1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 25 ppt

6 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 25 Chứng khó tiêu, đầy bụng Khó tiêu, đầy bụng là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn ói. Thường xảy ra sau khi ăn và do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Để trị chứng khó tiêu đầy bụng, ta có thể dùng các thuốc sau đây: 1. Thuốc kháng acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Maalox Plus, Maloxals, Phosphalugel, Gasvicon, Pepsen được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do dư acid dịch vị tức là chất chua trong dạ dày. Các thuốc này vừa có tác dụng trung hòa acid vừa chống đầy hơi trong dạ dày. Có thể dùng thuốc dạng sủi bọt như: Normogastryl. Hoặc dùng thuốc chống tiết acid như: Cimetidin, Ranitidin, Omeprazol 2. Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày như Metoclopramid (Primpéran), Domperidon (Motiliun-M). Dùng khi sự co bóp dạ dày kém, làm chậm sự chuyển hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột. 3. Thuốc giúp tiêu hóa: Chứa các men tiêu hóa, giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng như Festal, Pancrélase, Neopeptine, Alipase Trên đây là các thuốc mà người bị khó tiêu đầy bụng có thể dùng để cải thiện tình trạng rối loạn. Liều lượng và cách uống có thể hỏi dược sĩ, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc để được hướng dẫn dùng đúng. Có một số điều chúng ta cần lưu ý như sau: - Nên quan tâm đến cách ăn uống để tránh chứng khó tiêu đầy bụng như ăn chậm, nhai kỹ, tạo các yếu tố thoải mái trong bữa ăn, tránh dùng các thực phẩm mà kinh nghiệm cho thấy gây chứng khó tiêu (như thức ăn chiên quá nhiều dầu mỡ) không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích tiết nhiều dịch vị. - Trước khi dùng thuốc có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước âm ấm uống mà theo nhiều người nhận thấy có thể làm giảm chứng khó tiêu. - Chỉ nên dùng thuốc khoảng 5-7 ngày, nếu chứng khó tiêu đầy bụng không cải thiện rõ rệt, nên đi bác sĩ khám bệnh. Có một số trường hợp rất cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu chậm trễ trong chẩn đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị. ở người đã ngoài 45 tuổi, triệu chứng khó tiêu đầy bụng có thể khởi đầu của viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí của ung thư dạ dày, hoặc ở những người có dấu hiệu sụt cân, đi tiêu phân đen, bị vàng da, nuốt khó. DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP HCM) Táo bón Táo bón là triệu chứng chậm trễ trong việc thải phân với phân ít hơn và khô rắn hơn bình thường, số lần thải phân không vượt quá 3 lần trong tuần. Khi bị táo bón, phân nằm lâu trong ruột sẽ làm cho chất độc thấm vào máu, gây nhiễm độc, làm cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn phân, sẽ cản trở tuần hoàn ở trực tràng và với việc rặn khi đi tiêu sẽ làm cho người ta dễ mắc bệnh trĩ. Người bị táo bón thường cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, dễ tức giận, cáu kỉnh. Nguyên nhân: - Do ăn thiếu chất xơ là rau cải, uống quá ít nước. - Do sinh hoạt tĩnh tại, ít có sự vận động. - Sử dụng các loại thuốc gây ra táo bón như: thuốc trị tiêu chảy làm liệt nhu động ruột, thuốc kháng acid viêm loét dạ dày - tá tràng, thuốc bổ chứa sắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần Ngoài 3 nguyên nhân trên, người bệnh cũng có thể bị táo bón do cơ thể có sự rối loạn như: rối loạn tâm thần - thần kinh, rối loạn trương lực thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hoá và nội tiết như bị chứng tăng calci - huyết, tăng urê-huyết, hoặc có một tổn thương thực thể ở đại tràng, trực tràng, hậu môn gây trở ngại đường thải phân. Về thuốc trị táo bón hay còn gọi là thuốc nhuận trường, thuốc xổ, đó là thuốc có tác dụng làm gia tăng nước thấm vào phân làm phân mềm ra, làm gia tăng sự co thắt của ruột già để dễ dàng tống phân ra ngoài. Có 4 loại thuốc trị táo bón như sau: 1. Thuốc trị táo bón tạo khối: Là thuốc chứa chất sợi, chất nhầy như thạch (rau câu), cám lúa mì, khi uống vào ruột sẽ hút nước trương nở lam tăng thể tích phân ở trực tràng gây sự kích thích giúp dễ đi tiêu hơn. Nên uống thuốc loại này với nhiều nước và lưu ý thuốc có thể gây chướng bụng, làm cho chán