Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 41)

+ GDP/người tính theo giá hiện hành đạt khoảng 1.500-1.600 USD

năm 2015, khoảng 3.100-3.200 USD năm 2020.

+ Tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 15-16% trong cả thời kỳ; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và hình thành theo hướng tăng nhanh các ngành phi nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng nghành Cụng

nghiệp – Xõy dựng trong giỏ trị tăng trưởng đạt 33%, dịch vụ 35% và Nụng – Lõm – Ngư nghiệp khoảng 32%: năm 2020 tỷ trọng các nghành tương ứng là 38%; 40% và 21%.

+ Phát triển kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu

chủ lực.

+ Tăng nhanh thu NS trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 133 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 420 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên

20%/năm cả thời kỳ.

- Mục tiêu xã hội:

+ ổn định mức tăng trưởng dân số tự nhiên trong cả thời kỳ quy hoạch

0,8-1%.

Bình quân hàng năm giải quýât việc làm cho khoảng 1.000 lao động trong cả

thời kỳ quy hoạch. Đảm bảo 87% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm

2015 và nâng tỷ lệ này lên trên 90% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động trong độ

tuổi qua đoà tạo đạt trên 50% vào năm 2015, trên 70% vào năm 2020.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2-3%, đến năm 2012 còn dưói 5%. + Đến năm 2015 phổ cập Trung học Phổ thông trên toàn huyện, kiên cố

hoá 100% phòng học các cấp, phấn đấu 90% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

+ Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2020.

+ 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2012, nâng cấp các cơ sở khám chũa bệnh trên toàn huyện.

+ Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 85%; khối xóm văn hoá trên 65%; xã, thị trấn có thiết chế VH-TT-TT đạt chuẩn quốc gia trên 85% vào năm 2020.

+ Giữ vững ANQP, đảm bảo trật tự an toàn xó hội; giảm các tệ nạn xã hội.

+Khuyến khích người dân tham gia trồng cây xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 35% vào năm 2020.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường cho cả khu vực thị trấn và nông thôn;

đến năm 2020, có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩnmôi trưòng; trên 95% rác thải được thu gom, xử lý.

+ Các khu công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề có hệ thống xử lý môi trường đảm bảo đạt quy định về xử lý môi trường. Đối với các khu công

nghiệp tập trung quy mô lớn và các doanh nghiệp sản xuất có chất thải độc

hại, phải tổ chức hệ thống xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2.3.2. Cỏc giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX tại

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2.3.2.1. Khuyến khích phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.

Việc đầu tư và phát triển KT-XH trên địa bàn đã và đang được Đảng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhà nước coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH.

Đặc biệt vấn đề thực hiện quản lý tốt NSX theo luật NSNN không thể không

quan tâm tới việc khuyến khích đầu tư và phát triển KT-XH nhằm khai thác, ổn định nguồn thu đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.

Huyện Nam Đàn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt cơ sở hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, trạm của các xã trong huyện còn nhiều yếu kém. Điểm bức xúc này cần được coi là một nhóm công trình trọng điểm, ưu tiên

số một, nên dành một khoản tiền ngân sách thích đáng để đầu tư, phục vụ nhu

cầu dân sinh. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng trường học làm đường và các công trình công cộng khác.

Song song với các công trình về điện, đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi dân sinh. Việc khuyến khích đầu tư phát triển công, nông, lâm, ngư nghiệp cũng cần phải được quan tâm chú trọng để đẩy mạnh

sản xuất, khơi dậy ngành nghề truyền thống, mở mang ngành nghề mới, tăng

nguồn thu cho NSX đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân xã.

Đề nghị chính phủ, BTC, Sở Tài chính và các cấp bộ ngành có liên quan sớm nghiên cứu sửa đổi một số chính sách, chế độ phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông thôn,

quỹ tín dụng phát triển NSX, xây dựng chương trình tiến tới không còn xã nghèo.

2.3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.

Tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX.

Để tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX cần tiếp

tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc luật NSNN trong cán bộ và nhân dân.

Đồng thời trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội

dung quản lý NSX theo đúng tinh thần thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 của BTC, quy định về quản lý NSX.Đây là căn cứ để quản lý NSX

và là một bước rất quan trọng tạo tiền đề để cho việc thực hiện quy chế dân

chủ ở xã được chính phủ ban hành.

Trong quá trình thực hiện các xã phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu

sau: Lập dự toán NSX; chấp hành dự toán NSX; kế toán và quyết toán NSX.

Lập và quyết định dự toán NSX: Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của

UBND tỉnh và chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã lập dự toán NSX cho năm sau, trình HĐND xã quyết định. Căn cứ vào quyết định của chính phủ; thông tư hướng dẫn của BTC; chế độ phân cấp về nguồn thu nhiệm vụ chi

ngân sách ; tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành Ban tài chính và NSX phối hợp với đội thu thuế xã tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (chỉ trong phạm vi phân cấp do xã quản lý).Ban tài chính và NSX tính toán

cân đối, lập dự toán thu, chi NSX trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét gửi UBND huyện và phòng TC-KH huyện.

Dự toán thu: Phải lập theo mục lục NSNN gồm các chương, loại,

khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục đã có trong quy định của mục lục

NSNN áp dụng đối với xã.

Dự toán chi: Gồm các chương theo mã số quy định của mục lục NSNN. Cân đối NSX nên dựa trên nguyên tắc chi cân đối với nguồn thu tự có

của NSX. Việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên chỉ thực hiện khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực sự cần thiết và theo những mục đích nhất định.

Quyết định dự toán NSX: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm

vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn thành dự toán ngân

huyện đồng thời công khai cho nhân dân biết theo quy chế công khai tài chính về NSNN.

Chấp hành dự toán NSX: Các xã phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật ngân sách và nghị định, thông tư của Chính

Phủ hướng dẫn chấp hành dự toán NSX. Quỹ NSNN phải được quản lý tại

KBNN, mở tài khoản NSX tại KBNN huyện để hạch toán khớp đúng với thu,

chi NSNN. Việc chấp hành dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc: Kinh phí đã được ghi trong dự toán năm và kế hoạch hàng tháng chi tiêu tuỳ thuộc

vào số thu của NSX. Nghiệp vụ quản lý chi tiêu, xuất quỹ NSX phải quy định

rõ ràng đúng quy định của luật ngân sách.

Kế toán và quyết toán NSX: Ban tài chính và NSX có trách nhiệm

thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo luật NSNN áp

dụng đối với cấp xã và chế độ kế toán NSX hiện hành (Theo quyết định 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của BTC và công văn số 1139KB/KT

ngày 11/9/2003 của KBNN TW về việc ban hành chế độ kế toán hiện hành); thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Phối hợp với

KBNN huyện đối chiếu lại các khoản thu, chi NSX trong năm đảm bảo hạch toán đầy đủ, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ

lệ quy định.

Ban tài chính và NSX phải tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi NS hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời

gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán năm cho

phòng TC-KH chậm nhất ngày 15/2 năm sau. Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX. Kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa

số thực thu và số thực chi NSX. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm

tra báo cáo quyết toán chi NSX, nếu có sai sót phải báo cáo cho UBND huyện

yêu cầu HĐND xã điều chỉnh lại.

Tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu NSX.

Muốn nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện các chức năng nhiệm

vụ cho bộ máy chính quyền ở xã đòi hỏi phải tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng

nguồn thu NSX. Cần phải triệt để khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ

dụng khai thác những tiềm năng hiện có, xã cần phải có biện pháp nuôi dưỡng

và tạo nguồn thu bằng cách xây dựng chợ, bến bãi.

Trong phần thực trạng công tác tổ chức quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua cho thấy thực tế số thu NSX tại huyện Nam Đàn chưa phản ánh hết nguồn thu vào NSNN, cụ thể:

Với khoản thu môn bài hộ nhỏ: Với số liệu phân tích cho thấy tình trạng thất thu thuế còn quá lớn. Do nhân dân cố tình trốn thuế, còn tình trạng dây dưa kéo dài thời gian nộp, cố tình làm sai giảm số thu thuế đã nộp. Nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước cần có biện pháp giao cho chính quyền xã thành lập một đội tuyên truyền vận động để các đối tượng nộp thuế hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người nộp thuế, hạn chế bớt sự thất thu thuế hàng năm làm

giảm đáng kể nguồn thu của NSX. Đồng thời phải nghiêm minh xử lý các đối tượng vi phạm, trốn lậu thuế.

Về thu hoa lợi công sản:Trên địa bàn làm chưa được tốt, cần đẩy mạnh hơn nữa quản lý nguồn thu này cho NSX. Đặc biệt trên địa bàn huyện co

nhiều xã co mặt nước ao hồ, đồi trống... rất phù hợp cho việc phát triển kinh

tế theo VAC . Những diện tích đất công ích, hàng cây lâu năm, hồ, ao,nằm ở địa phận xã nào thì giao cho xã ấy quản lý để tiện chăm sóc, bảo quản và trực

tiếp đấu thầu. Mức đấu thầu chọn gói, người thầu khoán chỉ nộp một khoản

tiền thầu duy nhất theo cốt đất cao hay trũng, vị trí địa lý,đất đẹp hay xấu có định mức khác nhau.

