1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng vận dụng hiệu quả quá biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật

9 353 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 89 KB

Nội dung

Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. PHÒNG GD HUYỆN ………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỈA VIỆT NAM Trường THCS…………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.   SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Người thực hiện : Chức vụ : Đơn vị công tác : Nhiệm vụ được giao : Năm học : Tên đề tài: HƯỚNG VẬN DỤNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP BÌNH VĂN TRONG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay đổi mới là một trong những nhiệm vụ bức thiết của toàn Đảng, toàn dân. Hòa vào trong xu thế đó ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể nhằm bắt kịp với tiến trình phát triển của đất nước, và cũng nhằm góp phần đào tạo ra những phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng đóng góp tài trí của mình vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những vấn đề đó nội dung chương trình dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhưng mục tiêu đề ra,và như vậy những phương pháp giảng dạy trong nhà trường cũng phải có sự đổi mới cho phù hợp với tình hình. Đặc biệt vấn đề tạo hứng thú học tập nơi các em trong giờ dạy học trên lớp, của môn ngữ văn các tiết bình văn bản nghệ thuật . Xuất phát từ những tư tương đổi mới trong giảng dạy văn bản hiện nay ở nhà trường phổ thông. Xuất phát từ những nội dung chương trình sách giáo khoa mới hiện nay còn nhiều vấn đề mà bản thân cũng như đội ngũ giáo viên mới được tiếp cận trong những kì tập huấn hè và hiện thực giảng dạy thực tế những năm học vừa qua. Xuất phát từ thực tế các loại sách Ngữ văn THCS phần nghiên cứu nội dung chương trình mới cũng như sự góp ý đề cập của các thầy cô trường Đại học từ xa Huế . Cùng với sự quan tâm của Phòng giáo dục và với bản hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm cùng sự giúp đở của Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng trường THCS …… nơi tôi công tác cũng như sự hợp tác của các đồng sự chuyên môn. Xuất phát từ vị trí nhiệm vụ của môn Ngữ văn ở THCS ngày nay, cùng với những môn học khác, Ngữ văn có khả năng giáo dục nhiều mặt rất lớn bời vì qua các văn bản : Hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm, rèn luyện cho học sinh những đức tính khả năng cần thiết phát triển tư duy logíc, phát triển trí tuệ để nhận thức thế giới hiện thực khách quan, như khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích hóa và tổng hợp hóa, so sánh, chứng minh trong bình văn bản. Trang 1 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Nay với kiến thức có được, với nhiệm vụ người giáo viên dạy môn Ngữ văn. Việc đổi mới phương pháp dạy học là hết sức quan trọng cũng như việc bình văn học trong văn bản nghệ thuật vì gây được hứng thú học tập cho học sinh . Từ đó học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành khái niệm , hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn bản trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Trong hoạt động thưởng thức văn học, từ lâu bình giảng đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một biện pháp giữ vị trí trong nhà trường sư phạm và phổ thông. Giảng bình làm cho giờ văn có nhiều tố chất của đặc trưng của bộ môn văn học, học trò có nhiều cơ hội để hiểu và hiểu sâu về tác phẩm qua cách bình của giáo viên. Phương pháp dạy học mới xác định học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Thầy chủ đạo, trò chủ động, thầy là người tổ chức hướng dẫn tìm hiểu chiếm lĩnh tác phẩm, giờ văn không còn là “ sân khấu độc diễn của thầy mà trở thành giờ học với mô hình thầy thiết kế, trò thi công “ với nhiều phương tiện khác nhau nhằm chiếm lĩnh mục tiêu bài học. Bình văn là biện pháp khó có thể vắng mặt trong mỗi bài học về văn bản nhệ thuật. Bản chất của bình là sự cảm thụ và diễn đạt vẻ đẹp về tác phẩm. Nó không chỉ là sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm mà còn là những tình cảm, những rung động, những tiếng lòng đồng điệu của người bình với tác giả qua tác phẩm. Do vậy sử dụng tốt bình văn sẽ tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đáng kể của một bài học về văn bản nghệ thuật. Bình không những tác động đến trí tuệ mà còn tác động sâu sắc tới đời sống tình cảm thẩm mỹ ở các em. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: II.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1/ Thuận lợi: Xã hội hiện đại phát triển nhanh, đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên đòi hỏi một lớp người giáo viên đủ sức giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiển. Năng lực này đã được chuẩn bị rất kỹ từ trong nhà trường. Bên cạnh còn có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các ban ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương đối vời sự nghiệp giáo dục, sự tâm huyết nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong trường .Tất cả đã tạo nên một bộ mặt giáo dục của địa phương và từ đó giúp tôi hình thành ý tưởng thực hiện sáng kiến này. 2/ Khó khăn. Khách quan. Bình văn trong dạy học văn bản nhệ thuật không thể là biện pháp dạy học chủ đạo. Bởi dạy học hiện nay biện pháp nào phát huy tính tối đa tích cực, chủ động của học sinh là tích hợp có hiệu quả các kiến thức kỹ năng cho bài học sẽ là biện pháp chủ đạo và nó sẽ chiếm dung lượng lớn trong mỗi bài học. Bình văn dù có được cải biến nhưng do những yêu cầu riêng, nó khó thể khắc phục hoàn toàn mặt trái của mình. Trang 2 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Đồng thời cũng có những yếu tố khác phần nào tạo nên sự khó khăn kèm theo như: Mặt bằng dân trí, điều kiện kinh tế, điều kiện địa lí tự nhiên chưa thật sự tốt, vì nơi đây là vùng biển giao thông đi lại còn khó khăn.Về phía nhà trường các thiết bị dạy học cho môn Ngữ văn còn thiếu. Ví dụ: Máy chiếu, phần mềm vi tính, tranh ảnh… Chủ quan. Gia đình: Do tác động của nền kinh tế thị trường, một số gia đình còn tất bật với công việc làm ăn ít thời gian quan tâm đến các em nên khoán trắng việc dạy học của con em mình cho giáo viên. Học sinh: Đặc điểm học sinh vùng biển, nơi đây là rất nhác học, ý thức học tập của các em chưa cao, đặc biệt là vấn đề chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên: Tuy đã có đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Xong phương pháp đọc chép vẫn tồn tại trong giáo viên vì đây là thói quen truyền thống Trong đề tài này , để giúp học sinh học một cách hứng thú có hiệu quả, và cũng để khắc phục những khó khăn của bản thân tôi đã sử dụng những 4 phương pháp trong bình văn học của một tiết dạy như sau: -Thứ nhất: Phát hiện điểm bình. -Thứ hai: Xây dựng lời bình. -Thứ ba: Chọn cách thức bình. -Thứ tư: Diễn đạt lời bình. III. NHỮNG NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Phát hiện điểm bình. Các văn bản nghệ thuật được đưa vào dạy học ở chương trình phổ thông đều là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và tồn tại nhiều điểm sáng về nghệ thuật. Điểm sáng ấy chính là điểm bình. Để phát hiện và cảm nhận về điểm bình, trước tiên phải có sự chuẩn bị về bài học. Giáo viên cần chọn thích hợp để khai thác, đồng thời dự tính các phương án tương ứng cho việc thực hiện ý đồ của mình. Đối với học sinh phải đọc kỷ văn bản, suy nghĩ trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản và thực thi yêu cầu của giáo viên về bài học mà ở đó đã chứa những vấn đề liên quan tới điểm bình. Phát hiện ra điểm bình là quan trọng nhưng nó không chỉ đơn thuần là nhận diện mà rất cần phải chú ý tới sự cảm nhận. Ở giáo viên có thể sử dụng đa dạng các biện pháp dạy học khác nhau nhưng luôn phải đặt tính tích cực của trò lên vị trí hàng đầu . 2.Xây dựng lời bình. Lời bình là sự cụ thể hóa những cảm nhận về những điểm bình do đó nó có vai tró hết sức quan trọng . Người bình thông qua ngôn ngữ của mình mà tác động trực tiếp đến người nghe. Người nghe có cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như những cung bậc tình cảm của người bình hay không phụ thuộc rất lớn vào lời bình. Lời bình phải tương ứng với nội dung được bình, nghĩa là phải đúng ý tránh sự tản mạn, không ăn nhập với nôi dung tác phẩm. Trang 3 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Lời bình phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận khả năng nhận thức của học sinh. Lời bình cần phải hết sức mạnh của ngôn từ để tác động đến người nghe một cách nhanh nhất, bền nhất. Về ngôn từ lời bình phải được xây dựng bằng thứ ngôn ngữ trọn lọc, gọt giũa câu, sử dụng đa dạng các kiểu câu để diễn tả đủ cái hay cái đẹp của điểm bình và tình cảm của người bình . Lời bình cũng không nên quá dài, quá cường điệu mà phải ngắn gọn, xúc tích vừa độ … Ngoài những yêu cầu trên, lời bình của giáo viên phải vừa đảm bảo được định hướng tiếp nhận, vừa định hình kiến thức, tránh những liên tưởng tản mạn không bản chất . 3. Chọn cách thức bình Để bình hay có nhiều cách thức khác nhau, mỗi giáo viên có thể chọn những cách bình phù hợp với sở trường và bài học đồng thời có thể cung cấp đề xuất một số cách bình tiêu biểu để học sinh hiểu và tập làm theo. Bình có khi thiên về diễn tả trực tiếp những cảm xúc của mình về tác phẩm. Giáo viên có thể căn cứ vào sở trường, vào bài học, vào từng nội dung mà lựa chọn cách bình phù hợp nhất. 4. Diễn đạt lời bình Bình trong dạy học các văn bản nghệ thuật ở nhà trường là biện pháp thiên về bình nói, vì vậy nó cần ở người bình nghệ thuật nói đủ sức thu hút, thuyết phục người nghe. Có được lời bình phải nạp vào bộ nhớ để khi bình dược trôi chảy tránh sự đứt quãng, thành khuôn sáo. Một cách nói hay nhưng vô cảm thì chỉ khiến người nghe “mát tai” chứ không nảy mầm những cảm xúc. Muốn có được của ai điều gì thì trước tiên hãy cho họ điều đó, phải bình bằng chính cảm nhận, những rung động thực lòng của mình về tác phẩm . Bằng những kinh nghiệm giảng dạy cá nhân tôi nhận thấy rằng bình là một phương pháp rèn kỹ năng nói tốt cho các em. Và sau đây là tác phẩm điển hình. Tôi xin nêu ra cách bình dựa trên các cách đã nêu . Từ văn bản Sự tích hồ gươm . Sách giáo khoa Ngữ văn 6- Tập I. Trang 39. Bài 4 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM ( Truyền Thuyết) TÌM HIỂU VĂN BẢN: Mạch truyện có thể ngắt làm 3 đoạn để bình giảng như sau: 1.Lê Lợi nhận gươm thần. 2.Thanh gươm tỏa sáng. 3. Trả lại gươm thần. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: A. Truyện” sự tích hồ gươm” thuộc thể loại truyền thuyết` Giáo viên: Dùng tranh ảnh Hồ Gươm, cùng lời dẫn. Căn cứ vào tên truyện có thể xếp sự tích Hồ Gươm vào nhóm truyền thuyết địa danh vì giải thích nguồn gốc tên gọi những miền đất, làng xóm, ngọn núi, dòng sông… Trang 4 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. “Hà Nội có Hồ Gươm, Nước xanh như pha mực, Bên Hồ ngọn Tháp Bút, Viết thơ lên trời cao “ ( Trần Đăng Khoa ) Giữa thủ đô Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng .Những tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Lục Thủy, Tả Vọng , hồ Thủy Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, hay hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự kiện nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn : Lê Lợi. Lịch sử Hồ Gươm li kì, hoang đường mà như thực cái thực và cái kì ảo hòa quyện và nhau, tạo nên ý nghĩa, sức hấp dẫn của truyện. B.Nội dung cơ bản của truyện 1. Lê Lợi được gươm thần. Việc phân tích sự kiện ở mục (1, 2) này là trả lời các câu hỏi (1, 2, 3 ) SGK, nhằm giúp học sinh đọc-hiểu một nửa văn bản. Theo hệ thống câu hỏi sau: Giáo viên: Nêu vấn đề: Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần ở đâu? Học sinh: Kể lại đoạn Lê Thận bắt được lưỡi gươm,gia nhập nghĩa quân. Lê Lợi bắt dược chuôi gươm, Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi. Học sinh khác bổ sung. Giáo viên: Nhận xét-bình. Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải ở một thế giới siêu nhiên kì ảo, mà ở những địa điểm rất thực, ngay trên quê hương của họ. Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới, Lê Lợi được chuôi gươm trên đường chạy giặc trong rừng. Giáo viên: nêu vấn đề. ? Vì sao Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần? Vì sao thần lại tách chuôi gươm với lưỡi gươm , tách người nhận lưỡi với người nhận chuôi các sự việc ấy có ý nghĩa gì? Học sinh: Bàn bạc, thảo luận, nêu ý kiến. Học sinh khác bổ sung. Giáo viên: Nhận xét. Nếu việc đánh giặc là dễ dàng, ít tổn thất, ít gian nan thì chắc thần linh không cần phải giúp đỡ. Thực tế là trong thời kì đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp muôn vàn khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân gặp nhiều gian nan,chịu nhiều tổn thất. Đó là cái lỏi sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện. Trước tình hình ấy Long Quân quyết định giúp đỡ bởi lẽ khi chia tay với Âu Cơ cùng năm mươi người con theo bà lên núi lập nghiệp, ông đã hứa hễ khi nào họ gặp khó khăn thì ông sẽ hiện về giúp đỡ. Chi tiết này của truyện chứa đựng hàm ý: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có mục đích chính nghĩa nên luôn được các thế hệ tổ tiên thiêng liêng thần thánh ủng hộ. Trang 5 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Với chi tiết này, truyền thuyết đã chấp đôi cánh trí tưởng tượng đầy thơ và mộng của dân gian cho tác phẩm nhầm thần kì hóa nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trong rừng. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng cứu nước ở khắp mọi nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi đều một lòng cứu nước. Có dị bản kể thanh gươm Lê Lợi nhận thì lưỡi gươm dưới đáy sông, chuôi gươm từ trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây. Một thanh gươm từ ba chiều không gian quy tụ lại. Gươm chờ người, chọn người mà dâng và người đã nhận ra gươm báu. Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì rất vừa: Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí. Sự giúp đỡ của trời , của vua Rồng Lạc Long Quân, của Rùa,…khẳng định thêm sự nhất trí đó. Các bộ phận của thanh gươm khớp vào nhau – đấy là hình ảnh dân tộc trên dưới đồng lòng , khớp lại tạo thành sức mạnh. Lê Lợi là người nhận được gươm thiêng. Trước khi đến với Lê Lợi, các bộ phận của gươm đều pha tay thần linh gươm lấy từ đất và nước. Đất nước, dân tộc đã rèn nên gươm báu đó, cất giấu nó đi, để khi cần thì trao cho người anh hùng. Gươm sáng ngời hai chữ thuận thiên. Thuận thiên nghĩa là hợp “ý trời”. Thuận thiên chỉ là cái vỏ hoang đường để nói lên điều sâu kín ý muốn của dân. Trời tức dân. Giáo viên: Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm lên Lê Lợi có ý nghĩa gì? Học sinh: Chia thành 8 nhóm trao đổi, Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. Giáo viên: Nhận xét, chốt lại. Nhân dân đã giao cho Lê Lợi trách nhiệm. Nhận gươm là nhận trách nhiệm đánh giặc cứu nước. Dân tộc, nhân dân gởi niềm tin, ước mơ của mình vào Lê Lợi đặt lên vai người anh hùng nhiệm vụ vẻ vang. Trao thanh gươm cho Lê Lợi, nhân dân đã trao cho ông sứ mệnh cứu nước cứu dân, khẳng định vai trò “minh chủ” của ông trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Thanh gươm tỏa sáng Giáo viên: Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào? Các câu văn: “Gươm thần tung hoành, gươm thần mở đường” có ý nghĩa gì? Học sinh: Thảo luận nhóm theo phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. Giáo viên: Nhận xét- chốt. Như đã nói, thanh gươm của Lê Lợi đâu phải gươm thường, mà là gươm thần, là khí thiên của đất trời sông núi, khát vọng, niềm tin, sự đoàn kết trên dưới một lòng, của nhân dân khắp mọi miền đất nước kết thành. Gươm thần chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn. Sức mạnh của nó vô địch. Lúc ở nhà Lê Thận, gươm tỏa sáng ở góc nhà tối. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh không phải bắt đầu từ triều đình mà bắt nguồn từ chốn thôn cùng ngõ hẻm, từ nhân dân.Chính từ nhân dân, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được le lói nhóm lên. Thanh gươm tỏa sáng sức tập hợp mọi người sung quanh Lê Lợi . Lê Trang 6 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Lợi nhận được gươm thần cho nên đã lôi kéo được rất nhiều người theo mình. Ánh sáng của gươm thần là ánh sáng của chính nghĩa. Lúc nghĩa quân chiến đấu, gươm sáng rực biểu hiện tinh thần, khí thế, sức mạnh của nghĩa quân. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mỡ đường cho nghĩa binh đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng giặc nào trên đất nước. Lúc gươm thần được trả lại cho Rùa Vàng, ánh sáng vẫn le lói như ánh sáng của chính nghĩa, hào quang của thắng lợi còn lưu mãi muôn đời. 3. Trả lại gươm thần Việc phân sự kiện này góp phần trả lời cho câu hỏi (4, 5 ) SGK. Giúp học sinh đọc- hiểu nửa còn lại kết thúc văn bản truyện. Giáo viên: Nêu. Vì sao Long Quân đòi gươm báo? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thủy mà không phải ở Thanh Hóa? Hay Thăng Long? Ý nghĩa chi tiết này? Học sinh: Chia nhóm thảo luận, phát biểu quan điểm của mình. Nhóm khác bổ sung. Giáo viên: Nhận xét-bình. Long Quân đòi gươm báu vì chiến tranh đã kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Nhưng tại sao nơi nhận gươm là Thanh Hóa, trả gươm lại ở Thăng Long? Ấy là bởi vì nơi mỡ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Thanh Hóa, còn nơi kết thúc cuộc kháng chiến lại chính ở Đông Đô. Không gian của truyện giờ là Kinh Đô Thăng Long. Vua ngồi trên thuyền đi dạo chơi trên hồ tả vọng. Đất nước đã thanh bình. Sau khi trả gươm? Hết trách nhiệm rồi chăng? Không sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi trả lại gươm thần nhưng không như Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân trả áo sắt, bay về trời, đi vào cõi bất tử; cũng không phải trả ấn kiếm quay về vui cảnh điềm viên như những trường hợp khác. Lê Lợi vẫn là hoàng đế, tiếp tục trách nhiệm xây dựng đất nứơc. Xây dựng hình ảnh Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi trả gươm, câu truyện phản ánh một tư tưởng, tình cảm lớn, đã thành truyền thống của dân tộc ta là yêu hòa bình. Đất nước đã hết giặc giã. Khi có giặc, dân tộc ta cần phải cầm binh đao, nhưng khi đất nước thanh bình thì dân tộc không cần gươm. Nhưng ánh gươm trên mặt hồ vẫn le lói hào quang chính nghĩa, chiến thắng, vẫn sẵn sàng khí thế, quyết tâm đánh giặc. Nếu kẻ thù xâm phạm bờ cõi, đất nước, Rùa Vàng lại trao gươm cho người đánh giặc. Sự việc Lê Lợi trả lại gươm thần đã làm thành địa danh Hồ Gươm. Nhân dân đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm để ghi nhớ người anh hùng và để biểu hiện nguyện vọng yêu hòa bình của mình. TỔNG KẾT Giáo viên: Hướng dẫn. Học sinh: Đọc ghi nhớ (SGK) Giáo viên: Bình củng cố lại bài học. Ở truyện Sự tích hồ gươm ta vừa tìm hiểu, thì lịch sử và huyền thoại, thực và hư đan cài, hài hòa vào nhau. Một trong những danh lam thắng cảnh của thủ đô Trang 7 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. được cổ tích hóa bằng một câu truyện phong phú, đậm đà chất trữ tình, ca lên bài ca chiến đấu và chiến thắng ước mơ hòa bình của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ 15. Thật là: “Xem trong đất nước, Đâu đẹp bằng hồ? Chốn trần tục xen nơi tiên cảnh, Giữa thị thành nổi đảo san hô. Thợ tạo đã tài xếp đặt, Công người lại khéo điểm tô”. ( Tú Mỡ ) Hồ Gươm - Hồ Hoàn Kiếm - với truyền thuyết này, càng đẹp lung linh như viên ngọc giữa lòng Thủ đô Thăng Long - Đông Đô thân yêu, niềm dinh dự, tự hào của nhân dân cả nước Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống thành phố vì hòa bình, vì tương lai: Hà Nội - Thành phố Rồng bay, thành phố 1000 năm. IV.KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC Qua cách dạy bình trên của tôi, tôi thấy học sinh học thật sự có nhiều hứng thú, các em biết tự giác soạn bài, hiểu bài nhanh hơn, và có vốn bình, và nói lưu loát trước đông người. Thực tế là đạt chất lượng rất cao. Thông qua cách dạy học này học sinh có điều kiện bình và luyện nói nhằm nắm vững hơn kiến thức và vốn bình. Đây là một vấn đề rất cần thiết nên đã dẫn đến thành công cụ thể như sau: Sỉ số học sinh khối 6. Năm học ………….là:105 học sinh. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Với việc áp dụng biện pháp trên cho thấy học sinh lúc đầu còn bở ngỡ chưa quen, có khi em bình bằng cách là đọc lại nội dung đã chuần bị. Giáo viên khi dạy bình văn bản cần phải sử dụng linh hoạt phương pháp trong dạy học. Không có phương pháp tồi mà chỉ có đòi hỏi người sử dụng phương pháp đó như thế nào cho đúng nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho đối tượng tiếp thu. Xếp loại Thời gian Giỏi(Hoàn thành tốt yêu cầu của bài học) Khá(Hoàn thành từ 2/3 yêu cầu của bài học) Trung bình( Hoàn thành từ 1/2 yêu cầu của bài học) Yếu ( Chưa thực hiện được yêu cầu) Trước khi thực hiện đề tài. - Đạt 5 học sinh. - Chiếm tỉ lệ 4,8 % - Đạt 20 học sinh. -Chiếm tỉ lệ 19 % - Đạt 50 học sinh. -Chiếm tỉ lệ 47,6 % - Đạt 30 học sinh. -Chếm tỉ lệ 28,6 % Sau khi thực hiện đề tài. - Đạt 15 học sinh. - Chiếm tỉ lệ 14,3 % - Đạt 50 học sinh. -Chiếm tỉ lệ 47,6 % - Đạt 40 học sinh. - Chiếm tỉ lệ 38,1 % Không có Trang 8 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Muốn vậy đòi hỏi người giáo viên chúng ta ngoài những phẩm chất, năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề và đặc biệt phải có lòng nhiệt tình say mê đối với nghề, phải biết dồn tâm huyết trong từng bài dạy, người giáo viên phải biết tùy theo bài mà xác định mục tiêu cho từng bài học đó, đồng thời củng phải biết tùy theo bài mà giáo viên lựa chọn biện pháp áp dụng cho phù hợp. Để làm thế nào tiết học đạt hiệu quả, tất cả điều phụ thuộc vào tài năng sư phạm của người giáo viên. Chuẩn bị phương tịện, đồ dùng trực quan cho mỗi bài học là rất cần thiết, nhất là hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bảng phụ, tranh ảnh,…bởi vì chính những phương tiện này sẽ giúp giáo viên luôn có những biện pháp tích cực nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề để gây hứng thú học tập cho học sinh.Việc chuẩn bị trước mỗi bài như vậy sẽ tiết kiệm tối đa thời gian hoạt động trên lớp, giáo viên chủ động được thời gian không để học sinh có giờ trống “ giờ chết” không hoạt động. Trong giờ dạy học lấy học sinh làm trung tâm giáo viên là người chủ đạo, tổ chức hướng dẫn, mọi học sinh đều được tham gia hoạt động một cách tích cực các câu hỏi đưa ra. Trong quá trình tìm hiểu bài phải ngắn gọn, dể hiểu mang tính gợi mở nhằm đưa các em vào tình huống cần phải giải quyết, số lượng câu hỏi chừng mực, vừa sức, mỗi câu hỏi phải có một bước đi đến gần hơn mục đích nội dung bài. LỜI KẾT Đây là một cách bình, cũng là phương pháp nhỏ trong những phương pháp về lĩnh vực học văn bản nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Với thời gian còn ngắn nên sáng kiến đưa ra chưa sâu sắc. Đây cũng chính là kết quả, thành tích và quá trình nghiên cứu của bản thân, chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Hiệu trưởng Trường THCS…… , Phòng Giáo dục và Đào tạo ………. cùng các cá nhân, tập thể giáo viên tổ xã hội của trường đã góp nhiều ý kiến bổ ít cho sáng kiến này. Rất mong được sự góp ý của Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng Trường THCS……… và các cấp đánh giá, nhận xét, giúp đở sáng kiến này có tính khả thi cao. Xin chân thành cảm ơn ! Đông Hưng A; ngày … tháng … năm …… Người viết Trang 9 . niệm , hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn bản trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Trong hoạt động thưởng thức văn học, từ lâu bình giảng đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một biện pháp. tượng hóa, khái quát hóa, phân tích hóa và tổng hợp hóa, so sánh, chứng minh trong bình văn bản. Trang 1 Hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật. Nay với. vụ được giao : Năm học : Tên đề tài: HƯỚNG VẬN DỤNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP BÌNH VĂN TRONG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay đổi mới là một trong những nhiệm vụ

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w