ăn không thấy đói. 2. Thuốc trị táo bón thẩm thấu: Là thuốc chứa các muối vô cơ như natri sulfat Na2SO4, gọi là thuốc xổ muối magie sulfat (MgSO4) hay chứa các loại đường như lactulose, sorbitol hoặc chất cao phân tử như forlax khi uống sẽ giữ nước trong lòng ruột giúp phân thấm nước không bị khô, dễ đi tiêu hơn. 3. Thuốc trị táo bón làm mềm phân, trơn phân: Là thuốc có chứa dầu khoáng chất như dầu paraffin, hoặc là các chất giúp nước thấm tốt vào phân như natri docusat. Lưu ý trong nhóm thuốc này có loại dùng bơm hậu môn chứa glycerol gọi là rectiol (Rectiofar) thích hợp cho trẻ con và phụ nữ có thai nhưng lưu ý không nên dùng quá thường xuyên vì: nếu bơm glycerol quá thường xuyên vào hậu môn, glycerol sẽ gây kích ứng niêm mạch trực tràng làm niêm mạch bị tổn thương. 4. Thuốc trị táo bón kích thích: Đây là thuốc phải đặc biệt lưu ý vì thuốc này có tác dụng kích thích trực tiếp trên chức năng vận động, bài tiết của ruột, làm xổ rất mạnh. Tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ dưới 15 tuổi không được dùng thuốc xổ loại này. Có thể kể tên một số thuốc như: Boldolaxine, Dulcolax Trị táo bón bằng biện pháp không dùng thuốc - Ăn nhiều chất sợi, chất xơ, rau cải, trái cây, các loại thực phẩm "tạo khối: khoai lang, rau câu, hột é - Uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh. - Tập đi tiêu vào giờ giấc nhất định trong ngày. - Chống nếp sinh hoạt tĩnh tại bằng cách thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, đặc biệt tập các cơ vùng bụng. Lưu ý: - Nên xem sử dụng thuốc là bất đắc dĩ; chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, tối đa là 10 ngày. Nếu thấy không khả quan nên đi khám bệnh. - Nên chọn loại thuốc tạo khối, loại trị táo bón thẩm thấu trước, nếu không hiệu quả mới dùng đến thuốc trị táo bón kích thích (đã kể ở trên). - Xem kỹ hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ về thời gian tác dụng của thuốc (có thuốc cho tác dụng sau 2-3 giờ, có thuốc phải uống chiều tối hôm trước để sáng hôm sau xổ) Khi nào cần thụt tháo và dùng thuốc nhuận tràng? Thụt tháo đơn giản có thể giúp cho hết táo bón. Có thể dùng nước ấm hoặc cho thêm chút ít xà phòng vào. Tuy nhiên, thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng sẽ hết sức nguy hiểm đối với các trường hợp: - Người bệnh đang đau dạ dày dữ dội hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm ruột thừa hoặc "đau bụng cấp tính", ngay cả khi người đó đã nhiều ngày không đi tiêu. - Người bị thương do đạn bắn hoặc có chấn thương khác ở ruột. - Người yếu sức hoặc bị ốm. - Trẻ bị sốt cao, nôn, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước. Với các loại thuốc tẩy và thuốc nhuận tràng thường dùng, cần chú ý: - Dầu thầu dầu: Là loại thuốc tẩy gây kích thích, hại nhiều hơn lợi, không nên dùng. - Maggnesium carbonate: Là thuốc tẩy muối. Chỉ dùng với liều thấp, coi như là thuốc nhuận tràng để trị táo bón. Không dùng thường xuyên và không bao giờ dùng khi bị đau bụng. - Dầu khoáng chất: Đôi khi có thể dùng chữa táo bón cho người bị bệnh trĩ, nhưng dầu chỉ làm trơn chứ không làm mềm phân. Trước khi đi ngủ, có thể dùng từ 3-6 muỗng cà phên dầu khoáng chất (không uống lúc ăn cơm vì dầu sẽ làm mất các vitamin trong thức ăn). Thuốc nhuận tràng cũng giống thuốc tẩy nhưng có tác dụng yếu hơn. Những loại thuốc vừa nêu trên khi dùng với liều nhỏ thì nhuận tràng, làm mềm phân, giúp đi tiêu dễ hơn, còn dùng với liều lớn thì có tác dụng tẩy, gây tiêu lỏng. Trường hợp duy nhất phải dùng thuốc tẩy liều cao là khi uống phải chất độc và cần phải rửa ruột ngay. Trong bất kỳ trường hợp nào thuốc tẩy đều có hại. DS Nguyễn Hữu Đức . Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 25 Chứng khó tiêu, đầy bụng Khó tiêu, đầy bụng là triệu chứng cảm thấy no hơi,. không dùng thuốc - Ăn nhiều chất sợi, chất xơ, rau cải, trái cây, các loại thực phẩm "tạo khối: khoai lang, rau câu, hột é - Uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh. - Tập đi tiêu. ngay cả khi người đó đã nhiều ngày không đi tiêu. - Người bị thương do đạn bắn hoặc có chấn thương khác ở ruột. - Người yếu sức hoặc bị ốm. - Trẻ bị sốt cao, nôn, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu

Ngày đăng: 08/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w