1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Khả năng hấp thụ CO2 của hệ thực vật ngày càng giảm ppsx

8 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 168,45 KB

Nội dung

Khả năng hấp thụ CO2 của hệ thực vật ngày càng giảm Từ năm 2000 đến nay, khả năng hấp thụ, tích trữ CO2 của cây rừng trên thế giới đã giảm. Đây có thể là hậu quả không ngờ tới của hiện tượng biến đổi khí hậu và gây lo ngại cho giới khoa học. >> Công nghệ thu hồi CO2 từ ống khói >> Lần đầu tiên Đức lưu trữ CO2 vào lòng đất Cây cỏ có chứa nhiều chất, trong đó chất được biết đến nhiều nhất là chlorophylle, còn gọi là lục diệp tố, cho phép hấp thụ CO2 và thải ra khí oxy dưới tác động của năng lượng ánh sáng. Theo giới chuyên gia, chính quy trình hít thở ngược này, so với quy trình ở con người, lại rất cần thiết cho cây cối phát triển. Ngày 20/8 vừa qua, tạp chí Sciences có đăng công trình nghiên cứu của hai nhà sinh học Maosheng Zhao và Steve Running thuộc trường đại học Montana Dựa theo kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được qua vệ tinh của cơ quan nghiên cứu hàng không NASA Mỹ, các tác giả cho biết là rừng cây trên hành tinh chúng ta dường như bị bão hòa không thể hấp thụ CO2 thêm được nữa. Thậm chí, trong 10 năm qua, khối lượng khí CO2 được hấp thụ một cách tự nhiên này đã không ngừng giảm. Điều đáng chú ý là vào năm 2003, chính hai nhà khoa học này cũng đã công bố một công trình nghiên cứu tương tự nhưng cho ra kết quả trái ngược hoàn toàn. Theo đó, trong giai đoạn 1982 và 1999, hiện tượng biến đổi khí hậu đã góp phần giúp cho cây rừng hấp thụ, giam giữ khí CO2 tốt hơn. Các điều kiện khí hậu tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật, hấp thụ rất nhiều CO2. Thế nhưng xu thế này đã đảo ngược trong giai đoạn 2000 – 2009. Các đợt nắng nóng, hạn hán đã làm giảm khả năng hấp thụ của hệ thực vật. Tại nam bán cầu, cây cối bao phủ khoảng 70% diện tích, như ở Úc, Nam Mỹ và châu Phi, khả năng hấp thụ CO2 đã giảm do phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây cỏ. Rất may là việc suy giảm này lại được bù đắp lại phần nào với hiện tượng ngược lại ở bắc bán cầu, trong đó có Bắc Mỹ, Tây Âu, Ấn Độ và Trung Quốc, tại đây, cây cối mỗi năm vẫn tiếp tục hấp thụ ngày càng nhiều lượng khí CO2 hơn. Đề án Thành phố xanh của kiến trúc sư Bỉ Luc Schuiten. Thế nhưng, nhìn trong tổng thể, tình hình có xu hướng xấu đi : Trong vòng 10 năm qua, có khoảng 550 triệu tấn khí CO2 không được hấp thụ một cách tự nhiên, so với mức dự tính trong các điều kiện khí hậu và phát triển thực vật bình thường. Các tác giả của công trình nghiên cứu có thái độ thận trọng khi cho rằng cần tiếp tục theo dõi mức độ hấp thụ CO2 một cách liên tục, để xác định xem sự biến đổi này mang tính chu kỳ thập niên hay đây là điểm thay đổi thực sự trong việc giam giữ, hấp thụ CO2 một cách tự nhiên của hệ thực vật trên trái đất, do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Vào năm 2007, nhân loại đã thải ra bầu khí quyển khoảng 7,9 tỷ tấn khí tương đương CO2. Con số này tăng hàng năm. Giới nghiên cứu khoa học lo ngại quy trình luẩn quẩn là nếu như các cây rừng trên trái đất của chúng ta giảm khả năng hấp thụ khí CO2, thì nguy cơ biến đổi khí hậu càng lớn và hiện tượng này lại tác động đến khả năng hấp thụ CO2 của hệ thực vật. . Khả năng hấp thụ CO2 của hệ thực vật ngày càng giảm Từ năm 2000 đến nay, khả năng hấp thụ, tích trữ CO2 của cây rừng trên thế giới đã giảm. Đây có thể là. rừng trên trái đất của chúng ta giảm khả năng hấp thụ khí CO2, thì nguy cơ biến đổi khí hậu càng lớn và hiện tượng này lại tác động đến khả năng hấp thụ CO2 của hệ thực vật. . nóng, hạn hán đã làm giảm khả năng hấp thụ của hệ thực vật. Tại nam bán cầu, cây cối bao phủ khoảng 70% diện tích, như ở Úc, Nam Mỹ và châu Phi, khả năng hấp thụ CO2 đã giảm do phải hứng chịu

Ngày đăng: 08/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w