theo kịp sự đổi mới của cơ chế quản lý.
Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính - kế toán xã là một trong
những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ xã để có thể đảm đương được nhiệm vụ của chính quyền xã.
Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ xã đi vào nề nếp, chính
quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ đảng. Đội ngũ cán bộ xã phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thi
hành công vụ, trong sạch, tận tuỵ phục vụ thực sự là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các phương án chủ yếu sau:
- Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ xã trên cơ sở sác định rõ hơn
các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp xã trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã phải tiến hành đồng bộ cả về
xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
Các loại hình đào tạo có thể lựa chọn gồm:
Bồi dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề: Loại hình này thường được tiến
hành trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 ngày với ba nội dung lớn:
- Chức trách, nhiệm vụ và cách thức thực hiện một số nhiệm vụ lớn
thuộc chu trình NSX.
- Phương pháp hạch toán kế toán thu, chi NSX.
- Giải đáp thắc mắc cho học viên nên ra và giúp họ sử lý tình huống
trong thực tế đã gặp.
Loại hình này có điểm ưu việt là: thời gian tập trung ngắn, các nội dung đưa ra vừa sức với trình độ của các xã, như huyện Nam Đàn. Loại hình
này có độ hữu dụng cao. Tuy nhiên chỉ coi đây là giải pháp trước mắt mang
tính nhất thời để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý NSX.
Đào tạo theo hình thức tại chức ở bậc trung cấp: Loại hình này
thường được tiến hành trong 3 năm và chia ra làm nhiều đợt tập trung học trong năm. Mỗi đợt không quá 20 ngày, cán bộ tài chính, kế toán xã vẫn có
thể vừa đi học vừa đi làm. Nội dung đào tạo của loại hình này được tiến hành dựa trên nội dung của hệ đào tạo trung cấp tập trung. Có thể coi đây là giải
pháp hữu hiệu, nên chọn trong chiến lược đào tạo trung hạn nguồn nhân lực
cho NSX nước ta hiện nay.
Đào tạo theo hình thức tại chức bậc đại học: Hình thức đào tạo này trong khoảng thời gian 5 năm với nội dung chương trình của hệ đại học tại
chức tài chính - kế toán chuyên ngành tài chính nhà nước. Loại hình đào tạo
này mang tính chất cơ bản phục vụ cho mục tiêu chiến lược trung hạn. Thực
hiện được việc này chắc chắn chất lượng cán bộ quản lý tài chính NSX đáp ứng được yêu cầu quản lý NSX hiện nay và trong những năm tới.
Kết luận
Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của ngânsách nhà nước. Thực
hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước là một công việc khó khăn và phức tạp, ở đó các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra được quản lý chặt chẽ
và công khai,vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức, đối với các cấp uỷ đảng
chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trước tiên là ở cấp xã. Sau hơn một năm thực hiện luật ngân sách nhà nước (có sửa đổi, bổ sung), mặc dù gặp
nhiều khó khăn, nông sản nông dân làm ra tiêu thụ chậm giá thấp, công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Song trong thời gian qua do
thực hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước nên đã có những tác động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước hơn
một năm qua cũng còn không ít những tồn tại vướng mắc, đặc biệt là những
thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách trước đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nhanh chóng đề
ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của NSX đối
với chính quyền cơ sở.
Thông qua đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý NSX tại huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới”, em muốn nêu lên những kết quả bước đầu và những tồn tại, nguyên nhân trong quản lý NSX, đồng thời trình bày những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX. Kính
mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp những ý kiến phê bình cụ
thể, thiết thực để bản luân văn được hoàn thiện, với mong muốn sẽ giúp được
phần nào công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Hoài (2001) , Quản lý tài chính - hành chính sự nghiệp, Hệ
thống văn bản pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. PGS Ninh Viết Giao, đại tá Trần Thanh Tâm (2005), Nam Đàn - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp, TP.HCM.
5. PGS.TS Trần Văn Giao (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. UBND huyện Nam Đàn (2011), Báo cáo quyết toán thu-chi ngân sách năm 2011 các xã, thị trấn, Nghệ An.
