phân xác định. Tóm lại việc áp dụng thuật toán Spline trong tính toán tay đ òn ổn định tàu thủy theo phương pháp của PGS Nguyễn Quang Minh sẽ cho ta một kết quả rất khá quan, khắc phục được sai số, giảm hẳn khối lượng tính toán, tiện lợi trong việc lập trình. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy PGS.TS Nguyễn Quang Minh, các Thầy trong Bộ môn Tàu thuyền và lời động viên của các bạn, đến nay đề tài đ ã được hoàn thiện. Tuy thời gian có hạn nhưng tôi đã cố gắng và thể hiện điều đó thông qua kết quả tính toán được trình bày rõ trong quy ển báo cáo này. Kết quả thu được phần nào cho chúng ta đánh giá sơ bộ về phương pháp và thuật toán giải quyết cũng như việc tìm ra giải pháp tối ưu cho bài toán tính tay đòn ổn tàu thủy nói riêng và trong công tác thiết kế tàu nói chung. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có được sự quan tâm nhiều hơn từ giới chuyên môn để phương pháp cùng thuật toán mới được ứng dụng rộng rãi nhằm khắc phục một số khó khăn trong bài toán tính tay đòn ổn định cũng như thiết kế tàu thuyền hiện nay. Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, tôi có một vài đề xuất như sau: + Cần thiết phổ cập thuật toán về phương pháp tính tay đ òn ổn định tàu thủy theo phương pháp của PGS Nguyễn Quang Minh nhằm khắc phục những khó khăn trong quản lý chất lượng và k ỹ thuật tàu thuyền hiện nay. + Cần nghiên cứu và hoàn chỉnh thành một chương trình chuẩn tính và so sánh kết quả tính tay đòn ổn định theo các phương pháp khác nhau một cách tự động hóa tr ên máy tính. + Cần nâng cấp chương trình tính để tiến tới một chương tr ình tính tay đòn ổn định tàu thủy có thể áp dụng cho các loại tàu khác nhau chứ không chỉ riêng cho tàu cá. + C ần hoàn thiện thêm về mặt phương pháp cũng như thuật toán tính tay đòn ổn định tàu thủy khi xét đến sự ảnh hưởng của các thành phần trên cabin, boong tàu vì đây là một sự ảnh hưởng khá lớn đến tính ổn định của t àu khi phải hoạt động trong những điều kiện thời tiết, sóng gió phức tạp mà từ trước đến nay ta chỉ tính toán cho khối lượng tàu không, bỏ qua sự ảnh hưởng của Cabin và các thành phần khác trên boong tàu. . sai số một cách rõ ràng vì việc quản lý các đường cong lúc này đều dựa trên các hàm giải tích qua các phép tính tích phân xác định. Tóm lại việc áp dụng thuật toán Spline trong tính toán tay. tài đ ã đưa ra thuật toán mới đó là thuật toán Spline như đã trình bày rất cụ thể trong nội dung đề t ài. Đến đây ta có thể khẳng định lại rằng với thuật toán Spline với những đường cong bậc. một thuật toán mới tính chính xác tay đòn ổn định theo phương pháp của PGS Nguyễn Quang Minh. Như ta đã biết để áp dụng được các kết quả nghiên cứu hàm hóa b ề mặt đường hình lý thuyết tàu