Về phí và lệ phí: Khoản thu nay thường là rất khó quản lý vì nó vừa

nhỏ lại nhiều nên chăng lấp ra một đội bộ phận chuyên quản lý khoản thu này bàng hình thức đấu thầu theo số thu nhất định và định kỳ nộp cho ngân sách xã .Đặc biệt với các khoản thu lệ phí chợ ,thu phí thu trông giữ xe đạp ,xe

máy ,nên thành lập một đội quản lý và giao khoán số thu hợp lí .Với phí cầu, đường, bến bãi, đò phà khoán số thu cho cá nhân và có sự kiểm tra của chính

quyền cơ sở.

Các khoản thu khác:Như thu thanh lý khấu hao máy móc thiết bị, thu

sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, bán tài sản, đền bù đất, dịch vụ du lịch, tài sản bị tịch thu cần được quản lý cụ thể nộp vào ngân sách sau khi đã trừ chi phí. Đối với khoản đóng góp của nhân dân phải được hội đồng nhõn dõn xã phê duyệt và quản lí công khai, đầu tư thích đáng mang lại hiệu quả cao .

Đối với khoản thu điều tiết: Cần phải tăng thêm các khoản thu điều tiết

cho NSX từ các loại thuế để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy

cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân hoạt động bình thường và có hiệu quả .

Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất, do luôn có biến động thay đổi diện tích nên việc điều tra và theo dõi diện tích để đưa vào sổ

quản bộ quản lý thu thuế là công tác quan trọng của chính quyền xã và đội

thuế. Cần phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng cán bộ xã, nắm chắc từng diện

tích, từng hạng đất. Vì thế từ khi chuẩn bị bước vào thời điểm thu, xã phải

nắm chắc diện tích chịu thuế theo sổ bộ thuế từng xã, phân công cán bộ xã, cán bộ thuế quản lý từng địa bàn. Căn cứ theo thông báo số phải nộp của từng

hộ để tổ chức triển khai thực hiện thu nộp thuế trực tiếp cho đôi thuế xã .

Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng cần được trú trọng khai thác, tận thu để góp phần ngày càng tăng thu cho

ngân sách xã từ những khoản thu này .Tóm lại, Đảng ủy Hội đồng nhõn dõn, UBND xã phải coi công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí không chỉ riêng nghành thuế mà là của chung toàn xã hội. Sự kết hợp giữa cơ quan thu và

chính quyền là cơ sở hết sức quan trọng nhằm hoàn thiện nhiệm vụ thu, chi

ngõn sỏch xó.

Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi NSX.

Trước hết cần có cơ cấu chi ngân sách một cách thích hợp : Thời gian qua chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn Nam Đàn còn chiếm tỷ lệ thấp, các

khoản chi tiếp khách, hội nghị, vật dụng văn phòng còn cao, cần thiết phải có

sự cân nhắc giữa các khoản chi này đảm bảo triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo chi đúng đối tượng, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức chi của xã. Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được

duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuyên, hàng quý xã phải

lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài

chính, cơ quan cấp trên xét duyệt. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước, chỉ đựơc phép chi khi khoản đó đã có trong dự toán được duyệt, chi đúng chế độ, định mức được giao, đựơc chủ tài khoản

chuẩn chi.

Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng

các công trình trọng điểm, không chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ công

trình và phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa

bàn xã. Thực hiện bàn bạc dân chủ, thống nhất các khoản chi, thu một cách công khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Nội dung công khai:

Dự toán thu chi ngân sách xã: Sau khi dự toán thu chi ngân sách xã

đựơc cấp trên phê chuẩn ủy ban nhân dân xã thực hiện việc công khai chi tiết

các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm của địa phương để cán bộ, Đảng

viên và nhân dân biết được kế hoạch thu chi ngân sách xã, thông báo đó để

thực hiện chức năng giám sát và cùng có trách nhiệm trong việc xây dựng dự

toán NSX.

Quyết toán thu chi ngân sách năm: Sau ngày 31 tháng 2 hàng năm

UBND xã hoàn chỉnh số liệu để báo cáo kết quả thu chi ngõn sỏch xó với cấp

trên, các thành viên UBND xã, hội nghị ban chấp hành đảng bộ và trình hội đồng nhõn dõn xã ; báo cáo công khai trước hội nghị đảng bộ và nhân dân trong xã.

Tiếp thu ý kiến của nhân dân như: Kinh nghiệm quản lý và khai thác nguồn thu trên địa bàn nguồn thu còn sót, nên tiết kiệm chi nghiệp vụ như thế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 41)