7. Website: http://www.nghean.vn/wps/partal/huyennamdan, Internet. 8. Một số tài liệu khác.
PHỤ LỤC P HỤ LỤC SỐ 1
MẪ U B I Ể U C Â N Đ Ố I T Ổ N G H Ợ P D Ự TO Á N N G Â N S Á CH XÃ
Năm ...
Đơn vị: 1000 đồng
Nội dung thu Dự toỏn Nội dung chi Dự toỏn
TổNG Số THU TổNG Số CHI
I. Cỏc khoản thu xó hưởng 100%
I. Chi đầu tư phỏt triển
II. Cỏc khoản thu phõn chia theo tỷ lệ (1)
II. Chi thường xuyờn
III. Thu bổ sung III. Dự phũng
- Bổ sung cõn đối
- Bổ sung cú mục tiờu
Ghi chỳ: (1) Bao gồm 5 khoản thuế, lệ phớ Luật NSNN quy định cho ngõn sỏch xó, thị trấn hưởng tối thiểu 70% và những khoản thu ngõn sỏch địa phương được hưởng 100% dựng để phõn chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho xó
P HỤ L ỤC SỐ 2 MẪ U B IỂ U T Ổ N G H Ợ P DỰ T O Á N T H U N G Â N S Á CH XÃ Năm ... Đơn vị: 1000 đồng Ước thực hiện năm... Dự toỏn năm... % so sỏnh DT/ƯTH Thu NSNN Thu NSX Thu NSNN Thu NSX Thu NSNN Thu NSX 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 TỔNG THU I. Cỏc khoản thu 100% - Phớ, lệ phớ - Thu từ quỹ đất cụng ớch và đất cụng - Thu từ hoạt động kinh tế và sự
nghiệp
- Đúng gúp của nhõn dõn theo quy
định
- Đúng gúp tự nguyờn của cỏc TC,
CN
- Thu kết dư ngõn sỏch năm trước
- Thu kết dư ngõn sỏch năm trước
- Thu khỏc
II. Cỏc khoản thu phõn chia theo tỷ
lệ phần trăm
1. Cỏc khoản thu phõn chia tối thiểu
70% (1)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà, đất
- Thuế mụn bài thu từ CN, hộ kinh
doanh
2. Cỏc khoản thu phõn chia khỏc do
tỉnh quy định
III. Thu bổ sung từ ngõn sỏch cấp
trờn
- Bổ sung cõn đối
IV. Viện trợ khụng hoàn lại trực
P HỤ L ỤC SỐ 3 MẪ U B I Ể U TỔ N G H Ợ P D Ự TO Á N C H I N G Â N S Á C H XÃ Năm... Đơn vị: 1000 đồng Ước thực hiện năm... Dự toỏn năm... % so sỏnh DT/ƯTH Thu NSNN Thu NSX Thu NSNN Thu NSX Thu NSNN Thu NSX 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 TỔNG CHI
I. Chi đầu tư phỏt triển (1)
- Chi đầu tư XDCB
- Chi đầu tư phỏt triển khỏc
II. Chi thường xuyờn
1. Chi cụng tỏc dõn quõn tự vờ, an ninh trật tự - Chi dõn quõn tự vệ - Chi an ninh trật tự 2. Sự nghiệp giỏo dục 3. Sự nghiệp y tế
4. Sự nghiệp văn hoỏ, thụng
tin 5. Sự nghiệp thể dục thể thao 6. Sự nghiệp kinh tế - SN giao thụng - SN nụng - lõm – ngư nghiệp - SN thị chớnh - Thương mại, dịch vụ - Cỏc sự nghiệp khỏc 7. Sự nghiệp xó hội - Hưu xó và trợ cấp khỏc
- Trẻ mồ cụi, người già neo
đơn -Cứu tế xó hội 8. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 8.1. Quản lý Nhà nước 8.2. Đảng Cộng sản Việt Nam 8.3. Đoàn thể xó III. Dự phũng