1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây có kỵ nhau như thế nào? pptx

5 972 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 197,52 KB

Nội dung

Gần đây người ta còn quảng cáo “uống trà thảo mộc cho mát”… Thật ra, thuốc nào cũng vậy và thực phẩm chức năng hay trà thảo mộc phối hợp… đều có thể có chất độc hoặc chất ít độc hay khôn

Trang 1

Thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây có

kỵ nhau như thế nào?

Trong dân gian thường cho rằng thuốc tây nóng, còn thuốc nam, thuốc bắc thì mát Gần đây người ta còn quảng cáo “uống trà thảo mộc cho mát”… Thật ra, thuốc nào cũng vậy và thực phẩm chức năng hay trà thảo mộc phối hợp… đều có thể có chất độc hoặc chất ít độc hay không độc nhưng khi kết hợp với thuốc uống, thức ăn, uống khác có thể gây ra độc vì sự xung khắc (tương tác)…

Thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, hay nói chung thuốc từ dược liệu và thực phẩm chức năng (thực phẩm bổ sung)… có thể có những tương tác hay xung khắc với nhau hoặc với thứ khác, gây nguy hại cho sức khỏe Trong nhiều trường hợp,

Trang 2

các tương tác này cần được nghiên cứu xác nhận là chúng xung khắc với các thuốc

từ dược liệu khác hay với thuốc tây Ngoài ra, dược sĩ tại các nhà thuốc cũng có thể nhận xét, ghi nhận những tương tác thuốc xảy ra từ người dùng thuốc để báo

về cơ quan quản lý về tác dụng phụ và tương tác thuốc Các sản phẩm thiên nhiên

từ dược liệu, kể cả coenzym Q10, Đương quy, Ma hoàng, Bạch quả, Nhân sâm, glucosamin sulfat, các flavonoid, melatonin, cây Ban lủng (St John’s wort), trà thảo mộc… có thể tương tác hay xung khắc nhau, trong cơ thể người dùng, theo cùng cơ chế của thuốc tây

Cơ chế tương tác thường gặp giữa các sản phẩm thiên nhiên và thuốc tây

Tương tác giữa các sản phẩm thiên nhiên với nhau hay với thuốc tây thường xảy ra theo cơ chế của dược lực học và dược động học giữa thuốc này với

thuốc khác hay với thức ăn, uống Thí dụ, dược thảo như lá Nha đam (Aloe vera), Chàm ba lá (Cyamoposis tetragonolobus), Phan tả diệp (Senna alexandrina), Dương đề dợn (Rumex crispus)… thường là thành phần của các sản phẩm làm

giảm cân, chống mập, có tính gây xổ, làm cho thức ăn mau qua khỏi ruột và làm giảm hấp thu thuốc Viên ngậm kẽm dùng trong cảm cúm, có thể gắn kết với fluoroquinolon và các thuốc nhóm tetracyclin, làm giảm mức kháng sinh cần thiết

khi trị bệnh Thuốc chế từ cây Ban lủng (Hypericum perforatum) có thể làm giảm

Trang 3

hấp thu một số thuốc như digoxin chẳng hạn Một số sản phẩm thiên nhiên từ

Gừng, lá Bạch quả (Ginkgo biloba), Tỏi… có tác dụng chống kết tập tiểu cầu để

ngừa cục máu đông (tai biến tim mạch), nếu dùng chung với thuốc chống đông, làm loãng máu như aspirin, warfarin… sẽ gây tương tác làm tăng loãng máu… Phụ nữ bị rong kinh, người bị chứng ưa chảy máu (haemophiliac), người bị xuất huyết não, nếu dùng

các chế phẩm thiên

nhiên này sẽ làm

bệnh trầm trọng hơn

Một số sản

phẩm thiên nhiên có

tác dụng làm tăng

protein huyết thanh, có thể làm sai lệch khả năng kết nối với protein của một số thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị Một số sản phẩm làm tăng biến dưỡng hay làm tăng loại thải hoạt chất cũng ảnh hưởng đến thuốc Chất aescin - hoạt chất

của hột Dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum), có thể làm tăng kết nối protein huyết

thanh của thuốc warfarin Các tương tác của các sản phẩm từ dược liệu liên quan đến sự phân bố thuốc chưa được báo cáo, nhưng các tương tác ảnh hưởng đến sự biến dưỡng thuốc thì ngày càng nhiều Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng từ cây Ban lủng, nước Bưởi chùm có ảnh hưởng đến men cytochrome P-450 (CYP), CYP3A4 của gan nên làm chậm biến dưỡng (chậm đào thải tức làm tăng thời gian

Ma hoàng Ephedra sinica thường được cho vào thuốc chống béo phì gây chết người

Trang 4

bán hủy) của nhiều thuốc nên gây ngộ độc cho cơ thể người dùng Mặt khác, các sản phẩm thiên nhiên cũng ngăn cản hoạt động của men isozym CYP Thí dụ ipriflavon, chất bán tổng hợp từ Đậu nành có khả năng ngăn cản CYP1A2 và CYP2C9 Nếu cho dùng song song với theophyllin, sẽ làm tăng nồng độ theophyllin huyết thanh

Nhiều dược thảo có độc có thể gây suy gan và rối loạn chức năng thận như

cây Bạc hà hăng (Hedeoma pulegioides) và các loài Phòng kỷ (Aristolochia), có

thể gây chậm đào thải nhiều thuốc

Ngoài ra, tương tác về dược động học giữa thuốc với thuốc hay với sản phảm từ dược liệu cũng gây ra nhiều rối loạn Thí dụ vitamin E liều cao 1.000 IU làm tăng hoạt tính của warfarin Nhiều sản phẩm thiên nhiên

để giảm cân và tăng lực có thể tương tác dược động học giữa ephedra với cafein hoặc sản phẩm chứa cafein (Coca Cola, trà xanh không độ…) Hai alcaloid trong Ma hoàng (Ephedra) là ephedrin và pseudoephedrin, có tác dụng cộng hưởng với cafein nên ảnh hưởng mạnh đến tim mạch Với liều cao, cà phê và ephedra đã gây nhiều trường hợp chết người ở Mỹ! Ngoài ra, ephedra (Ma hoàng) và các thức uống và sản phẩm chứa cafein còn có tác dụng đối kháng với thuốc hạ huyết áp

Thuốc dạng thực

phẩm chức năng

Trang 5

Tóm lại, thuốc, dù là dược thảo, hóa dược hay thực phẩm chức năng… đều

có những hoạt chất và cơ chế tác dụng khác nhau mà người dùng phải dược các nhà sản xuất thông báo rõ ràng để người tiêu dùng khỏi bị các tương tác có hại cho sức khỏe

DS PHAN BẢO AN

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w