1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 22 pptx

7 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 22 Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Sỏi thận xuất hiện khi trong nước tiểu có quá nhiều thành phần không hoà tan được. Nguyên nhân có thể do: - Thể tích nước tiểu được bài tiết quá ít do uống nước ít hoặc điều kiện làm việc không thuận lợi, không có điều kiện uống nước hoặc đi tiểu "thoải mái" lượng nước vào ít nên cơ thể "tiết kiệm" nước và bài tiết nước tiểu ít đi so với bình thường. - Bài tiết quá mức một số hợp chất chọc lọc: Nếu dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống quá mức một số thực phẩm thì cơ thể sẽ thải bớt phần thừa này qua nước tiểu, nồng độ các chất này trong nước tiểu tăng cao, chúng dễ ứ đọng lại và hình thành sỏi thận. - Một số yếu tố như dị tật đường tiểu gây tắc nghẽn hoặc làm ứ đọng nước tiểu trên đường bài tiết nước tiểu. - Hoặc do nhiều yếu tố khác như độ pH của nước tiểu không phù hợp với chế độ ăn (như độ pH nước tiểu có tích acid mà bệnh nhân lại ăn nhiều thức ăn làm acid hoá nước tiểu) làm giảm sự hoà tan các chất trong nước tiểu nên các chất này dễ ứ đọng lại và tạo sỏi. Chế độ ăn người bị sỏi thận - Tất cả bệnh nhân sỏi thận đều cần phải uống nhiều nước; nếu có thể, mỗi ngày nên uống hơn 1,5 lít nước. - Bệnh nhân có sỏi urat cần theo nguyên tắc: Dùng các thức ăn làm kiềm hoá nước tiểu, giúp loại bỏ acid urique dưới dạng những urat kiềm dễ hoà tan. Đó là những thức ăn thực vật (trái cây và rau), sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài các thứ vừa kể, bệnh nhân có thể ăn không hạn chế mì, nui, bánh mì, đường và mật ong; cần hạn chế những thức ăn giàu acid uricque như cá mòi, cá hồi, gan, cật, óc, thịt heo, thịt nai, gà, vịt, chim bồ câu, bông cải, nấm và măng tây. Cần theo dõi thường xuyên độ pH của nước tiểu và giữ cho độ pH nước tiểu luôn lớn hơn hoặc bằng 7,5. - Đối với bệnh nhân có sỏi calci: Nếu lượng calci thải ra trong nước tiểu ở mức bình thường thì dùng các thức ăn làm toan hoá (acid hoá) nước tiểu. Các thức ăn này chủ yếu có nguồn gốc từ động vật như: cá, thịt bò, thịt gia cầm, phomát và ngũ cốc. Lưu ý rằng thức ăn làm toan hoá nước tiểu không phải là thức ăn có vị chua; chẳng hạn như chanh tuy chua nhưng lại kiềm hoá nước tiểu. Nếu lượng calci thải trong nước tiểu cao quá mức, trên 300mg, bệnh nhân cần giảm bớt lượng calci trong thực phẩm, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. BS Bùi Thị Hoàng Mai (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em) Suy thận và ghép thận Thận là cơ quan nằm sâu sau phúc mạc ngoài ổ bụng, được thành hông lưng che chở. Mỗi người có hai quả thận giữ nhiệm vụ bài tiết chất thải và điều hoà nhiều chức năng của cơ thể thông qua bài tiết các hoóc môn. Vì nhiều bệnh khác nhau, thận có thể suy, không hồi phục, dẫn đến việc bài tiết nước tiểu kém hoặc không bài tiết được nữa, khiến cơ thể không thải được chất độc. Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lượng chất thải như nước, u rê, creatinine, kali ứ đọng trong máu tăng cao hoặc xuất hiện tình trạng toan huyết, có thể dẫn đến tử vong do cơ thể bị ngộ độc. Ngoài ra, suy thận còn dẫn đến các tình trạng thiếu máu nặng, cao huyết áp, loãng xương, liệt dương Có hai dạng suy thập: cấp tính và mãn tính. - Suy thận cấp tính có thể do ngộ độc thuốc, choáng vì nhiều nguyên nhân, các bệnh của cầu thận, sỏi thận và niệu quản hai bên. Trong những trường hợp này, thận tạm ngừng hoạt động, sau khi chữa trị, có thể hồi phục. - Suy thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân: bệnh ngoài thận (bệnh tự miễn, đái tháo đường). Bệnh tại thận bao gồm bệnh của cầu thận (thận hư, viêm cầu thận, xơ hoá cầu thận), bệnh ống thận và mô kẻ (viêm thận ngược dòng, viêm mô kẻ, lao thận ). Bệnh sau thận gồm sỏi thận, tắc đường tiểu mạn tính do nhiều nguyên nhân (u lành tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo ). Có thể phòng ngừa suy thận mạn nếu các bệnh nhân trên được kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, có những bệnh như xơ hoá cầu thận, dù biết trước cũng khó làm gì hơn là chờ đến khi suy thận mới can thiệp. Khi suy thận, người bệnh cần bình tĩnh nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tin vào lời mách nước của những người không có chuyên môn. Người bệnh cần theo kế hoạch điều trị và theo dõi các chỉ số sinh hoá của máu để nắm vững và theo sát tình trạng bệnh. Người bị suy thận mạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp điều trị sau: - Chạy thận nhân tạo: Thận nhân tạo có khả năng lọc chất thải ứ đọng trong cơ thể. Biện pháp này