1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 17 ppt

8 266 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 17 Viêm gan siêu vi Viêm gan siêu vi là những bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Có 5 loại siêu vi gây viêm gan thường gặp là: A, B, C, D, và E. Đường lây của các bệnh viêm gan siêu vi không giống nhau: - Viêm gan siêu vi A và E lây qua nguồn nước bẩn, ô nhiễm phân, rác và cách ăn uống không hợp vệ sinh. - Viêm gan siêu vi A, C và D lây qua đường máu, truyền máu, dùng chung dụng cụ tiêm chích, rạch da, dính máu, dịch tiết người bệnh. Quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con khi mang thai. Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi khác nhau tùy theo từng loại siêu vi: - Nhiễm siêu vi A: Người bệnh có biểu hiện viêm gan cấp như sốt, mệt mỏi, vàng da nhưng thường nhẹ, hồi phục hoàn toàn. Viêm gan A không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi E: Biểu hiện cũng giống như siêu vi A nhưng mức độ viêm gan có thể nặng hơn, nhất là ở phụ nữ mang thai, viêm gan E không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi B: Chỉ có một số người biểu hiện viêm gan cấp như viêm gan A và E còn đa số khỏe mạnh, không có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh là do tình cờ thử máu, khám sức khỏe, hiến máu Nhưng 90% người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn và chỉ có 10% là bệnh có thể kéo dài thành viêm gan mãn, gây xơ gan, ung thư gan sau này. - Nhiễm siêu vi C: Diễn biến bệnh giống như viêm gan B nhưng nguy cơ viêm gan mãn, xơ gan cao hơn. - Riêng đối với siêu vi D: Chỉ gây bệnh cho người đã nhiễm siêu vi B và khi đó bệnh cũng thường nặng, với biến chứng xơ gan cao hơn. Do có nhiều loại viêm gan khác nhau và biểu hiện rất đa dạng nên chỉ có thử máu mới định bệnh chắc chắn. Khi thử máu, có thể phải làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau, nên khi nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa bệnh nhiễm hoặc tiêu hoá - gan mật để được hướng dẫn cụ thể. Cần làm gì khi mắc bệnh viêm gan siêu vi? Bạn cần bình tĩnh bởi đa số trường hợp viêm gan siêu vi đều có thể bình phục hoàn toàn nếu tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đừng tự ý điều trị theo lời mách bảo của những người không chuyên môn, bởi vì đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào diệt được các loại siêu vi gây viêm gan. Nếu đang bị viêm gan, biện pháp chủ yếu để bệnh mau khỏi là nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn thức ăn dễ tiêu, rau tươi, trái cây nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy lùi bệnh. Thầy thuốc có thể cho bạn dùng thêm vài loại thuốc có tính cách hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Còn nếu là người nhiễm siêu vi B, C hoặc D không triệu chứng thì không cần thiết điều trị gì cả, vẫn ăn uống, sinh hoạt, lao động bình thường nhưng cần phòng tránh lây lan cho mọi người. Cần quan tâm giữ gìn sức khỏe hơn, tránh nhiễm thêm các bệnh khác và tránh dùng ma tuý, thuốc lá, rượu làm tổn hại sức khỏe. Nhiều người giữ gìn sức khỏe tốt sau một thời gian đã hoàn toàn khỏi bệnh, xét nghiệm cho thấy đã sạch hết mầm bệnh. Cần làm gì để phòng bệnh viêm gan siêu vi? 1. Phòng tránh các đường lây lan. - Phòng tránh viêm gan siêu vi A và E bằng cách: Giữ vệ sinh ăn uống. Ăn sạch, uống nước nấu sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn. - Phòng tránh B, C và D bằng cách: Truyền máu có kiểm tra viêm gan siêu vi, vệ sinh vô trùng các dụng cụ y tế, săn sóc sức khỏe, dùng riêng vật dụng có thể dây dính máu như kim, ống chích, dao cạo, kìm cắt móng tay Truyền máu có kiểm tra siêu vi giêm gan, sống lành mạnh, chung thủy vợ chồng, sử dụng bao cao su đúng cách. Phụ nữ mang thai nên đi khám thai để phát hiện sớm viêm gan siêu vi nhằm có biện pháp phòng bệnh thích hợp cho trẻ. 2. Chích ngừa Cần lưu ý hiện nay chỉ có vắcxin phòng bệnh viêm gan siêu vi B (D) và gần đây là viêm gan siêu vi A nên chích ngừa không phòng được các bệnh viêm gan siêu vi C và E. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, chích ngừa viêm gan siêu vi B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để trẻ được chích miễn phí ở các cơ sở y tế. Nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B và C Sự lây truyền của 2 loại siêu vi này có chung đặc điểm là cùng lây qua 3 con đường chích: quan hệ tình dục, qua đường máu và lây từ mẹ sang con (trong thời kỳ mang thai). Một số nhóm người sau đây có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus - HBV) và virus viêm gan siêu vi C (Hepatitis C Virus - HCV) hơn cả: - Có quan hệ tình dục bừa bãi, thường quan hệ với gái mãi dâm, đồng tính luyến ái (quan hệ tình dục với người đồng giới đặc biệt là nam giới), có chồng bị nhiễm hoặc ngược lại. - Tiêm chích xì-ke, dùng chung bơm tiêm. - Bệnh nhân thường phải sử dụng máu qua truyền máu và dùng các sản phẩm của máu cũng như truyền dịch. - Xăm mình, xỏ lỗ tai, xăm môi, xăm lông mày, hoặc những bệnh nhân điều trị bằng châm cứu. - Trẻ sơ sinh có mẹ mang mầm bệnh HBV, HBC. - Một số nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phảm từ máu. - Thân nhân, của người bệnh viêm gan siêu vi B và C. - Những bệnh nhân đang được điều trị có liên quan đến phẫu thuật như mổ xẻ, chạy thận nhân tạo. Những điều cần biết về bệnh viêm gan siêu vi B Bệnh viêm gan siêu vi B biểu hiện dưới nhiều hình thức. Đối với một người có sức khỏe bình thường, việc mang virus kéo dài trên 6 tháng vẫn không có triệu chứng gì về lâm sàng cũng như về xét nghiệm. Đây chính là nguồn lây lan cho cộng đồng. Với những người bị bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính, bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn ủ bệnh: Không có triệu chứng rõ rệt, kéo dài 30-180 ngày, trung bình khoảng 70 ngày. - Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, nôn ói, chán ăn, đau lâm râm vùng hạ sườn phải, sốt, đau khớp. - Giai đoạn toàn phát: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, kéo dài 2-8 tuần. - Giai đoạn phục hồi: Các triệu chứng giảm dần. Trong viêm gan siêu bi B thể cấp tính, 90% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Đặc biệt bệnh nhân càng nhỏ tuổi, tỷ lệ chuyển sang dạng mãn tính càng cao. Viêm gan siêu vi B mãn có 2 dạng: thể tồn tại và thể tấn công. Ở thể tồn tại, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ rệt. Xét nghiệm máu có men gan tăng vừa. Ở thể tấn công, bệnh nhân hay bị mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau khớp. Xét nghiệm máu có men tăng cao. Biến chứng của viêm gan siêu vi B mãn tính cần lưu ý là xơ gan và ung thư gan. Hiện nay, viêm gan siêu vi B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc ngừa. Do đó, nên chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho những người chưa nhiễm virus theo lịch. Đối với bệnh nhân bị nhiễm viêm gan siêu vi B cấp cần được nghỉ ngơi tốt, chế độ dinh dưỡng thích hợp và ăn nhiều đạm. Hạn chế mỡ, theo dõi phát hiện biến chứng kịp thời. Người có sức khỏe bình thường mang virus cần được giáo dục, phổ biến kiến thức để tránh lây lan cho người khác, theo dõi phát hiện men gan theo định kỳ. Hiện nay, những bệnh nhân viêm gan mãn có thể được chỉ định điều trị với Interferons (Intron A) nhằm mục đích giảm lây nhiễm, ngăn chặn sự nhân đôi của virus, cải thiện triệu chứng do siêu vi gây ra, ngăn ngừa sự tiến triển đến những biến chứng không phục hồi được như xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, việc điều trị này phải được chỉ định và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh xơ gan Xơ gan là hệ quả diễn biến chậm của nhiều bệnh gan khác nhau về nguyên nhân, trong đó đứng đầu là rượu, kế tiếp là siêu vi (B, C, A) thứ ba là dùng thuốc không thận trọng, không hợp lý. Ngoài ra, vệ sinh thực phẩm, thói quen ăn uống, phương thức điều trị, sinh hoạt xã hội cũng là những yếu tố gây bệnh có thể dẫn tới biến chứng xơ gan và cổ trướng. Cách nhận biết xơ gan cổ trướng Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu chứng đặc trưng của bệnh (vết hồng ban ở mu bàn chân tay, đám mạch máu chân nhện, to vú, dịch hoàn teo) và các triệu chứng như lách to, cổ trường, phình tĩnh mạch thực quản, ói máu, thành bụng có nhiều mạch máu lớn, giống như đầu con sứa. Lúc đầu ở vùng hạ sườn phải, bờ trái của gan to quá mũi xương ức, sau đó teo nhỏ lại, ở giai đoạn kế tiếp sờ bờ gan thấy lổn nhổn như đầu đinh. Còn cổ trướng (báng bụng) là biến chứng của xơ gan có tăng áp lực tĩnh mạch, dịch trong khoang màng bụng càng lúc càng nhiều, ảnh hưởng đến chức năng của thận, hệ thống bạch mạch của gan và ruột. áp lực tăng càng nhiều nếu gan càng suy nặng sẽ làm kiệt nước trong máu lưu thông nhưng lại có quá nhiều nước trong ổ bụng và làm mạch máu co lại ở trong sâu. Cổ trướng có thể tự phát gây nhiễm trùng màng bụng, ấn vào bụng sẽ có cảm giác đau kèm theo sốt, nhất là ở người xơ gan do rượu. Khi có báng bụng, tính mạng bệnh nhân sẽ bị nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Biến chứng Xơ gan có một số biến chứng đặc biệt. Thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hoá do vỡ, giãn tính mạch thực quản, bệnh nhân sẽ ói ra nhiều máu, ói thành từng cơn, ra máu đông có lẫn thức ăn hoặc không. Biến chứng thường gặp thứ hai là hôn mê gan, bệnh nhân có triệu chứng vàng da niêm, tri giác lơ mơ, hơi thở hôi mùi trái cây. Nếu gặp các biến chứng trên phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để chữa trị. Phòng ngừa - Bỏ rượu, đặc biệt đối với những người có một vài triệu chứng kể trên, hoặc đã bị xơ gan, đối với người bình thường mỗi ngày có thể uống một lít rượu, chứng 1 lon bia 333 hoặc 1 ly rượu đế 30 ml. Nhưng nếu hằng ngày người nam uống hơn 60 g cồn tinh khiết và người nữ uống hơn 20 g thì có khả năng bị xơ gan (bình thường 1 xị rượu đế có trên 100 g cồn nguyên chất). - Giữ vệ sinh ăn uống giữ vệ sinh hằng ngày để không lây bệnh viêm gan siêu vi, nếu có nguy cơ mắc bệnh hoặc công tác trong môi trường dễ lây bệnh thì nên chích ngừa trước. - Cần tránh các thuốc hoặc chất độc gây hại cho gan, trường hợp bất khả kháng như dùng thuốc để trị bệnh lao nên theo kỹ hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng của thuốc lên gan. - Dinh dưỡng tốt cũng là một cách phòng bệnh quan trọng, người nghiện rượu vừa suy dinh dưỡng thì nguy cơ bệnh xơ gan càng lớn. . Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 17 Viêm gan siêu vi Viêm gan siêu vi là những bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Có 5 loại siêu vi gây viêm gan. phục hoàn toàn. Viêm gan A không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi E: Biểu hiện cũng giống như siêu vi A nhưng mức độ viêm gan có thể nặng hơn, nhất là ở phụ nữ mang thai,. phụ nữ mang thai, viêm gan E không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi B: Chỉ có một số người biểu hiện viêm gan cấp như viêm gan A và E còn đa số khỏe mạnh, không có triệu

Ngày đăng: 08/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w