có nhiều hạn chế như phải chạy thận trung bình mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 4 giờ, người bệnh lệ thuộc vào máy, chất lượng cuộc sống kém; có thể bị lây nhiễm chéo do nhiều người dùng chung một máy. Ngoài ra, thận nhân tạo không sửa chữa được chức năng nội tiết (phải dùng thuốc tạo máu hoặc truyền máu, vẫn còn khả năng bị loãng xương, cao huyết áp ). - Ghép thận: Là một phẫu thuật, lấy một quả thận còn hoạt động tốt từ cơ thể người cho thận đặt vào cơ thể người suy thận (người nhận thận). Sau ghép, bệnh nhân không phải lệ thuộc vào máy, chi phí về lâu dài thấp hơn 30%-40% so với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, người nhận thận vẫn phải tiếp tục khám và theo dõi chặt chẽ vì có thể bị thải ghép cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, do phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nên cơ thể rất dễ bị nhiễm các bệnh do vi trùng và siêu vi. Đối tượng ghép thận là người đã được xác định là suy thận mãn giai đoạn cuối (có thể đang chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng ), sức khỏe chịu đựng được cuộc mổ, không bị nhiễm các bệnh như lao, bệnh do vi rút nguy hiểm như viêm gan C, HIV Các nguồn thận có thể sử dụng cho ghép thận là từ cơ thể sống của người thân trực hệ hoặc từ vợ, chồng, bạn bè, người hiến thận tự nguyện. Cũng có thể từ người đã chết não, ngưng thể (phải thở máy) nhưng tim chưa ngừng đập hoặc vừa ngừng tim (nhưng chỉ có 15-30 phút để lấy thận, trường hợp này cho kết quả thấp). BS Nguyễn Ngọc Sinh (Đại học Y Dược TP HCM) Bệnh tiểu đường Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm về lâu dài. Cần biết phát hiện sớm trước khi có biến chứng xảy ra như lao phổi, mờ mắt, suy thận, hoại thư chân, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa Ngày nay, định nghĩa bệnh tiểu đường theo Tổ chức Sức khỏe thế giới không phải chỉ là tiểu ra đường mà là có lượng đường trong máu cao thường xuyên một cách bất thường. Bệnh tiểu đường gặp ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường gặp ở người béo mập, ít lao động, sống ở đô thị. Bệnh thường gặp nhiều ở người: - Quá 50 tuổi, ngoại hình mập mạp, ăn nhiều, cân nặng, huyết áp tăng, cholesterol trong máu thừa. - Phụ nữ sinh con to, nặng trên 4 kg hay gặp khó khăn trong việc sinh nở: sẩy thai, sinh non, độc thai - Trẻ nhỏ thường đi tiểu đêm, đái dầm, gầy, biếng ăn, học kém, đau bụng vặt, buồn nôn, bụng đau như có lãi hay nghẹn ruột. - Phụ nữ hay ngứa ngáy toàn thân hay ở bộ phận sinh dục. - Thanh niên to khỏe nhưng yếu sinh lý. Bị viêm nhiễm tái đi tái lại khó trị dứt điểm ở bộ phận sinh dục, hệ thống hô hấp, thận, lao phổi. - Bị nhồi máu cơ tim, huyết áp cao. - Có ghẻ lở ngoài da, nấm mốc, da vảy nến. - Tê bại, loét bọng đái, mắc bệnh thần kinh, tê chân, hoại tử chân, thấy mờ mắt. Cũng cần dựa vào các yếu tố có thể đưa đến bệnh tiểu đường: - Khi có cha mẹ bị bệnh tiểu đường, 5% các con của họ có thể mắc bệnh tiểu đường. Các con của người mắc bệnh tiểu đường cần được chăm sóc kỹ tránh các bệnh do siêu vi (cảm cúm, ho gà, quai bị, ban); các bệnh nội tiết (thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp), béo phì, huyết áp cao, nghiền rượu, thuốc lá, lạm dụng vài loại thuốc như corticoid (trị nhức mỏi), progestérone (thuốc ngừa thai). - Khi uống nước nhiều, đi tiểu nhiều. Uống ngày 3-4 lít nước, đi tiểu xối xả. Nếu nghi ngờ bị tiểu đường cần xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm máu tĩnh mạch là phổ biến nhất. Làm xét nghiệm sáng sớm, lúc bụng đói. Đã biết mắc bệnh tiểu đường phải đến bác sĩ chuyên khoa để: - Phân tích bệnh tiểu đường loại gì: thiếu hay còn insulin - Đánh giá tình trạng sức khỏe. Phát hiện các biến chứng, tiên lượng các diễn biến về sau. - Thảo qui cách chăm sóc, điều trị, ăn uống, sinh hoạt. Bệnh tiểu đường phổ biến và nguy hiểm, thường dẫn đến biến chứng trên các cơ quan như mắt, thận, não, thần kinh, tim, da BS Phạm Văn Đảm . Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 22 Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Sỏi thận xuất hiện khi trong nước tiểu có quá nhiều thành phần không hoà tan được. Nguyên nhân có thể do: - Thể tích. thai - Trẻ nhỏ thường đi tiểu đêm, đái dầm, gầy, biếng ăn, học kém, đau bụng vặt, buồn nôn, bụng đau như có lãi hay nghẹn ruột. - Phụ nữ hay ngứa ngáy toàn thân hay ở bộ phận sinh dục. - Thanh. sĩ chuyên khoa để: - Phân tích bệnh tiểu đường loại gì: thiếu hay còn insulin - Đánh giá tình trạng sức khỏe. Phát hiện các biến chứng, tiên lượng các diễn biến về sau. - Thảo qui cách chăm

Ngày đăng: 08/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN